Nga đứng đầu về khối lượng khí đốt tự nhiên cung cấp cho Trung Quốc trong tháng 1/2023. (Nguồn: Gazprom) |
Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, tổng lượng khí đốt cung cấp qua đường ống cũng như LNG Nga cung cấp cho quốc gia châu Á trong tháng 1/2023 lên tới 2,7 tỷ m³, vượt xa các nhà cung cấp lớn khác - Turkmenistan và Qatar (mỗi nước 2,2 tỷ m³), Australia (1,9 tỷ m³).
Tháng 1/2023, tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom đã vận chuyển gần 2 tỷ m³ khí đốt cho Trung Quốc thông qua tuyến đường ống Sức mạnh Siberia. Khối lượng LNG cung cấp là 770 triệu m3 (khoảng 8-9 lô hàng).
Tại Nga, lượng LNG lớn nhất được các nhà máy Sakhalin Energy (đồng sở hữu là Gazprom, Mitsui và Mitsubishi), cũng như Yamal LNG (NOVATEK, TotalEnergies, CNPC và SRF của Trung Quốc) sản xuất.
Tất cả các nước cung cấp khí đốt ở Trung Á đang giảm xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Turkmenistan bán cho Trung Quốc 2,2 tỷ m³ khí đốt, mức thấp nhất trong trong 27 tháng qua.
* Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn với Rheinische Post, người đứng đầu Cơ quan mạng lưới Liên bang Đức Klaus Mueller cho rằng, Berlin đã cố gắng tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng trong mùa Đông này, nhưng có nguy cơ mùa sưởi ấm tiếp theo sẽ khó khăn hơn.
Theo ông Mueller, các cơ sở dự trữ khí đốt của Đức đang ở mức 64%. Ngay cả khi thời tiết trở lạnh trong vài tuần tới, nguồn cung cấp năng lượng của nước này cho phần còn lại của mùa sưởi ấm vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, ông cảnh báo, "không nên thư giãn, vì mọi thứ có thể khác vào mùa Đông tới".
Ông giải thích: “Chúng ta không thể loại trừ khả năng thiếu khí đốt cho mùa Đông tới. Các yếu tố rủi ro là mùa đông năm 2023-2024 sẽ rất lạnh, các hộ gia đình và công ty sẽ tiết kiệm quá ít, các kho cảng LNG sẽ không hoạt động như kế hoạch".
Đức phần lớn đã tránh được tình trạng thiếu năng lượng do thời tiết ôn hòa trong vài tháng qua, nhưng ông Mueller lưu ý, đối với mùa nóng tiếp theo, thời tiết là nguy cơ lớn nhất.
Người đứng đầu Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức cũng chỉ ra một yếu tố rủi ro khác là việc không có nguồn cung năng lượng của Nga.
Năm ngoái, Đức có thể dự trữ đầy đủ là vì vẫn còn khí đốt từ Moscow.
Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) không cấm nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga, nhưng lượng khí đốt đã giảm đáng kể sau các lệnh trừng phạt Nga liên quan đến Ukraine và sau vụ phá hoại làm vô hiệu hóa đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) - một trong những tuyến đường chính dẫn khí đốt Nga đến châu Âu.
Do đó, Berlin không còn nhận trực tiếp khí đốt của Moscow nữa và theo ông Mueller, giá năng lượng sẽ không còn thấp như trước đây.
Ông Mueller nhấn mạnh: “Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra với nguồn cung cấp khí đốt còn lại của Nga… Chúng ta phải làm quen với giá cao hơn, thời của năng lượng giá rẻ từ Nga chắc chắn đã qua”.
| EU 'chia tay' hoàn toàn khí đốt của Nga nhờ 'những người bạn tốt', dầu Mỹ 'ào ạt' đến châu Âu Ngày 5/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) không còn phụ thuộc vào ... |
| Xuất khẩu dầu mỏ của Iran lập kỷ lục Xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Iran tăng mạnh bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ. |
| Ngày 14/3, Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Dmitry Polyansky khẳng định, nước này chưa nhận được ... |
| Khí đốt Na Uy thay Nga 'chiếm sóng' tại châu Âu, Ba Lan muốn làm điều này ở Trung Âu Ngày 15/3, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố, nước này đặt mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng và đảm bảo an ... |
| “Liên minh khí đốt Nga-Kazakhstan-Uzbekistan” tại sao không?, khi các bên đều cùng có nhu cầu hợp tác chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, các sáng ... |