Đảng lãnh đạo bảo đảm quyền con người-nhìn từ đại dịch Covid-19

Phương thức cầm quyền để ‘không ai bị bỏ lại phía sau’ trong đại dịch Covid-19

HOÀNG HẢI - HÀ LÊ - MẠNH THẮNG
Bốn đợt dịch Covid-19 là bốn đợt cuồng phong, đại hồng thủy càn quét thế giới, gây khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Trong làn sóng dịch bệnh thứ tư, với tốc độ lây nhiễm nhanh khủng khiếp, biến chủng Delta tàn phá nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phương thức cầm quyền để ‘không ai bị bỏ lại phía sau’
Con đường bích họa tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến đường Vũ Trọng Khánh, Hà Đông, Hà Nội. (Nguồn: Vietnam+)
Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đợt dịch này đã cơ bản được khống chế, giúp quyền con người, quyền được sống, chăm sóc sức khỏe và những quyền khác của nhân dân được bảo đảm. Mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” đã khẳng định phương thức cầm quyền lãnh đạo của Đảng ta là đúng đắn.

Là chính Đảng duy nhất được nhân dân trao sứ mệnh cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận hành cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ngày càng nhuần nhuyễn, góp phần quan trọng mang lại hiệu quả trong chống dịch Covid-19. Đặc biệt, trước tình trạng sức khỏe, tính mạng của nhân dân có khả năng bị đe dọa nghiêm trọng, Đảng ta đã thực hiện quyền lãnh đạo tuyệt đối thông qua 5 phương thức chủ đạo.

Thứ nhất, Đảng đi trước, đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, tiến hành công tác tư tưởng trong tổ chức đảng, đảng viên để huy động cả hệ thống chính trị cùng chống dịch.

Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, ngày 29/1/2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Công văn số 79-CV/TW về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra với tinh thần “... khẩn trương thực hiện quyết liệt các biện pháp do Chính phủ và các bộ, ngành đề ra”.

Đảng ta xác định rõ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch do chủng mới là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để kiểm soát, không để lây lan, bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự, chăm sóc sức khỏe, đời sống nhân dân.

Tháng 3/2020, khi dịch bùng phát mạnh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cùng chung sức, hợp lực trong trận chiến chống dịch Covid-19. Nhờ các biện pháp tổng lực, năm 2020, thế giới ghi nhận Việt Nam là quốc gia đi đầu trong phòng, chống dịch hiệu quả.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đánh giá: Chúng ta đã kịp thời khống chế, cơ bản kiểm soát, ngăn chặn được sự lây lan của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng; hạn chế tối đa những thiệt hại, tổn thất do dịch bệnh gây ra, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho nhân dân; từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh...

Cuối tháng 4/2021, biến chủng Delta xuất hiện khiến dịch Covid-19 lan mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng ở Việt Nam.

Trước tình hình đó, ngày 29/7/2021, lần thứ hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi và nhấn mạnh: “Hiện nay, tình hình đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan rất nhanh, gây tổn hại lớn về sức khỏe và tính mạng của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết”. Tổng Bí thư tha thiết kêu gọi: “… các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 từ Trung ương tới cơ sở phải quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo; tập trung cao nhất công sức, thời gian, ưu tiên mọi nguồn lực; chủ động nắm chắc và dự báo, kiểm soát tốt tình hình; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh; linh hoạt, sáng tạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công việc hệ trọng này”.

Ngày 11/6/2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 07-KL/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế-xã hội. Kết luận nêu rõ: “Toàn hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Chủ động các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thỏa mãn với những kết quả bước đầu đạt được. Tiếp tục chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, nhất là tại các địa phương có mật độ dân số cao, nhiều khu công nghiệp, đang xuất hiện các ổ dịch lớn để sớm ngăn chặn, đẩy lùi; không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng... Tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới; nhất là lợi ích của việc tiêm vaccine, tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, chăm lo đời sống và bảo vệ sức khỏe của nhân dân”.

Với chiến lược chống dịch đúng đắn, với việc tiến hành công tác tư tưởng chặt chẽ, rộng khắp, Đảng đã huy động được toàn thể nhân dân cùng tham gia chống dịch. Điển hình là Đảng đã lãnh đạo xây dựng quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 hàng nghìn tỷ đồng và được quản lý, sử dụng chặt chẽ. Đội ngũ các nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất ra được bộ kít xét nghiệm Covid-19 ưu việt, giá thành rẻ và xuất khẩu ra thế giới. Các nhà khoa học cũng đã từng bước nghiên cứu, thử nghiệm vaccine để góp phần vào thành công chống dịch.

