Quan hệ Mỹ-Ấn: Tưởng vậy, không phải vậy!

Hồng Phúc
Những thiếu sót của chính quyền Joe Biden làm dấy lên những lo ngại về tương lai quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn Độ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
undefined
Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Joe Biden tỏ ra ý định tiếp tục ưu tiên và thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn Độ. (Nguồn: PTI)

Trong những tuần gần đây, chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triển khai nhiều hoạt động ngoại giao với các đồng minh và đối tác trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của đợt triển khai này là thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ, một đối tác then chốt trong nỗ lực của Mỹ nhằm hạn chế sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc.

Những điểm sáng

Về mặt tích cực, chính quyền Biden đã tỏ ra ý định tiếp tục ưu tiên và thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn. Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia tạm thời nêu rõ rằng Washington sẽ tìm cách “làm sâu sắc hơn quan hệ” với New Delhi.

Mỹ đã cử Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến New Delhi để gặp các nhà lãnh đạo Ấn Độ. Tại đây, ông Austin cam kết hai nước sẽ “phối hợp nhằm xây dựng năng lực lớn hơn trong tương lai”.

Các biện pháp này có thể thúc đẩy lòng tin giữa hai quốc gia, giúp trấn an Ấn Độ rằng bất chấp những thay đổi gần đây trong bộ máy chính quyền Mỹ, quan hệ đối tác Mỹ-Ấn vẫn ổn định.

Chính quyền Biden cũng thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia), tham gia hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa lãnh đạo các nước thành viên.

Tại cuộc họp, 4 nước đã nhắc lại cam kết chung nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương “tự do và rộng mở”, dựa trên “các giá trị dân chủ” và “pháp quyền”.

Mặc dù có sự tham gia của các nước ngoài Mỹ và Ấn Độ, nhưng chương trình ngoại giao Bộ tứ đã nâng cao lợi ích chung của hai nước bằng cách củng cố vai trò chiến lược của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; mở rộng hợp tác Mỹ-Ấn từ khuôn khổ song phương thành đa phương; đặt nền tảng cho mối quan hệ đối tác 4 bên, với các điểm nút trải dài trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhằm liên kết các nỗ lực hạn chế sức mạnh của Trung Quốc.

Cuối cùng, chính quyền Biden đã đánh giá nghiêm túc mối đe dọa từ một Trung Quốc đang trỗi dậy, xác định đây là thách thức chiến lược cấp bách nhất của Mỹ, đồng thời công khai chỉ trích hành vi của Trung Quốc tại Hong Kong, Tân Cương và Biển Đông.

Bất chấp cuộc xung đột kéo dài và công khai với Pakistan, Trung Quốc đến giờ vẫn là mối quan tâm chiến lược cấp bách nhất của Ấn Độ. Nếu Ấn Độ muốn hợp tác chặt chẽ với Mỹ, nước này phải tin rằng Mỹ đánh giá cao tính nghiêm trọng của thách thức mang tên Trung Quốc và quyết tâm đối mặt với nó.

Việc Biden sẵn sàng đưa ra quan điểm cứng rắn với Trung Quốc có thể giúp thuyết phục Ấn Độ.

Và "Gót chân Achilles"

Bên cạnh những thành công nói trên, cách tiếp cận của chính quyền Biden đối với quan hệ đối tác Mỹ-Ấn đã thất bại trong một số lĩnh vực quan trọng, có thể dẫn đến nhiều vấn đề trong thời gian tới.

Chẳng hạn, mặc dù Hướng dẫn chiến lược tạm thời của chính quyền Biden hứa hẹn sẽ “làm sâu sắc hơn mối quan hệ” với Ấn Độ, nhưng tài liệu cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của các đồng minh hiệp ước của Mỹ, mô tả các đồng minh này là “tài sản chiến lược lớn nhất”, có tầm quan trọng với Mỹ trong việc “buộc các nước như Trung Quốc chịu trách nhiệm về hành động của mình”.

Ngược lại, các đối tác phi đồng minh như Ấn Độ được cho là chỉ hữu ích trong việc chia sẻ gánh nặng và mở rộng “vòng tròn hợp tác” không xác định. Họ được gộp lại thành nhóm các quốc gia được ưu tiên hạng hai, trong đó có Ấn Độ và Việt Nam.

