Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở Washington. (Nguồn: AP) |
Tuy nhiên, ông Williams cho biết, những người tham gia thị trường hiện vẫn tin rằng vấn đề sẽ được giải quyết.
Quốc hội Mỹ đang phải đối mặt với thời hạn chót 30/9 để cấp ngân sách cho chính phủ hoạt động và giải quyết mức trần nợ 28.400 tỷ USD nhằm ngăn chặn nguy cơ chính phủ bị đóng cửa.
Trong khi đó, các nhà phân tích độc lập cảnh báo, Bộ Tài chính Mỹ có khả năng hết thẩm quyền cho vay trong khoảng thời gian từ ngày 15/10 đến 4/11, có nghĩa là chính phủ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ nếu Quốc hội không hành động.
Khi được hỏi về nguy cơ gián đoạn thị trường nếu kịch bản trần nợ công không được giải quyết và chính phủ vỡ nợ, ông Williams cho rằng tình huống đó có thể khiến các nhà đầu tư "phản ứng cực đoan trên thị trường”, không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, ông Williams nhận định rằng, những người tham gia thị trường vẫn mong đợi vấn đề này sẽ được giải quyết.
Trong một nghiên cứu được công bố ngày 27/9, ông Michael Purves, Giám đốc điều hành tại Tallbacken Capital Advisors (có trụ sở ở New York), cho biết, một số căng thẳng liên quan đến vấn đề trần nợ công đã được phản ánh trên thị trường trái phiếu, tín phiếu chính phủ, thể hiện qua việc định giá các tín phiếu kỳ hạn ba tháng cao hơn so với tín phiếu kỳ hạn một tháng, do không phải gánh chịu rủi ro vỡ nợ.
| Lần thứ 12 liên tiếp Fed không điều chỉnh lãi suất, giữ nguyên mức 0-0,25% Ngày 22/9, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở biên độ 0-0,25%. Đây là lần ... |
| Fed sẽ không vội vàng rút các biện pháp kích thích kinh tế Trong bối cảnh kinh tế Mỹ phục hồi từ đại dịch Covid-19, tại cuộc họp dự kiến vào tuần tới Cục Dự trữ Liên bang ... |