Thứ hai, Đảng lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của Nhà nước, Chính phủ và bố trí cán bộ trực tiếp điều hành chống dịch quyết liệt, hiệu quả.

Để công tác phòng, chống dịch hiệu quả, ngay từ khi dịch xâm nhập vào nước ta, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp. Ngày 28/1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố: “Việt Nam chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân”.

Những văn bản của Đảng, Chính phủ và tuyên bố trên của Thủ tướng đã thể hiện rõ bản chất vì người dân, vì con người của Đảng ta. Từ đây, bám sát diễn biến tình hình dịch, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp điều hành rất kịp thời, trong đó nổi bật là các Chỉ thị 16, 15 và 19. Đáng chú ý, Việt Nam đã bổ sung Covid-19 vào danh mục các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm.

Theo đó, người nhiễm bệnh được khám, điều trị miễn phí trong khi công dân nhiều quốc gia trên thế giới phải tự chi trả mọi chi phí điều trị Covid-19. Cùng với đó, Chính phủ đưa ra các gói giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Tháng 8/2021, Đảng đã chỉ đạo kiện toàn lại Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đứng đầu để kịp thời ứng phó với diễn biến phức tạp, nghiêm trọng của dịch bệnh với nhiều giải pháp được đề ra và phát huy tác dụng trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, kịp thời ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng.

Thời gian qua, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước liên tục tận dụng thời cơ để tìm ra phương cách chống dịch hiệu quả nhất. Với sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức quốc tế và các quốc gia, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đẩy mạnh ngoại giao vaccine, tìm nguồn cung vaccine hiệu quả để bổ sung nguồn lực chống dịch.

Trong làn sóng dịch thứ tư, ngoài sát sao đôn đốc, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã năng nổ kiểm tra, đốc thúc tình hình phòng, chống dịch, phê bình nghiêm khắc những cá nhân, tập thể lơ là, thiếu trách nhiệm, thiếu sáng tạo như ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Kiên Giang...

Những ngày dịch bùng phát ở các tỉnh phía Nam, hình ảnh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đẫm mồ hôi lao vào tâm dịch, vào “vùng đỏ” để tay sờ, mắt thấy, tai lắng nghe còn đọng mãi trong trái tim nhân dân. Cách kiểm tra sát từng chân tơ kẽ tóc, thẳng thắn chỉ rõ những khiếm khuyết đối với cấp ủy, chính quyền địa phương đã kịp thời chấn chỉnh hiện tượng né tránh, đùn đẩy, lơ là, thiếu trách nhiệm của cán bộ các cấp.

Ở những nơi nguy cơ, tốc độ dịch lây nhiễm cao và nhanh, Thủ tướng đã đến kiểm tra tận nơi, chỉ đạo các giải pháp quyết liệt, cụ thể giống như một cán bộ cơ sở. Hay hình ảnh Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam lặng lẽ rời phòng họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để chỉ đạo chống dịch, với tinh thần trách nhiệm cao để có mặt ở tất cả những nơi dịch bùng phát, đưa ra các quyết sách kịp thời.

Thực hiện chủ trương ngoại giao vaccine, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi thư tới 27 Chủ tịch Thượng viện, Hạ viện của 27 nước châu Âu và Đại sứ của 27 nước châu Âu tại Việt Nam... để vận động hỗ trợ vaccine và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh cho Việt Nam.

Trong tháng 6/2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có chuyến công tác châu Âu và thực hiện cuộc “tiếp xúc cử tri” đặc biệt với sự tham gia đông đảo của bà con cộng đồng người Việt tại các nước Áo, Czech, Ba Lan, Đức, Hungary và Slovakia.

Với những việc làm xuất phát từ chủ trương bảo đảm tính mạng, sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết đã được các nước, các tổ chức quốc tế đáp ứng, viện trợ vaccine và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh.

Mới đây, Viện nghiên cứu thị trường Latana đã thực hiện một cuộc thăm dò dư luận, đánh giá sự hài lòng của người dân với công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở 52 quốc gia và được nhiều trang báo của Đức đăng tải. Theo đó, Việt Nam đứng đầu bảng về sự tin tưởng với Chính phủ bởi có 96% số ý kiến công dân được hỏi đã hài lòng với công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam, trong khi tỷ lệ này các quốc gia còn lại thấp hơn rất nhiều.

Thứ ba, Đảng phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy vài trò sức mạnh của toàn dân trong phòng, chống dịch đã tạo ra sự đồng thuận, huy động được lực lượng, nguồn lực phòng, chống dịch hiệu quả.

