Phục hồi sau đại dịch Covid-19: Phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương

HỒNG KIỀU
Trong những đối tượng việc làm bị ảnh hưởng bởi Covid-19, có những nhóm dễ bị tổn thương cần đặc biệt lưu ý là lao động phi chính thức (lao động tự do). Nhóm đối tượng này hiện nay không nằm trong hệ thống an sinh xã hội nên họ không được bảo vệ bởi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế…
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong khi việc làm của họ lại luôn bị ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp trong những đợt giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19. Hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương vượt qua khó khăn trong Covid-19 là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam với sự giúp đỡ, đồng hành của bạn bè quốc tế.

Phục hồi sau đại dịch Covid-19: Phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương
Người bán hàng rong là một trong những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất do đại dịch Covid-19. (Nguồn: TTXVN)

Nguy cơ “vết sẹo” Covid-19 lâu dài

Chỉ trong trong quý I/2021, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó 540.000 người bị mất việc và hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập. Có 3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập.

Đợt dịch lần thứ 4 đang diễn ra tác động mạnh đến doanh nghiệp, người lao động trong các khu công nghiệp và đời sống của người dân. Dịch đang ngày càng lan rộng và số ca nhiễm có thể tiếp tục tăng thêm thời gian tới, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước.

Chị N.T.H. (40 tuổi, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng) làm nghề bán hàng rong, lau dọn nhà cửa. Những ngày chưa có đại dịch Covid-19, mỗi sáng sớm chị gánh cá đi bán rong, cứ bán được 300.000-400.000 đồng thì chị lãi 100.000 đồng. Đến chiều chị H. lại đi lau dọn vệ sinh thuê để kiếm tiến tiền, công việc này đem lại khoản thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng, chị H. dành để lo tiền học thêm cho con trai học lớp 12.

Thế nhưng từ khi đại dịch Covid-19 ập đến, chị H. mất việc làm vì vừa không không đi bán hàng rong, cũng không còn được thuê đi dọn dẹp vệ sinh. Những đồng tiền tích luỹ ít ỏi cứ dần cạn kiệt. Áp lực kinh tế ngày một lớn kèm theo việc phải ở nhà vì không có việc làm khiến cho chị H luôn sống trong lo sợ, bởi lẽ chị H. vốn còn là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Khoản hỗ trợ vài triệu đồng từ thành phố Đà Nẵng cho lao động bán hàng rong và từ Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) cho phụ nữ bị bạo lực gia đình trong năm 2020 đã giúp chị H. phần nào vơi bớt khó khăn trong những đợt dịch trước. Thế nhưng, khó khăn vẫn chồng chất khi đợt dịch lần thứ 4 đang diễn biến ngày càng phức tạp hơn, có lẽ cuộc sống của chị H. chắc còn lâu lắm mới quay về được như trước khi có dịch.

Cuộc sống mưu sinh của những người hoạt động trong lĩnh vực phi chính thức như chị H vốn đã khó khăn nay lại có nguy cơ trở nên cùng cực sau 4 đợt dịch Covid-19. Mỗi đợt dịch Covid-19 lại là một lần đánh gục họ sau những nỗ lực vươn lên để phục hồi. Sự hỗ trợ kịp thời cho những người dễ bị tổn thương chính là “phao cứu sinh” giúp họ vượt qua đại dịch Covid-19, để không bị nhấn chìm trong nghèo cùng cực.

Theo một đánh giá mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng thị trường lao động do đại dịch Covid-19 tạo ra còn lâu nữa mới kết thúc và tăng trưởng việc làm sẽ không đủ để bù đắp cho những thiệt hại ít nhất là đến năm 2023.

Những tiến bộ đạt được trong 5 năm vừa qua hướng tới xóa bỏ tình trạng có việc làm nhưng vẫn nghèo đã trở lại điểm xuất phát, đồng thời việc đạt được Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ về xóa nghèo trước năm 2030 càng khó khả thi hơn.

Khủng hoảng Covid-19 khiến cho những bất bình đẳng vốn đã có từ trước trở nên tồi tệ hơn do tác động nặng nề hơn tới những người lao động dễ bị tổn thương. Có khoảng 2 tỷ người lao động trong khu vực phi chính thức trên toàn thế giới thiếu các chế độ an sinh xã hội, điều này đồng nghĩa với sự gián đoạn về việc làm do đại dịch đã và đang gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với thu nhập và sinh kế của gia đình người lao động. Cuộc khủng hoảng cũng tác động đặc biệt nghiêm trọng tới phụ nữ.

