Phương Tây trừng phạt Moscow: Đừng mong đợi là ‘viên đạn thần kỳ’, Nga chứ không phải Iran, chỉ là một trò chơi với tổng âm

Hải An
Phương Tây cần phải thực tế về những gì các lệnh trừng phạt Nga có thể đạt được và không mong đợi rằng chúng là một viên đạn thần kỳ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trừng phạt Nga. (Nguồn: Shutterstock)
Chỉ có một số ít quốc gia bên ngoài phương Tây tham gia vào các lệnh trừng phạt Nga. (Nguồn: Shutterstock)

Hiệu quả không rõ ràng

Cuộc chiến kinh tế của phương Tây đối với Moscow sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine chỉ ghi nhận những kết quả hạn chế trong ngắn hạn.

Ngày 26-27/9 vừa qua, Trường Fletcher tại Đại học Tufts (Massachusetts, Mỹ) đã tổ chức một hội thảo với chủ đề "Hậu quả toàn cầu của cuộc chiến kinh tế Nga-phương Tây". Sự kiện thu hút sự tham gia của 20 chuyên gia, học giả cùng thảo luận về tác động của các lệnh trừng phạt toàn diện đối với Nga do khoảng 50 quốc gia áp đặt sau xung đột ở Ukraine.

Hội thảo do các giáo sư Christopher Miller và Daniel Drezner của Đại học Tufts tổ chức đã không đưa ra được câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi chính: Các lệnh trừng phạt có hiệu quả không - và câu hỏi liên quan là chúng nên được chấm dứt, tiếp tục hay tăng cường?

Các nhà lãnh đạo phương Tây mơ hồ khi xác định mục tiêu của các lệnh trừng phạt, vốn đã thay đổi theo thời gian. Ban đầu, mục tiêu là ngăn chặn Nga phát động chiến dịch quân sự. Nhưng điều này đã không hiệu quả.

Mục tiêu trừng phạt tiếp theo nhằm làm sụp đổ nền kinh tế Nga, buộc ngân hàng phải rút tiền ồ ạt và mất kiểm soát đồng Ruble, hy vọng sẽ khiến giới tinh hoa Nga nước này phản đối chính phủ. Trong một hoặc hai tuần đầu, mục tiêu này có vẻ hiệu quả. Nhưng Ngân hàng Trung ương Nga đã kịp thời áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn dòng vốn chảy ra và chấm dứt khả năng chuyển đổi của đồng Ruble. Nền kinh tế Nga vẫn đứng vững.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (4-10/10): Dầu Nga ‘phớt lờ’ giá trần của phương Tây, doanh thu kênh đào Suez lao dốc, tăng trưởng ASEAN cao nhất toàn cầu Kinh tế thế giới nổi bật (4-10/10): Dầu Nga ‘phớt lờ’ giá trần của phương Tây, doanh thu kênh đào Suez lao dốc, tăng trưởng ASEAN cao nhất toàn cầu

Sau đó, trừng phạt chuyển mục tiêu sang làm tiêu hao tài chính, tăng chi phí của Moscow với hy vọng rằng điều này sẽ khiến Điện Kremlin sẵn sàng hơn để ngồi vào bàn đàm phán và chấm dứt chiến dịch. Bằng cách hạ thấp các mục tiêu đã tuyên bố, các nhà lãnh đạo phương Tây có thể tiếp tục khẳng định rằng, các lệnh trừng phạt đang có hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Edward Fishman, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, cho biết: "Mục tiêu là gây sốc cho hệ thống, tạo ra sự hỗn loạn và buộc các nhà hoạch định chính sách của Moscow phải chuyển hướng sự chú ý sang các diễn biến bên trong nước Nga. Nhưng chúng tôi đã đánh giá thấp kỹ năng của các nhà quản lý tài chính Nga và mức độ họ đã chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt sau vụ sáp nhập Crimea năm 2014”.

