Xuất khẩu đồng hồ của Thụy Sỹ tăng mạnh trở lại sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi Covid-19. (Nguồn: Swisstimehouse) |
Đây là giá trị xuất khẩu đồng hồ Thụy Sỹ cao nhất kể từ thành tích kỷ lục được ghi nhận vào tháng 10/2014.
Xuất khẩu đồng hồ của Thụy Sỹ đã tăng trở lại trong tháng 7/2022 lên gần mức kỷ lục và đạt giá trị cao nhất trong 8 năm khi nhu cầu đối với những chiếc đồng hồ đắt tiền Rolex, Omega và Vacheron Constantin bùng nổ. Nhu cầu về đồng hồ xa xỉ đã tăng vọt sau khi nhiều người tiêu dùng bị mắc kẹt ở nhà trong thời kỳ đại dịch đã bỏ tiền vào các thương hiệu Thụy Sỹ từ Rolex, Omega đến Audemars Piguet và Patek Philippe.
Xuất khẩu sang Mỹ tăng 13,5% so với năm trước và đây vẫn là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu đồng hồ Thụy Sỹ sau khi vượt qua Trung Quốc vào năm ngoái.
Nhu cầu ở Trung Quốc đang phục hồi khi các biện pháp phong tỏa do Covid-19 giảm bớt với xuất khẩu phục hồi và giữ vị trí là thị trường lớn thứ hai cho xuất khẩu đồng hồ Thụy Sỹ.
Ngoại trừ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc), xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ trong tháng 7/2022 sang hầu hết các thị trường lớn ở châu Á và châu Âu đều tăng ở mức hai con số.
Xu hướng phân khúc cao cấp thúc đẩy ngành công nghiệp vẫn tồn tại với những chiếc đồng hồ có giá trên 500 CHF, chiếm hơn 1/3 số lượng và 95% giá trị.
Xuất khẩu đồng hồ có giá từ 200 CHF đến 500 CHF đã giảm 29,2% về giá trị, tiếp tục đà suy thoái bắt đầu vào đầu năm 2020. Có thể một phần do thành công của sự hợp tác với Omega MoonSwatch của Swatch Group, xuất khẩu đồng hồ có giá dưới 200 CHF đã tăng 5,3% theo giá trị, là tháng khả quan thứ 6 trong năm. Đồng hồ Omega-Swatch MoonSwatch đang hồi sinh thương hiệu bình dân.
| Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tăng mạnh hai tháng liên tiếp Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước ... |
| Thụy Sỹ hỗ trợ doanh nghiệp Việt xúc tiến xuất khẩu Ngày 25/7, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức Lễ khởi động Hợp phần 3 Dự án Chính sách thương mại và xúc tiến ... |
| Thời gian và chi phí tăng nhiều lần, xuất khẩu Việt Nam gặp khó khi Trung Quốc tiếp tục chính sách Zero Covid Các nhà xuất khẩu Việt Nam ngày càng gặp khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm sang Trung Quốc do thời gian vận chuyển ... |
| Hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội phục hồi sau đại dịch Covid-19 Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19 sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp tạo tác động xã ... |
| Tăng cường công tác lãnh sự phục vụ mở cửa trở lại Vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã có buổi làm việc với các đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao về ... |