Tất nhiên, các đồng minh hiệp ước là điều cần thiết cho nỗ lực chiến lược của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, với quy mô của khu vực và những hạn chế cấp bách về nguồn lực, sự hỗ trợ của các đồng minh sẽ không đủ để đảm bảo thành công.

Các đối tác phi đồng minh có chung cam kết với Mỹ về một khu vực tự do và rộng mở cũng là yếu tố không thể thiếu để đối phó với Trung Quốc, đặc biệt là khi họ đưa lên bàn đàm phán các lợi thế chiến lược về địa lý, cũng như sức mạnh đáng kể về vật lý, kinh tế và quân sự, điển hình như trường hợp của Ấn Độ.

Do đó, việc hạ thấp giá trị của các đồng minh không chính thức là một hành động sai lầm.

undefined
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Austin xử lý cùng lúc hai vấn đề nhạy cảm khiến Ấn Độ không hài lòng. (Nguồn: Reuters)

Chuyến thăm mới đây của ông Austin đến Ấn Độ báo trước những vấn đề tiềm ẩn khác trong quan hệ Mỹ-Ấn.

Ở một cấp độ cụ thể, chuyến thăm không có gì nổi bật khi nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc duy trì hợp tác và đề xuất lĩnh vực hợp tác mới như trí tuệ nhân tạo, không gian và an ninh mạng.

Tuy nhiên, việc người đứng đầu Lầu Năm Góc xử lý cùng lúc hai vấn đề nhạy cảm đã khiến New Delhi không hài lòng.

Đầu tiên, ông Austin công khai thừa nhận những lo ngại về hồ sơ nhân quyền của Ấn Độ với các thành viên trong Nội các Ấn Độ.

Chính phủ Ấn Độ sau đó tuyên bố rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về nhân quyền chỉ nên tập trung vào các giá trị chung của hai nước, thay vì những thiếu sót chủ quan của Ấn Độ.

Theo quan điểm của Ấn Độ, các vấn đề trong nước gây tranh cãi như nhân quyền không nên nằm trong phạm vi hợp tác quốc phòng Mỹ-Ấn. Ấn Độ tin rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công khai giải quyết những vấn đề như vậy cho thấy cả sự vụng về trong ngoại giao và sự can thiệp ngoài ý muốn.

Bộ trưởng Austin cũng đề cập việc Ấn Độ sắp mua lại hệ thống phòng không S-400 của Nga, có thể khiến Mỹ kích hoạt các lệnh trừng phạt. Mặc dù phủ nhận gia tăng khả năng trừng phạt, nhưng ông công khai khẳng định “chúng tôi đã làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng (của Ấn Độ) về vấn đề S-400”.

Các nhà phê bình Ấn Độ kết luận rằng, trên thực tế, mối đe dọa trừng phạt đã được đưa ra, cho thấy Mỹ đang tìm cách thực thi quyền phủ quyết đối với các giao dịch quốc phòng của Ấn Độ.

Điều này gây ấn tượng tiêu cực rằng chính quyền mới có xu hướng bất cẩn khi công khai nhắc đến các vấn đề nên được xử lý kín đáo giữa hai bên.

Việc ông Austin xử lý đồng thời các vấn đề về nhân quyền và S-400 đã làm lộ ra “gót chân Achilles” trong quan hệ Mỹ-Ấn.

Ấn Độ lo ngại rằng Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy, có thể trừng phạt hoặc thậm chí từ bỏ quan hệ đối tác với Ấn Độ nếu họ không tuân thủ các yêu cầu của Mỹ.

Mối lo ngại này, từ lâu vốn cản trở quan hệ giữa hai nước, đã giảm đi đáng kể trong những năm gần đây. Chuyến thăm của ông Austin đã khiến mối lo này trở lại vị trí hàng đầu.

Nếu vấn đề về "sự không đáng tin cậy" của Mỹ ngày càng khiến New Delhi quan ngại, nó có thể cản trở rõ rệt sự tiến triển trong quan hệ đối tác Mỹ-Ấn.

Trở lại hay tiếp nối?

Có lẽ, thất bại kỳ lạ nhất của chính quyền Biden trong cách tiếp cận với Ấn Độ là việc họ không ngừng ca ngợi một sai lầm trong đường lối ngoại giao của Mỹ, rằng Mỹ đã “trở lại” trên trường quốc tế bằng việc ngụ ý về “sự trở lại” trong quan hệ Mỹ-Ấn sau 4 năm vắng bóng dưới thời Tổng thống Trump.