Theo đánh giá của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), với xu hướng dịch bệnh hiện nay, một số ngành, lĩnh vực như vận tải, hàng không, du lịch, nhà hàng, khách sạn, giải trí, bán lẻ, văn hóa thể thao... sẽ mất đi đà phục hồi của năm ngoái và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn; các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến cũng sẽ bị ngưng trệ; các đô thị lớn, dịch có nguy cơ bùng phát sẽ phải ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, vui chơi giải trí và nhiều hoạt động khác.

Đặc biệt, đợt dịch này đã và đang tác động mạnh vào khu công nghiệp, khu chế xuất, những nơi tập trung lượng lớn lao động (khoảng 4 triệu người), tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… một số khu vực phong tỏa, giãn cách đã phải đóng cửa một số hoạt động sản xuất, kinh doanh không thiết yếu, ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu lao động.

Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc quốc gia Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho rằng, nguyên tắc hỗ trợ trong thiên tai, dịch bệnh là phải đảm bảo bình đẳng, ai bị ảnh hưởng thì Nhà nước phải có hỗ trợ cho họ. Hiện nay, lao động phi chính thức là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, nặng nề nhất nhưng do đặc thù công việc, hệ thống cơ quan Nhà nước hiện nay chưa quản lý nhóm này nên họ là những người lao động rất dễ bị ra ngoài rìa của chính sách hỗ trợ, trong khi họ đang cần được hỗ trợ nhất.

Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản và Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) tại Việt Nam đang cùng nhau triển khai một dự án hợp tác nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid-19 đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương. Chính phủ Nhật Bản sẽ tài trợ hơn 2,8 triệu USD (khoảng 65 tỷ đồng) để thực hiện dự án này.
Phục hồi sau đại dịch Covid-19: Phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương
Lao động phi chính thức rất dễ bị ra ngoài rìa của chính sách hỗ trợ, trong khi họ đang cần được hỗ trợ nhất. (Nguồn: TTXVN)

Hỗ trợ ưu tiên cho lao động dễ bị tổn thương

Ngày 1/7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong 12 chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, có 5 chính sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho người lao động bị mất việc, ngừng việc, phải tạm hoãn hợp đồng lao động và lao động tự do.

Nghị quyết số 68/NQ-CP quy định, đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác, căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ. Mức hỗ trợ cho nhóm lao động tự do, lao động đặc thù không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phươnog.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, việc xây dựng Nghị quyết số 68/NQ-CP về “hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19” đã đặc biệt lưu ý đến việc chăm lo cho nhóm lao động tự do bởi đây là những người bị ảnh hưởng sâu nhất vì dịch bệnh nhưng cũng khó triển khai hỗ trợ nhất.

Từ thực tế việc triển khai gói hỗ trợ lần đầu theo Nghị quyết 42 năm 2020 rất khó khăn trong xác định đối tượng, Bộ LĐ-TB&XH cho hay, khi xây dựng Nghị quyết 68, Chính phủ xác định sử dụng ngân sách Trung ương để hỗ trợ với trường hợp này sẽ khó triển khai. Do đó, Chính phủ sau đó quyết định vẫn hỗ trợ đối tượng này nhưng giao địa phương xây dựng danh sách người cần hỗ trợ.

Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Chính phủ giao cho các địa phương chủ động trong hỗ trợ lao động tự do tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương. Trong thực tế, trong năm 2020, một số tỉnh, thành phố đã có chính sách hỗ trợ dành riêng cho những nhóm lao động dễ bị tổn thương nhưng chưa nằm trong chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Năm 2020, TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ hơn 13.000 giáo viên, nhân viên trong các cơ sở mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ nghỉ việc không hưởng lương và hơn 20.200 người bán xổ số lưu động với tổng kinh phí 33,5 tỷ đồng.