Trong khi đó, ông Maximilian Hess, tác giả của cuốn sách Chiến tranh kinh tế: Ukraine và xung đột toàn cầu giữa Nga và phương Tây, lập luận rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chuẩn bị sẵn sàng cho Nga để bước vào cuộc chiến kinh tế với phương Tây kể từ khi thông qua Đạo luật Magnitsky năm 2012, trừng phạt những cá nhân liên quan đến cái chết của chủ ngân hàng Nga Sergei Magnitsky.

Theo truyền thống, các lệnh trừng phạt chỉ có hiệu quả trong khoảng một phần ba các trường hợp. Thành công chỉ đến nếu chúng là đa phương, liên quan đến phần lớn các bên kinh tế chủ chốt.

Trong trường hợp trừng phạt Nga, đã có sự đoàn kết bất ngờ giữa châu Âu và Mỹ, điều này đã có lúc khiến xứ sở bạch dương “lao đao” do phụ thuộc vào xuất khẩu dầu khí sang châu Âu.

Tuy nhiên, chỉ có một số ít quốc gia bên ngoài phương Tây tham gia vào các lệnh trừng phạt, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia. Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác đã tăng cường thương mại với Nga, tăng mua dầu của nước này.

Mặc dù được cho là kém hiệu quả, các biện pháp trừng phạt vẫn là một công cụ phổ biến. Bởi dù sao thì chúng cũng tốt hơn việc không làm gì cả hoặc đi đến xung đột, thậm chí chiến tranh. Chúng có thể quan trọng hơn như một cách thể hiện cam kết chính trị giữa các đồng minh, thay vì tác động kinh tế.

Cần nhìn vào thực tế

Ông Peter Harrell, cựu quan chức Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, lưu ý rằng "Có thể coi các biện pháp trừng phạt như một ‘ngành công nghiệp’, và ngành này thực chất liên tục tăng trưởng trong 20 năm qua", bắt đầu với việc Tổng thống Mỹ Bill Clinton sử dụng các biện pháp trừng phạt để nhắm vào các băng đảng ma túy và sau đó mở rộng hơn, như một phần của cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện ngày 11/9/2001.

Mỹ đã được khích lệ bởi thành công của các lệnh trừng phạt đối với Iran, buộc nước này phải đàm phán Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) vào năm 2015 để hạn chế chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga lớn hơn nhiều, đa dạng hơn và hội nhập toàn cầu hơn so với Iran. Vì vậy, tác động của các lệnh trừng phạt Moscow khiêm tốn hơn.

Ông Harrell kết luận rằng "cần phải thực tế về những gì các lệnh trừng phạt có thể đạt được và không mong đợi rằng chúng là một viên đạn thần kỳ".

Mặc dù các lệnh trừng phạt được triển khai rộng rãi, nhưng chúng chủ yếu tập trung mạnh vào lĩnh vực tài chính nhằm loại Nga khỏi mạng lưới giao dịch tài chính toàn cầu SWIFT, cấm các giao dịch với hầu hết các ngân hàng Nga. Điều thú vị là cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ Fishman tiết lộ rằng, quyết định đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga chỉ được đưa ra sau xung đột ở Ukraine.

Phương Tây trừng phạt Moscow: Đừng mong đợi là ‘viên đạn thần kỳ’, Nga chứ không phải Iran, chỉ là một trò chơi với tổng âm

Tuy nhiên, phương Tây lo ngại rằng việc gián đoạn đột ngột xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ khiến lạm phát tăng đột biến, vì vậy, dầu và khí đốt của xứ bạch dương vẫn tiếp tục chảy vào châu Âu cho đến năm 2022. Và các ngân hàng xử lý thanh toán cho xuất khẩu dầu và khí đốt được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt.

