Nhỏ Bình thường Lớn

Quan hệ Mỹ - Trung ở Mỹ Latin: hợp tác hay đối đầu?

Hợp tác thay vì đối đầu là hướng đi tốt nhất mà Bắc Kinh hay Washington nên theo đuổi ở khu vực giàu tiềm năng phát triển như Mỹ Latin.
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170624233331 Hollywood - Đòn bẩy quan hệ Mỹ - Trung?
tin nhap 20170624233331 Nhà Trắng: Quan hệ Mỹ - Trung đang mang lại kết quả

Lợi ích bổ sung

Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo cho biết nước này có thể chuyển trọng tâm hoạt động thương mại sang đối tác Trung Quốc để thay thế cho đối tác Mỹ do những yêu cầu khắt khe từ Washington trong quá trình tái thương lượng Hiệp định Thương mại Tự Do Bắc Mỹ.

tin nhap 20170624233331
Bắc Kinh hiện là đối tác rất lớn của Mỹ Latin.(Nguồn: Es.mercopress)

Việc Bắc Kinh trở thành một đối tác thương mại chính của Mỹ Latin cho thấy vị thế địa chính trị mới của Trung Quốc ở khu vực này, đồng thời cũng làm dấy lên mối quan ngại từ phía Mỹ về ảnh hưởng của Trung Quốc tới khu vực láng giềng.

Tuy nhiên theo chuyên gia Nicholas Borroz, cố vấn chiến lược tình báo của Mỹ, Washington không cần lo lắng về sự hiện diện kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc ở Mỹ Latin mà có thể coi đây là cơ hội để nuôi dưỡng mối quan hệ hợp tác với siêu cường quốc đang phát triển này. Washington nên rút kinh nghiệm từ sai lầm ở khu vực châu Á khi thất bại trong việc kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh, dẫn tới sự đối kháng gay gắt giữa hai nền kinh tế. Phát triển quan hệ đối tác rõ ràng là một giải pháp thay thế tốt hơn cho cả Mỹ và Trung Quốc tại khu vực nhiều tiềm năng Mỹ Latin.

Việc Mỹ từ chối gia nhập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng hay rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đẩy các nước trong khu vực châu Á vào thế khó xử, hoài nghi cam kết của Mỹ tại khu vực và phải đứng trước lựa chọn hợp tác kinh tế với Trung Quốc hay Mỹ. Tuy nhiên, các nước khu vực Mỹ Latin không phải đối mặt với điều này và họ có thể lựa chọn phát triển quan hệ kinh tế với cả hai siêu cường và thực tế họ cũng nên làm như vậy.

Bên cạnh đó, đầu tư của Trung Quốc và Mỹ vào khu vực có thể bổ sung cho nhau. Nếu các nước Mỹ Latin biết tận dụng để phối hợp hai cách tiếp cận đầu tư của cả Mỹ và Trung Quốc thì có thể mở ra một thời kỳ phát triển kinh tế huy hoàng và bền vững cho toàn khu vực.

Đầu tư của Trung Quốc có thể thúc đẩy tăng trưởng ở Mỹ Latin theo cách mà Mỹ không thể sánh được. Trong khi đó, trao đổi viện trợ phát triển từ Washington để đổi lấy cải cách kinh tế và sự minh bạch cũng sẽ giúp mở ra cánh cửa hội nhập kinh tế toàn cầu cho khu vực Mỹ Latin. Do đó, Trung Quốc và Mỹ phối hợp cùng nhau sẽ giúp Mỹ Latin không trở nên quá phụ thuộc vào siêu cường mà vẫn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngày càng bền vững hơn. Nếu Mỹ Latin có thể tận dụng được những cơ hội vàng đến từ hai nhà đầu tư khổng lồ này, khu vực cũng có thể tự bảo vệ mình khỏi những cú sốc khi thị trường thay đổi.

tin nhap 20170624233331
Hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc tại Mỹ Latin có thể thúc đẩy khu vực phát triển bền vững. (Nguồn: Reuters)

Cơ hội rộng mở

Cơ hội rõ ràng nhất để Mỹ hợp tác với Trung Quốc tại khu vực là Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB) mà cả hai đều là thành viên. Trong năm 2012, IDB và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã tạo ra một nền tảng đầu tư chung cho Mỹ Latin thông qua việc huy động các quỹ riêng lẻ hướng tới các dự án cơ sở hạ tầng, các công ty hạng trung, và các dự án liên quan đến nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng. Tổng khoản tài trợ dự kiến lên đến 1,8 tỷ USD. Một năm sau, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và IDB đã thành lập Quỹ cung cấp vốn Trung Quốc và đã cung cấp thêm một khoản tiền phát triển khoảng 2 tỷ USD cho khu vực.

Mỹ cũng nên sử dụng tư cách thành viên của mình trong IDB để phối hợp với Trung Quốc trong hai sáng kiến ​​nêu trên nhằm phát triển chúng thành các quỹ phát triển ở cấp độ đa phương mạnh mẽ hơn. Mỹ cũng nên cung cấp tài chính cho các quỹ này và sử dụng quyền nhà tài trợ để đưa ra những yêu cầu về minh bạch cải cách với các nước tiếp nhận viện trợ/hỗ trợ vốn.

Không có lý do gì để Mỹ từ chối hợp tác với Trung Quốc trong việc thúc đẩy một khu vực Mỹ Latin thịnh vượng, phát triển nhanh và bền vững vì nó sẽ đem lại lợi ích cho cả Mỹ và Trung Quốc. Hợp tác với Trung Quốc sẽ tạo ra tiền đề cho Mỹ tiếp cận các cơ hội đầu tư và thương mại ở khu vực trong tương lai. Hợp tác thay vì đối đầu là hướng đi tốt nhất mà Bắc Kinh hay Washington nên theo đuổi ở khu vực giàu tiềm năng phát triển như Mỹ Latin.

tin nhap 20170624233331 Doanh nghiệp Mỹ Latin đối diện với rủi ro an ninh mạng

Ngày 4/6, Phó Chủ tịch Hiệp hội nhà nghề đo đạc và tự động hóa công nghiệp Colombia (ISA) Yesid Yermanos cảnh báo, ngành công ...

tin nhap 20170624233331 Mỹ Latin đối mặt nhiều thách thức về công nghệ thông tin

Giám đốc điều hành Hiệp hội các doanh nghiệp viễn thông liên Mỹ (ASIET) Pablo Bello cảnh báo tương lai khu vực Mỹ Latin sẽ gặp ...

tin nhap 20170624233331 Mexico đứng đầu Mỹ Latin về xuất khẩu tài năng

Với trên 1,1 triệu công dân có trình độ cao đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, Mexico hiện là nước xuất khẩu ...

Thu Hà - Mai Lan (theo The Nikkei Asian Review)

Tin cũ hơn

Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi
Trung Quốc-EU: Tình hình thêm 'căng', Bắc Kinh phản ứng mạnh, 'bắn tin' đến WTO Trung Quốc-EU: Tình hình thêm 'căng', Bắc Kinh phản ứng mạnh, 'bắn tin' đến WTO