Mối quan hệ giữa Nga-Ukraine-Mỹ với hiện không được hữu hảo. (Nguồn: dreamstime) |
| Mỹ-Iran và hồ sơ hạt nhân Iran: Ánh sáng cuối đường hầm |
Mối quan hệ giữa Mỹ và Ukraine với Nga hiện không được hữu hảo nên cách thức họ ứng xử với nhau không thật mà như thể bên này đẩy bên kia vào tình thế bị động đối phó và tự chứng tỏ là có lỗi khiến cho các mối quan hệ song phương trở nên tồi tệ. Riêng với việc bên này đưa ra đề nghị gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp bên kia thì thực chất lại là chuyện bên này gài bẫy dụ bên kia sa vào.
Sau khi bị tân Tổng thống Mỹ Joe Biden nhìn nhận như kẻ sát nhân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị có cuộc trao đổi trực tuyến với ông Biden. Ông Biden không chấp nhận đề nghị này và đưa ra lời mời gặp trực tiếp ông Putin ở một nước thứ ba. Ông Putin không lộ chủ ý chấp nhận hay bác bỏ lời mời của ông Biden.
Ai đáp ứng trước lời mời đều bị coi là yếu thế và thất thế, do đó không thể tránh khỏi bị tổn hại thể diện và uy danh. |
Trong cùng khoảng thời gian ấy, Tổng thống Ukraine Volodymir Selensky đề nghị gặp ông Putin ở vùng Donbass của Ukraine. Ông Putin từ chối lời mời của ông Selensky nhưng lại mời người này sang gặp mình ở thủ đô Moscow của Nga.
Nhìn vào bề ngoài, các vị này không hề phản đối việc tiếp xúc trực tiếp hay trực tuyến với nhau mà chỉ bất đồng quan điểm về địa điểm, thể thức và thời điểm tiếp xúc với nhau. Địa điểm, thể thức và thời điểm lại động chạm trực tiếp đến thể diện và vị thế nên vô cùng nhạy cảm về đối nội cũng như đối ngoại.
Những khúc mắc hiện tại giữa Nga với Mỹ và Ukraine mang tính nguyên tắc và động chạm đến lợi ích chiến lược cơ bản lâu dài nên dẫu lãnh đạo có gặp nhau bây giờ thì vẫn không thể khắc phục được. Vì thế, lời mời gặp gỡ được đưa ra trước hết nhằm tranh thủ dư luận quốc tế và để thể hiện thế mạnh cũng như khả năng chi phối diễn biến tình huống, sau đấy mới nhằm giải quyết những vấn đề khúc mắc.
Ai đáp ứng trước lời mời đều bị coi là yếu thế và thất thế, do đó không thể tránh khỏi bị tổn hại thể diện và uy danh.