Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2023 tổ chức tại Nam Phi, từ 22-24/8. (Nguồn: GCIS) |
Đồng tiền dự trữ mới
Tầm quan trọng của việc phi đô USD hóa không thể được nhấn mạnh đủ trong bối cảnh đồng tiền dự trữ tiềm năng do BRICS phát hành sẽ được các thành viên sử dụng trong thương mại xuyên biên giới. Trong khi các quốc gia BRICS có đủ nguồn tài chính để thiết lập một loại tiền tệ hoặc đơn vị tài khoản như vậy, họ lại thiếu cơ cấu thể chế và quy mô để đạt được mục tiêu này một cách bền vững.
Ngay cả khi giả định các thành viên hoàn toàn liên kết về mặt địa chính trị và có xu hướng hợp tác hơn là cạnh tranh, thì việc áp dụng một đồng tiền chung cũng tạo ra một số thách thức.
Tin liên quan |
Phương Tây siết trừng phạt Nga, phi USD hóa, sự trưởng thành của BRICS, bản đồ địa chính trị toàn cầu đang được vẽ lại? (Kỳ I) |
Lấy ví dụ, khi tạo ra đồng Euro, hiện là đồng tiền dự trữ lớn thứ hai thế giới, các rào cản bao gồm: Đạt được sự hội tụ kinh tế vĩ mô; thống nhất về cơ chế tỷ giá hối đoái; thiết lập một hệ thống thanh toán bù trừ đa phương và thanh toán hiệu quả; đồng thời tạo ra các thị trường tài chính được quản lý ổn định và thanh khoản.
Mỹ đã có thể thực thi việc sử dụng đồng USD trong thế kỷ trước nhờ vị trí bá chủ của mình sau khi Thế chiến II kết thúc. Nền kinh tế này được củng cố trong nhiều thập niên bởi quy mô của thị trường trái phiếu kho bạc, vốn thường được coi là tài sản dự trữ hàng đầu thế giới.
Nếu muốn cung cấp một giải pháp thay thế có tính cạnh tranh, các nước BRICS sẽ cần thống nhất về một thị trường trái phiếu hiện đại. Thị trường này cần phải đủ lớn để hấp thụ các khoản tiết kiệm toàn cầu và cung cấp tín dụng đối với dự án có rủi ro vỡ nợ thấp, nơi các khoản tiền thặng dư có thể được cất giữ khi không được sử dụng cho thương mại.
Phản ánh về những thách thức này, ông Sooklal đã nhắc lại vào tháng 7 rằng, đồng tiền BRICS sẽ không nằm trong chương trình nghị sự của Thượng đỉnh năm 2023, mặc dù khối sẽ mở rộng thương mại và thanh toán bằng nội tệ.
Ngoài giảm thiểu rủi ro trước những biến động toàn cầu cũng như rủi ro địa chính trị, các nước BRICS đã thu được lợi ích đáng kể từ việc sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch xuyên biên giới. Điều này giúp duy trì và thúc đẩy thương mại giữa các thành viên, ngay cả trong môi trường hoạt động đầy thách thức với những rủi ro địa chính trị gia tăng. Nó cũng đang nới lỏng các hạn chế về cán cân thanh toán liên quan đến nguồn tài trợ bằng USD, đồng thời củng cố nền kinh tế nội địa.
Mặc dù, Trung Quốc và Ấn Độ có thể có những lợi ích an ninh khác nhau nhưng mỗi nước đều được hưởng lợi từ việc tăng cường sử dụng đồng nội tệ của chính mình. Các quốc gia BRICS đã sử dụng đồng tiền riêng của họ trong thanh toán thương mại song phương và Saudi Arabia đang xem xét ký thỏa thuận với Trung Quốc để thanh toán các giao dịch dầu mỏ bằng đồng Nhân dân tệ.
Trong khi đó, Ấn Độ đang mở rộng việc sử dụng nội tệ để thanh toán thương mại song phương ngoài nhóm BRICS khi mời hơn 20 quốc gia mở tài khoản ngân hàng đặc biệt để thanh toán thương mại bằng đồng Rupee. Trong một động thái làm nên lịch sử, vào giữa tháng 8 này, New Delhi đã thực hiện khoản thanh toán dầu đầu tiên cho UAE bằng đồng Rupee.
Tạo dựng kiến trúc tài chính mới
Tin tốt là nhóm BRICS đã có các tổ chức cần thiết để tạo ra một hệ thống thanh toán tích hợp và hiệu quả cho các giao dịch xuyên biên giới. Cơ chế hợp tác liên ngân hàng BRICS tạo điều kiện thanh toán xuyên biên giới giữa các ngân hàng trong khối bằng nội tệ.
Có thể nhắc tới BRICS Pay, một hệ thống thanh toán quốc tế kỹ thuật số đa tiền tệ trong giao dịch giữa các quốc gia thành viên, cũng đang hoạt động tốt, giúp giảm chi phí đáng kể.