Nếu vấn đề về "sự không đáng tin cậy" của Mỹ ngày càng khiến Ấn Độ quan ngại thì có thể cản trở rõ rệt sự tiến triển trong quan hệ đối tác Mỹ-Ấn.

Trên thực tế, chính quyền Trump chưa bao giờ rời bỏ quan hệ Mỹ-Ấn.

Thay vào đó, chính quyền Trump xây dựng nó dựa trên di sản hợp tác lưỡng đảng từ thời Tổng thống Bush và Tổng thống Obama, biến quan hệ đối tác Mỹ-Ấn trở thành trung tâm trong các nỗ lực chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tiết lộ về “Khuôn khổ Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” cho thấy chính quyền Trump đã tìm cách “đẩy nhanh sự trỗi dậy và năng lực của Ấn Độ để phục vụ như một đối tác an ninh chính thức”, đồng thời “củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Ấn Độ”.

Do đó, hai nước đã đạt được nhiều cột mốc quan trọng, điều mà lẽ ra đã không tồn tại nếu chính quyền Trump vắng mặt hoặc thờ ơ với mối quan hệ này.

Trong đó, việc ký kết các thỏa thuận “nền tảng” đã tạo điều kiện cho hợp tác quân sự và khả năng tương tác, giúp khôi phục Bộ tứ, thể chế hóa Đối thoại 2+2 hằng năm với Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao của Ấn Độ, nới lỏng các quy định kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao thông qua việc cấp Giấy phép Thương mại Chiến lược-1 cho Ấn Độ, mở rộng các cuộc tập trận chung, giúp kim ngạch thương mại quốc phòng Mỹ-Ấn đạt 20 tỷ USD.

Chính quyền Biden sẽ tìm cách thúc đẩy mối quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn hơn nữa. Điều may mắn là Biden có thể xây dựng mối quan hệ song phương dựa trên di sản của các chính quyền trước đây, trong đó có cả di sản của cựu Tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, điều này sẽ khó thành hiện thực nếu chính quyền Biden gạt bỏ lịch sử và những thành tựu trong 4 năm qua.

Việc tận dụng những nỗ lực của các chính quyền trước đây có thể giúp đảm bảo rằng chính sách về Ấn Độ của Biden sẽ ghi nhận nhiều thành công hơn và ít sai lầm hơn trong bản báo cáo tiếp theo.


Bài viết của Giáo sư S. Paul Kapur, khoa Các vấn đề an ninh quốc gia, Trường Sau đại học Hải quân Mỹ và Giáo sư liên kết, Trung tâm Hợp tác và An ninh quốc tế, Đại học Stanford đăng trên Tạp chí National Interest ngày 11/4.

TIN LIÊN QUAN
Sĩ quan Hải quân Mỹ hát ca khúc nhạc phim tiếng Hindi
Ấn Độ-Bangladesh và Ấn Độ-Pakistan: Câu chuyện của hai mối quan hệ
Quan hệ Mỹ-Ấn thăng hoa trong khi Trung-Ấn đi xuống
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Ấn Độ: Xây niềm tin, tăng hợp tác
Bộ tứ, BRICS và cuộc dạo chơi mang tên 'tự chủ chiến lược' của Ấn Độ
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bắt đầu thăm Ấn Độ, dự định ngăn cản New Delhi mua S-400 Nga?

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 7/5/2024: Bạch Dương tài lộc rủng rỉnh

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 7/5/2024: Bạch Dương tài lộc rủng rỉnh

Tử vi hôm nay 7/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 6/5 - SXMN 6/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 6/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 6/5 - SXMN 6/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 6/5

XSMN 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 6/5/2023. kết quả xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số hôm nay 6/5. SXMN 6/5. XSMN ...
Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs MU, 02h00 ngày 7/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs MU, 02h00 ngày 7/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Crystal Palace vs MU tại vòng 36 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 7/5.
Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Nissan của các dòng Almera 2021, Kicks 2022, Navara 2021, Navara 2022, Almera 2022 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết sau đây.
Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?
Bài tarot hôm nay 7/5: Kiếp trước, bạn và bạn thân có mối quan hệ gì?

Bài tarot hôm nay 7/5: Kiếp trước, bạn và bạn thân có mối quan hệ gì?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem ở kiếp trước, bạn và bạn thân có mối quan hệ gì với nhau nhé!
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động