Mỹ kiểm soát các nút quan trọng trong lĩnh vực tài chính và USD vẫn là đồng tiền chính cho thương mại và đầu tư quốc tế. Nhưng nhà nghiên cứu Elina Rybakova của Viện Peterson chỉ ra rằng, Washington không có đòn bẩy quan trọng như vậy đối với thị trường năng lượng và vẫn đang vật lộn để đưa ra các cách nhằm giám sát, quản lý việc xuất khẩu các công nghệ quan trọng.

Trong khi đó, chuyên gia Craig Kennedy của Đại học Harvard ám chỉ đến thực tế rằng, các lệnh trừng phạt có thể là một trò chơi với tổng âm, gây hại cho quốc gia áp đặt chúng. Điều này chắc chắn đúng đối với Đức, nơi bị ảnh hưởng bởi mức tăng 400% giá khí đốt tự nhiên vào năm 2022.

Người tổ chức Hội thảo, Giáo sư Daniel Drezner, chỉ ra rằng, đã có một số hậu quả không mong muốn và chưa được giải quyết, chẳng hạn như sự gia tăng của một "đội tàu ngầm" gồm các tàu chở dầu không có bảo hiểm vận chuyển dầu của Nga đến Ấn Độ và Trung Quốc, và sự mở rộng của một mạng lưới giao dịch tài chính ngầm tạo điều kiện cho Moscow né các lệnh trừng phạt.

Bằng cách khiến người Nga khó xuất khẩu vốn hơn, các lệnh trừng phạt đã thúc đẩy đầu tư vào chính nền kinh tế xứ bạch dương và gắn kết chặt chẽ hơn nữa giới tinh hoa nước này với Điện Kremlin.

Các nhà phân tích đồng ý với nhận định rằng, các lệnh trừng phạt, dù có hiệu quả hạn chế, vẫn đang gây ra không ít thách thức đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế dài hạn của Nga, đặc biệt là về khả năng tiếp cận đầu tư và công nghệ để phát triển các mỏ dầu mới.

Ông Sergei Vakulenko, một thành viên tại Trung tâm Âu Á Nga của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, lập luận rằng Nga "chỉ đối mặt với sự suy giảm nhẹ về sản lượng dầu chứ không phải sự sụt giảm đột ngột". Có vẻ như đó là cái giá mà Tổng thống Putin đã lường trước và sẵn sàng trả để tiếp tục mục tiêu của mình.

Thật khó để nói cuộc xung đột Nga-phương Tây sẽ kết thúc như thế nào hoặc trạng thái kết thúc sẽ ra sao. Liệu một nước Nga trong tương lai có tái gia nhập phương Tây vào một thời điểm nào đó không? Hay Nga sẽ trở thành một nhà cung cấp tài nguyên cho một số nước khác hiện không liên kết với phương Tây, hoặc Moscow sẵn sàng "đa hướng" trên bối cảnh địa chính trị?

Giá tiêu hôm nay 10/10/2024: Thị trường đi xuống, top 5 công ty xuất khẩu nhiều nhất, nhu cầu từ Trung Quốc chưa phục hồi

Giá tiêu hôm nay 10/10/2024: Thị trường đi xuống, top 5 công ty xuất khẩu nhiều nhất, nhu cầu từ Trung Quốc chưa phục hồi

Giá tiêu hôm nay 10/10/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 ...

Giá tiêu hôm nay 11/10/2024: Thị trường ‘quay xe’, nhập khẩu hồ tiêu vào Việt Nam từ quốc gia Đông Nam Á này tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 11/10/2024: Thị trường ‘quay xe’, nhập khẩu hồ tiêu vào Việt Nam từ quốc gia Đông Nam Á này tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 11/10/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 148.000 đồng/kg.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch WEF giao lưu với sinh viên Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch WEF giao lưu với sinh viên Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab chia sẻ, giải đáp nhiều câu hỏi của sinh viên về vai trò, trách nhiệm ...