Với chiến lược chống dịch đúng đắn, với việc tiến hành công tác tư tưởng chặt chẽ, rộng khắp, Đảng đã huy động được toàn thể nhân dân cùng tham gia chống dịch. Điển hình là Đảng đã lãnh đạo xây dựng quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 hàng nghìn tỷ đồng và được quản lý, sử dụng chặt chẽ.

Đội ngũ các nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất ra được bộ kít xét nghiệm Covid-19 ưu việt, giá thành rẻ và xuất khẩu ra thế giới. Các nhà khoa học cũng đã từng bước nghiên cứu, thử nghiệm vaccine để góp phần vào thành công chống dịch.

Đặc biệt, sự tham gia tích cực của lực lượng công an, quân đội đã tiếp thêm sức mạnh cho cuộc chiến chống dịch. Họ không chỉ trực tiếp tiến hành công tác chống dịch mà còn nhường nơi ở, nơi huấn luyện cho những người phải cách ly. Họ cũng chính là những người bảo đảm kỷ luật và cung cấp các dịch vụ cần thiết để hoạt động cách ly có thể thành công.

Đặc biệt, sự ủng hộ và đồng lòng của người dân tạo ra sức mạnh to lớn cho cuộc chiến chống dịch. Chúng ta thấy toàn thể nhân dân thống nhất và ủng hộ tuyệt đối các quyết sách của Chính phủ. Gần như không ai nói khác và không ai làm khác. Các địa phương trong cả nước đã dấy lên phong trào, hình thành các “pháo đài chống dịch”, giúp cho việc ngăn chặn dịch được tiến hành khẩn trương, hiệu quả ngay từ cơ sở.

Thứ tư, Đảng lãnh đạo chống dịch bằng biện pháp nêu gương của đảng viên, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Không hề nói quá khi nhấn mạnh rằng, các hành động ráo riết và quyết liệt, triệt để của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong chống dịch, đặc biệt là của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đã cổ vũ, lôi cuốn và truyền cảm hứng cho triệu con tim.

Hàng nghìn cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong ngành y, quân đội, công an và đội ngũ nhà báo đã xung phong vào TP. Hồ Chí Minh dập dịch. Hàng trăm học viên Học viện Quân y, Học viện Biên phòng xung phong vào “vùng đỏ” và lên biên giới chặn dịch. Thực tiễn chống dịch từ cơ sở là “giảng đường” cho mỗi chiến sĩ.

Nhiều cán bộ lãnh đạo ở các địa phương đã có các biện pháp sáng tạo, quyết liệt trong phòng chống dịch như Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, cán bộ lãnh đạo huyện Củ Chi và quận 7 TP. Hồ Chí Minh đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ...

Những chỉ đạo sâu sát tình hình của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã thu được kết quả tốt, trong đó nổi bật là sự đồng thuận của nhân dân. Hàng chục nghìn trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đã được chữa khỏi.

Gần đây, trường hợp chị Lê Thị Thanh T. (SN 1988, ngụ tại Quận 8, TP. Hồ Chí Minh) được Bệnh viện Quân y 175 chữa khỏi Covid-19 sau gần 3 tháng điều trị, trong đó có hơn 2 tháng phải chạy ECMO kỹ thuật cao. Đáng lưu tâm là toàn bộ chi phí điều trị 2,3 tỷ đồng của chị T được Nhà nước chi trả. Thực tế, chị T chỉ là một trong nhiều trường hợp trên khắp cả nước được điều trị miễn phí, thể hiện chính sách nhân văn, nhân đạo, vì con người của Đảng ta.

Trước đây, nhiều người trong nước ảo tưởng với biện pháp chống dịch của một số nước như Singapore, New Zealand và Australia. Họ ca ngợi các biện pháp chống dịch của Singapore rồi phê phán Việt Nam.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 9 đến nay, sau khi thực hiện Chiến lược mở cửa trở lại, cứ 8-10 ngày thì số ca mắc ở Singapore tăng gấp đôi. Trong khi đó, Việt Nam đã cơ bản khống chế được làn sóng dịch thứ 4 và chuyển sang giai đoạn bình thường mới.

Phương thức cầm quyền để ‘không ai bị bỏ lại phía sau’ trong đại dịch Covid-19
Báo Đức ca ngợi Việt Nam chủ động và quyết liệt trong phòng chống dịch Covid-19. (Ảnh chụp màn hình)

Thứ năm, Đảng tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý tiêu cực trong phòng, chống dịch, chấn chỉnh kịp thời cách làm việc quan liêu, thiếu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở.

