Phương Tây tính cách hợp pháp buộc Nga phải ‘trả giá’, dùng tài sản Moscow cho Ukraine vay. (Nguồn: Ukrinform) |
Tại Hội nghị thượng đỉnh tại Italy vừa kết thúc, nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm mọi cách hợp pháp để buộc Nga phải bồi thường cho Ukraine ít nhất 486 tỷ USD thiệt hại do chiến dịch quân sự đặc biệt gây ra.
Tin liên quan |
Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc… và không nên thử |
Theo tính toán của Ngân hàng thế giới (WB), những thiệt hại này hiện đã vượt quá 486 tỷ USD.
“Việc Nga quyết định xem liệu họ có bồi thường thiệt hại mà họ đã gây ra ở Ukraine hay không và khi nào là không đúng. Nghĩa vụ của Nga theo luật pháp quốc tế là phải trả tiền cho những thiệt hại mà họ gây ra rất rõ ràng và vì vậy chúng tôi đang tiếp tục xem xét tất cả các con đường hợp pháp có thể có để Nga buộc phải thực hiện để đáp ứng những nghĩa vụ đó”, tài liệu của Hội nghị G7 viết.
Để đạt được mục tiêu này, các nhà lãnh đạo G7 đã chính thức đồng ý triển khai các khoản cho vay dành cho Ukraine từ việc Thúc đẩy các khoản thu bất thường” (ERA), “để cung cấp khoảng 50 tỷ USD tài trợ bổ sung cho Kiev vào cuối năm nay”. Theo đó, khoản vay trên dự kiến sẽ được bảo đảm bằng lợi nhuận từ tài sản Nga đang bị đóng băng tại châu Âu và Mỹ trong tương lai.
“Chúng tôi xác nhận rằng, giải pháp được đưa ra sau Hội nghị thượng đỉnh G7 phù hợp với tất cả các luật hiện hành và hệ thống pháp luật tương ứng của chúng tôi, tài sản có chủ quyền của Nga trong khu vực tài phán của chúng tôi sẽ vẫn bất động cho đến khi Moscow chấm dứt xung đột quân sự với Ukraine và “trả giá” cho những thiệt hại mà họ đã gây ra cho Kiev. Chúng tôi sẽ duy trì sự đoàn kết trong cam kết cung cấp sự hỗ trợ này cho Ukraine”, thông cáo nêu rõ.
Khoản tài trợ trị giá 50 tỷ USD sẽ được giải ngân thông qua nhiều kênh nhằm hướng nguồn vốn tới các nhu cầu quân sự, ngân sách và tái thiết của Ukraine.
Được biết, nền tảng điều phối nhà tài trợ đa cơ quan cho Ukraine sẽ được tăng cường “để giúp điều phối việc giải ngân các quỹ và đảm bảo chúng phù hợp với các nhu cầu ưu tiên cao nhất của Ukraine với tốc độ mà nước này có thể hấp thụ một cách hiệu quả.
Các nhà lãnh đạo G7 cũng tái khẳng định cam kết cùng gây áp lực hơn nữa lên Nga nhằm ngăn nước này sử dụng nguồn thu từ năng lượng và các hàng hóa khác để tiếp tục kéo dài cuộc xung đột. Để làm được điều đó, G7 sẽ củng cố các lệnh trừng phạt, các hạn chế khác và các biện pháp nhằm hạn chế giá dầu của Nga.
Ngày 11/6, tờ Nikkei Asia cũng đã đưa tin, G7 sẽ thành lập một quỹ hỗ trợ Ukraine bằng cách sử dụng lợi nhuận tạo ra từ các tài sản bị đóng băng của Nga.
Hiện nay, các nước phương Tây đã phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản của Nga, nhưng họ chỉ có thể tiếp cận nguồn thu nhập do các tài sản này tạo ra, khoảng 3,2 tỷ USD mỗi năm. Vì vậy, bằng cách thành lập một quỹ cho phép các khoản vay được hoàn trả bằng nguồn thu nhập này, các nước phương Tây có thể hỗ trợ ngay lập tức cho Ukraine nhiều hơn số tiền nêu trên.
Trong khi đó, tờ The Kyiv Post cho biết, Mỹ đề xuất tịch thu hoàn toàn tài sản của Nga theo “Đạo luật REPO dành cho người Ukraine” được thông qua gần đây, nhưng EU do dự vì lo ngại những cạm bẫy về mặt pháp lý và tài chính của việc tịch thu khối tài sản này. Thay vào đó, Brussels tìm cách sử dụng lợi nhuận tạo ra từ tài sản bị phong tỏa và chuyển chúnghỗ trợ Kiev.
Trước đó, các nhà lãnh đạo quốc phòng NATO cũng vừa kết thúc cuộc họp cấp bộ trưởng tại trụ sở của Liên minh ở Brussels, đã nhất trí về một kế hoạch dài hạn nhằm hỗ trợ Ukraine và huấn luyện quân đội nước này. Tuy nhiên, theo Tổng thư ký Jens Stoltenberg, họ vẫn chưa đạt được thỏa thuận về đóng góp tài chính thường xuyên nhằm duy trì những nỗ lực nói trên.
Về việc phương Tây quyết sử dụng tài sản Nga bị đóng băng, Moscow đã nhiều lần tuyên bố - bất kỳ hành động nào đối với tài sản của mình đều sẽ bị coi là “trộm cắp” và vi phạm luật pháp quốc tế. Moscow cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng nếu phương Tây đe dọa tịch thu tài sản Nga.
| Du lịch Trung Đông sôi động trở lại với chính sách miễn thị thực mới, điểm đến 'hot' của du khách Trung Quốc Bất chấp biến động địa chính trị, nhiều quốc gia Trung Đông đang chứng kiến sự gia tăng khách quốc tế, đặc biệt là du ... |
| Trung Quốc cam kết không ngừng 'mở rộng cửa', hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp nước ngoài Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ngày 15/6 khẳng định với tiềm năng thị trường rộng lớn, Bắc Kinh cam kết không ngừng mở rộng ... |
| Tài sản Nga bị phong tỏa: Mỹ và Pháp bắt tay, có bước tiến mới; G7 và EU loay hoay nghĩ cách tiêu khoản lợi nhuận 'trời cho' Ngày 9/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận, ông đã đạt được thỏa thuận với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron về việc sử ... |
| Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc… và không nên thử Đó là bình luận của chuyên gia Qiyuan Xu, Phó giám đốc Viện Kinh tế và chính trị thế giới, nghiên cứu viên cao cấp ... |
| Giá cà phê hôm nay 15/6/2024: Giá cà phê 'lao dốc' phiên cuối tuần, thị trường rối loạn; Lập quỹ hỗ trợ nông dân toàn cầu Việc thành lập một quỹ cà phê toàn cầu với mục đích cho vay ưu đãi và đầu tư được đánh giá là hợp lý ... |