Kinh tế thế giới nổi bật (4-10/10): Dầu Nga ‘phớt lờ’ giá trần của phương Tây, doanh thu kênh đào Suez lao dốc, tăng trưởng ASEAN cao nhất toàn cầu

Kinh tế thế giới nổi bật (4-10/10): Dầu Nga ‘phớt lờ’ giá trần của phương Tây, doanh thu kênh đào Suez lao dốc, tăng trưởng ASEAN cao nhất toàn cầu

Giá dầu Nga cao hơn giá trần của phương Tây, doanh thu kênh đào Suez giảm mạnh, Mỹ-Trung Quốc trao đổi quan ngại về thương ...

Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục leo thang, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, cả nước mới có khoảng 40.000 môi giới ...

(theo Responsible Statecraft)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường Đại học Việt Nhật-biểu tượng cho mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam-Nhật Bản

Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường Đại học Việt Nhật-biểu tượng cho mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam-Nhật Bản

Sáng 12/10, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập trường Đại học Việt Nhật (VJU).
Kết quả xổ số hôm nay, 12/10: XSMN 12/10 - Xổ số TP.HCM, xổ số Long An, xổ số Bình Phước và xổ số Hậu Giang

Kết quả xổ số hôm nay, 12/10: XSMN 12/10 - Xổ số TP.HCM, xổ số Long An, xổ số Bình Phước và xổ số Hậu Giang

XSMN 12/10 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 12/10/2024. Kết quả xổ số hôm nay 12/10, được các công ty Xổ số TP.HCM, Long An, Bình Phước ...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và dự Lễ khai giảng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và dự Lễ khai giảng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Sáng 12/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm, dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Kích thích kinh tế, Trung Quốc sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá hơn 325 tỷ USD

Kích thích kinh tế, Trung Quốc sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá hơn 325 tỷ USD

Trung Quốc sẽ triển khai gói chính sách kích thích tài chính tăng cường trong thời gian tới để hỗ trợ nền kinh tế.
Giáo dục không biên giới: lớp học đặc biệt của cô giáo người Mỹ và gần 300 học sinh trên khắp Việt Nam

Giáo dục không biên giới: lớp học đặc biệt của cô giáo người Mỹ và gần 300 học sinh trên khắp Việt Nam

“Món quà tuyệt vời nhất chúng ta có thể dành tặng bản thân và con em của chúng ta chính là món quà giáo dục". Hơn ai hết, là một ...
Google có thể bị chia tách để chống độc quyền?

Google có thể bị chia tách để chống độc quyền?

Bộ Tư pháp Mỹ vừa đưa ra các khuyến nghị về hoạt động kinh doanh của Google trong lĩnh vực tìm kiếm, có thể bị chia tách để chống độc ...
Con đường mở ra cánh cửa mới cho nông sản

Con đường mở ra cánh cửa mới cho nông sản

Xuất khẩu nông lâm thủy sản luôn là điểm sáng trong 'bức tranh' kinh tế Việt Nam.
Giá xăng dầu hôm nay 12/10: Tuần tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 12/10: Tuần tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 12/10, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (11/10), giá dầu giảm nhẹ chưa đến 50 cent.
Giá heo hơi hôm nay 12/10: Miền Bắc tiếp tục giảm; cơ hội tốt cho chăn nuôi vụ Tết

Giá heo hơi hôm nay 12/10: Miền Bắc tiếp tục giảm; cơ hội tốt cho chăn nuôi vụ Tết

Thị trường heo hơi hôm nay vẫn giữ đà giảm nhanh tại khu vực miền Bắc. Giá heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 63.000 - 67.000 đồng/kg.
Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng: PetroVietnam mạnh mẽ hơn, đột phá hơn, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước

Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng: PetroVietnam mạnh mẽ hơn, đột phá hơn, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước

Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV PetroVietnam Lê Mạnh Hùng đã có bài viết về doanh nghiệp và kỳ vọng phát triển.
Giá cà phê hôm nay 12/10/2024: Giá cà phê giảm phiên cuối tuần, tìm cơ hội trong xu hướng phát triển mới