Phục hồi sau đại dịch Covid-19: Phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương
Liên đoàn Lao động quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh trao quà cho công nhân lao động trong khu trọ có hoàn cảnh khó khăn, tháng 7/2021. (Nguồn: TTXVN)

Thành phố Đà Nẵng cũng có chính sách riêng hỗ trợ hơn 10.000 người dễ bị tổn thương như: người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, người lao động tự làm việc bị mất việc làm thuộc các nhóm công việc: cắt tóc, giúp việc gia đình, dọn dẹp vệ sinh; người cao tuổi không có điều kiện sống tại gia đình, hiện đang nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập, trẻ mồ côi cha hoặc mẹ, trẻ em con hộ nghèo, trẻ em khuyết tật nhẹ…

Các tỉnh Đồng Tháp, Đắk Nông, Ninh Thuận, Lạng Sơn, Bạc Liêu… cũng đã chủ động mở rộng các đối tượng hỗ trợ là lao động tự do, dễ bị tổn thương bị mất việc trong thời gian giãn cách phòng chống dịch như: người bán vé số lưu động, bốc vác, giáo viên tại các cơ sở mầm non tư thục, lao động làm dịch vụ cắt tóc, gội đầu; giúp việc, làm thuê tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ…

Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản và Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) tại Việt Nam đang cùng nhau triển khai một dự án hợp tác nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid-19 đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương. Chính phủ Nhật Bản sẽ tài trợ hơn 2,8 triệu USD (khoảng 65 tỷ đồng) để thực hiện dự án này.

Dự án hỗ trợ những nỗ lực mà Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid-19 đối với các nhóm dân số yếu thế cũng như đảm bảo tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) tại Việt Nam.

Dự án dự kiến can thiệp trên 4 lĩnh vực: bạo lực giới; nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi; sức khỏe tình dục và sinh sản; hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về địa phương. Dự án sẽ được đồng triển khai bởi Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, các cơ quan LHQ cùng các bên liên quan khác.

Ông Takio Yamada, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh: “Đại dịch đang cho chúng ta thấy vai trò của sự thấu hiểu lẫn nhau, chia sẻ nguồn lực và trên hết là tình đoàn kết và hợp tác giữa các cộng đồng, xã hội và quốc gia trong việc giải quyết thách thức chưa từng có tiền lệ này."

Tuy Việt Nam là một trong những quốc gia ứng phó hiệu quả nhất với Covid-19 trên thế giới nhưng những hậu quả kinh tế-xã hội mà đại dịch gây ra vẫn là mối lo ngại lớn. Nhiều người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch trên nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó các nhóm dân số yếu thế và dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ và trẻ em gái, người cao tuổi và thanh thiếu niên chịu tác động lớn hơn cả.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam chia sẻ: “Những thách thức mà người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, phải đối mặt đã diễn biến phức tạp hơn do Covid-19. Đại dịch đang làm sâu sắc hơn những bất bình đẳng vốn có và cho thấy những khoảng trống trong các hệ thống xã hội. UNFPA phấn đấu đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ toàn diện, quả trình chăm sóc liên tục cũng như chuyển tuyến kịp thời cho những nhóm dễ bị tổn thương".

Bộ LĐ-TB&XH dự báo, theo xu hướng lây nhiễm hiện nay, trong thời gian tới số lượng lao động bị ảnh hưởng (phải cách ly, bị ngừng việc do doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh) mức cao nhất có thể lên tới 2-2,5 triệu người. Do vậy, việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là cần thiết và cấp bách.

Để Việt Nam có thể đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững đến năm 2030 cần có những giải pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực của Covid-19. Điểm mấu chốt bảo đảm tất cả mọi người đều là một phần trong quá trình phát triển bền vững chính là không để ai bị bỏ lại phía sau.

Ngày 25/6/2021, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; yêu cầu tập trung rà soát, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ một cách cụ thể, xây dựng định mức hỗ trợ phù hợp, bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, minh bạch, hiệu quả, thiết thực.
Covid-19 khiến lao động giúp việc gia đình dễ bị tổn thương hơn

Covid-19 khiến lao động giúp việc gia đình dễ bị tổn thương hơn

Ngày 15/6, tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố báo cáo nhận định, đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ...

Chủ tịch EuroCham: Vaccine Covid-19 là cách chữa lành 'vết thương' kinh tế vĩnh viễn

Chủ tịch EuroCham: Vaccine Covid-19 là cách chữa lành 'vết thương' kinh tế vĩnh viễn

Chia sẻ với TG&VN, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Alain Cany nhận định, vaccine Covid-19 là chìa khóa ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ một lần nữa khẳng định đẳng cấp thời trang của mình khi xuất hiện tại sự kiện Ngôi sao của năm với bộ trang sức kim cương.
Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Giữa lúc Mỹ thông báo về một vụ 'bắn nhầm' máy bay chiến đấu trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12, Houthi lại ra tuyên bố khác về tình hình ...
Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/12.
Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Thủ tướng Ấn Độ và Quốc vương Kuwait đã đồng ý nâng cấp quan hệ song phương lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao, ...
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động