Hơn nữa, Ngân hàng Phát triển mới (NDB), tổ chức tài chính đang đi đầu trong việc tạo ra đồng tiền chung BRICS, dự định huy động nguồn tài trợ bằng đồng nội tệ lên ít nhất 30% danh mục đầu tư vào năm 2026, tăng từ mức 22% hiện nay. NDB cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực chung nhằm giảm hàm lượng USD trong thương mại và đầu tư xuyên biên giới giữa các quốc gia BRICS. Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh, vào đầu tháng 8, ngân hàng này đã phát hành trái phiếu bằng đồng Rand Nam Phi đầu tiên.
Bên cạnh đó, các ngân hàng trung ương cũng có động thái nhằm điều chỉnh chiến lược phát triển các loại tiền kỹ thuật số, với mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác tiền tệ và làm sâu sắc thêm sự hội nhập kinh tế và tài chính. Việc này báo hiệu một sự chuyển đổi có trật tự, hướng tới một thế giới tiền tệ dự trữ đa cực trong kỷ nguyên kỹ thuật số đầu tiên này.
Mở rộng thành viên, dự kiến sẽ là một trong những kết quả chính của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15, sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra sự khác biệt về lợi ích và đặt ra nhiều thách thức hơn - nhưng nó cũng hàm ý khả năng mở rộng đáng kể sức mạnh tiêu dùng của nhóm, với những ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế và địa chính trị.
Việc mở rộng sẽ tạo ra quy mô và tăng cường quá trình chuyển đổi từ thanh toán bù trừ song phương sang đa phương và cuối cùng hướng tới đồng tiền chung BRICS. Điều này sẽ giải quyết một trong những thách thức lớn liên quan đến việc sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán thương mại song phương: Khó khăn trong việc triển khai các loại tiền tệ này khi có sự mất cân đối phát sinh.
Gần đây, những thách thức như vậy đã dẫn đến việc đình chỉ thỏa thuận thương mại song phương vốn cho phép Ấn Độ thanh toán nhập khẩu dầu của Nga bằng đồng Rupee, trong khi Moscow tích lũy hàng tỷ Rupee.
Trong khi đó, việc mở rộng thành viên sẽ làm suy yếu thêm hiệu quả của các biện pháp trừng phạt kinh tế và đẩy nhanh quá trình đa cực hóa trật tự tiền tệ toàn cầu. Nhóm lớn hơn cuối cùng sẽ bao gồm hầu hết các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Điều này làm tăng lợi ích chung liên quan đến việc sử dụng đồng nội tệ cho các giao dịch xuyên biên giới và tiếp tục cắt giảm khối lượng thương mại toàn cầu được thực hiện bằng USD.
Chắc chắn, tính chặt chẽ của các sắp xếp thể chế, cùng với chiều rộng và chiều sâu của thị trường tài chính Mỹ, cho thấy sự thống trị của đồng USD sẽ vẫn là đặc điểm chính của cấu trúc tài chính toàn cầu trong một thời gian. Nhưng sau khi mở rộng thành viên, BRICS có thể sớm biến thành một liên minh địa chính trị mạnh mẽ rõ rệt nhằm đẩy nhanh quá trình phi USD hóa và chuyển đổi sang một thế giới đa cực.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của BRICS là một trong những sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khối, nếu không muốn nói là trong lịch sử nền kinh tế thế giới. Cùng với sự kiện, bản đồ địa chính trị toàn cầu đang được vẽ lại.
| Phương Tây siết trừng phạt Nga, phi USD hóa, sự trưởng thành của BRICS, bản đồ địa chính trị toàn cầu đang được vẽ lại? (Kỳ I) Trong thời đại cạnh tranh giữa các cường quốc và căng thẳng quốc tế gia tăng, việc sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh ... |
| Sự trỗi dậy của BRICS, ‘con đường thứ ba’ của các nước phương Nam và bài học cho Mỹ và phương Tây Trong số nhiều mô hình tập hợp lực lượng, sự trỗi dậy của BRICS thời gian gần đây mang theo nhiều hàm ý chính trị ... |
| Quan hệ Trung Quốc-Nam Phi có sức ảnh hưởng toàn cầu Quan hệ Trung Quốc-Nam Phi đã vượt ra ngoài phạm vi song phương và có sức ảnh hưởng toàn cầu. |
| Không chỉ Nga hay Trung Quốc muốn ‘hạ bệ’ ngôi vương của USD, đồng tiền chung BRICS vẫn chỉ là ‘giấc mơ gây sốt’? Nga dường như là thành viên BRICS ủng hộ nhiều nhất quan điểm thành lập đồng tiên chung của khối, bởi nước này bị cắt ... |
| Nga-Trung Quốc bắt tay, BRICS trỗi dậy, nhưng mục tiêu không phải hạ bệ đồng USD bị ‘vũ khí hóa’? Các quốc gia muốn gì? Sự độc quyền của USD ngày càng gây lo ngại không chỉ ở Nam bán cầu mà còn ở ngay các nền kinh tế lớn ... |