Giá cà phê hôm nay 12/10/2024: Giá cà phê giảm phiên cuối tuần, tìm cơ hội trong xu hướng phát triển mới

Giá cà phê hôm nay 12/10/2024: Giá cà phê giảm phiên cuối tuần, nhu cầu robusta ngày càng tăng, tìm cơ hội trong xu hướng phát triển mới...
Giá tiêu hôm nay 12/10/2024: Tiêu xuất khẩu gặp áp lực, lượng hàng trong dân gần như không còn, việc duy trì và sản xuất ngày càng bị cạnh tranh

Giá tiêu hôm nay 12/10/2024: Tiêu xuất khẩu gặp áp lực, lượng hàng trong dân gần như không còn, việc duy trì và sản xuất ngày càng bị cạnh tranh

Giá tiêu hôm nay 12/10/2024 tại thị trường trong nước giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Thị trường TPHCM thoát vùng đáy, Đồng Nai thu hồi 13.600 m2 đất, giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Thị trường TPHCM thoát vùng đáy, Đồng Nai thu hồi 13.600 m2 đất, giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà

Thị trường phục hồi nhưng chưa thể bứt phá, tỷ lệ tiêu thụ đất nền và thổ cư đầy đủ pháp lý tăng hơn 30%… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ: Nên mua hay thuê nhà?

Kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ: Nên mua hay thuê nhà?

Workshop 'Đồng tiền đi liền kinh nghiệm' mang đến nhiều thông tin bổ ích về kinh nghiệm thuê nhà và tài chính cá nhân cho các bạn trẻ.
Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục leo thang, cả nước có khoảng 40.000 môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến

Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến

Thứ trưởng Bộ Xây dựng trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề giải pháp để đưa bất động sản về đúng giá trị, tránh bong bóng.
Bất động sản mới nhất: Điểm danh 4 vùng đô thị, đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa, lý do Thanh Oai lại dừng đấu giá đất

Bất động sản mới nhất: Điểm danh 4 vùng đô thị, đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa, lý do Thanh Oai lại dừng đấu giá đất

Huyện Thanh Oai, Hà Nội bất ngờ tạm dừng đấu giá đất, đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Giá tăng đạt mức 63 triệu đồng/m², ảnh hưởng đến nhu cầu mua bán chung cư TP.HCM

Giá tăng đạt mức 63 triệu đồng/m², ảnh hưởng đến nhu cầu mua bán chung cư TP.HCM

Thị trường bất động sản TP.HCM liên tục biến động. Hãy cùng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của chung cư, giúp bạn quyết định có nên đầu tư hay không?
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/10: USD kết thúc chuỗi tăng giá vì điều gì?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/10: USD kết thúc chuỗi tăng giá vì điều gì?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/10 ghi nhận đồng USD giảm so với đồng Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/10: EUR đã kéo dài đợt bán tháo, USD 'phủ' sắc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/10: EUR đã kéo dài đợt bán tháo, USD 'phủ' sắc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/10 ghi nhận đồng USD tăng nhẹ, EUR giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/10: Nhà đầu tư thận trọng, USD neo sát đỉnh 7 tuần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/10: Nhà đầu tư thận trọng, USD neo sát đỉnh 7 tuần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/10 ghi nhận đồng USD neo ngay dưới mức đỉnh 7 tuần.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/10: Trong nước tăng mạnh, nhà đầu tư đánh giá lại vị thế USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/10: Trong nước tăng mạnh, nhà đầu tư đánh giá lại vị thế USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/10 ghi nhận đồng USD đã chững lại gần mức cao nhất trong 7 tuần.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/10: USD có thể nối dài đà đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/10: USD có thể nối dài đà đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/10 ghi nhận USD tăng giá khi tình hình căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/10: USD 'tỏa sáng', trong nước bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/10: USD 'tỏa sáng', trong nước bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/10 ghi nhận nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại về căng thẳng gia tăng ở Trung Đông cũng thúc đẩy USD.
Phiên bản di động