Trong gần hai năm dịch Covid-19 đổ bộ, oanh tạc, nhiều cán bộ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương sẵn có tư tưởng chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, trục lợi đã bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý bằng các hình thức như truy tố, kỷ luật vì thi hành công vụ không nghiêm, không gương mẫu.

Điển hình nhất là phát hiện, xử lý việc nâng giá thầu mua sắm thiết bị phòng, chống dịch tại CDC Hà Nội; cán bộ ở tỉnh Bình Định bỏ bê công việc, không chấp hành qui định phòng, chống dich, bỏ đi chơi golf trong giờ thực thi công vụ...

Nhiều tổ chức đảng cơ sở đã bị phê bình, kỷ luật và có những cán bộ lãnh đạo đã bị cách chức. Điển hình, trong gần hai tháng chống dịch, Huyện ủy Thuận Thành (Bắc Ninh) đã xử lý tới 6 cán bộ cấp xã lơ là, thiếu trách nhiệm trong chống dịch.

Có thể khẳng định, với việc bám sát cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” và thông qua 5 phương thức lãnh đạo cơ bản nhằm tới mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” rất rõ ràng, triệt để.

Thông qua đó, Đảng đã bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của mình trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thực tế cho thấy, việc xác định đúng đối tượng, biện pháp trên nền chủ trương đúng đắn từ Trung ương đến địa phương đã giúp cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả.

Điều này đã khẳng định chắc chắn là, Đảng càng sát sao chỉ đạo, đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, các địa phương càng gần dân, sát dân, lo cho dân thực sự, thì nhân dân càng yên tâm thực hiện giãn cách xã hội, hiệu quả chống dịch càng nhanh hơn, mạnh hơn.

Thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các khuyến nghị UPR chu kỳ III, Việt Nam đã có những bước tiến thực chất trong việc thúc ...

Vaccine tinh thần trong đại dịch

Vaccine tinh thần trong đại dịch

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra nhiều quan điểm mới về phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Theo truyền thông Mỹ, Abby Hensel, người có chị em song sinh dính liền thân, đã kết hôn với một cựu quân nhân từ năm 2021.
Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ...
Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Tôi nghe nói có thông tin đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe. Vậy thông tin này có chính xác không? – Độc ...
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Trong quá trình sử dụng iPhone, việc nhận các thông báo quảng cáo sim khiến bạn cảm thấy phiền và khó chịu. Trong bài viết này sẽ mách bạn cách ...
Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Sau khi nhận nhiệm vụ ở U23 Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ cùng các học trò bước vào thử thách ở VCK U23 châu Á 2024 diễn ra ...
Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN.
Việt Nam có phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam có phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Phát biểu chung này thể hiện đóng góp thực chất, trách nhiệm, có tính chất thời sự của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên WildAct và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng 'Người giữ rừng Chư Yang Sin'.
Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
Ngày Bắc Âu 2024: Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Ngày Bắc Âu 2024: Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.
Việt Nam đề cao vai trò của phụ nữ và thanh niên trong ngăn ngừa xung đột

Việt Nam đề cao vai trò của phụ nữ và thanh niên trong ngăn ngừa xung đột

Đại diện Việt Nam cam kết tiếp tục tăng cường sự tham gia, đóng góp của phụ nữ Việt Nam vào các hoạt động gìn giữ hoà bình LHQ.
Đại sứ Na Uy tại Việt Nam: Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam: Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm khi là một nữ Đại sứ.
Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.
Chuyển đổi số phục vụ người dân

Chuyển đổi số phục vụ người dân

Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực phát triển.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã chia sẻ với cộng đồng quốc tế 4 đề xuất nhằm đẩy nhanh mục tiêu bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ.
Tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường

Tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường đòi hỏi có sự chung tay của các quốc gia, các địa phương, các giai tầng xã hội, trong đó có đồng bào và các tổ chức tôn giáo.
UN Women - ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi thay

UN Women - ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi thay

Với phương pháp tiếp cận đa chiều, UN Women nhấn mạnh cam kết trong việc tạo ra một xã hội Việt Nam bình đẳng và bao trùm hơn.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Australia nỗ lực khẳng định tên tuổi của thể thao nữ

Australia nỗ lực khẳng định tên tuổi của thể thao nữ

Sự phát triển của thể thao nữ không chỉ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc gia, mà còn giúp tạo dựng vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Rồng trong tâm thức người Việt

Rồng trong tâm thức người Việt

Trong 12 con giáp, Rồng là con vật duy nhất không có trong đời thực mà được hình thành bởi trí tưởng tượng của con người.
Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhấn mạnh điều đó trong phát biểu tại họp báo công bố nội các mới ngày 20/11.
Phiên bản di động