Quan hệ Việt Nam-Mông Cổ: Khí thế mới của ‘bài ca mang âm hưởng ngút ngàn’

Hà Phương
Tròn bảy thập kỷ cũng là hành trình quan hệ Việt Nam-Mông Cổ đi qua những gian khó, thử thách để trở nên gắn kết, vững bền như một bài ca với âm hưởng ngút ngàn đi cùng năm tháng giữa thảo nguyên bao la. Cùng Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Nguyễn Tuấn Thanh nhìn lại con đường và những “giai điệu” trong bài ca đó...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng duyệt đội danh dự trong lễ đón tại thủ đô Ulan Bator, ngày 30/9. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng duyệt đội danh dự trong lễ đón tại thủ đô Ulan Bator, ngày 30/9. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đại sứ có thể cho biết những điểm nhấn nổi bật nhất trong quan hệ song phương xuyên suốt bảy thập kỷ qua?

Việt Nam và Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 17/11/1954. Mông Cổ là một trong những nước sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Việt Nam là nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á mà Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao.

Từ đó đến nay, quan hệ hợp tác và hữu nghị hai nước được tôi luyện trong khó khăn, thử thách và được dẫn dắt bởi một mục tiêu chung “Vì sự tiến bộ chung cho hai dân tộc” đã phát triển mạnh mẽ bất chấp khoảng cách địa lý và sự khác biệt về văn hóa.

Hai nước luôn giữ vững nền tảng hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, Nhà nước và Nhân dân hai nước luôn dành cho nhau sự giúp đỡ vô tư, trong sáng suốt thời kỳ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sau này.

Hiện nay, quan hệ Việt Nam-Mông Cổ tiếp tục được thúc đẩy bởi mong muốn phát triển quan hệ đối tác, lấy lợi ích tối thượng của người dân làm nguyên tắc và mục tiêu cốt lõi. Mối quan hệ này đang phát triển sâu rộng, gắn bó và có lộ trình chung rõ ràng để tiếp tục phát triển trong tương lai.

Trên tinh thần thiện chí và hiểu biết lẫn nhau, Lãnh đạo hai nước tiếp tục đối thoại toàn diện, thường xuyên và vạch ra những bước đi cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương.

Trong bối cảnh hai nước vừa thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện, Đại sứ cảm nhận như thế nào về khí thế mới trong quan hệ song phương từ cấp làm việc đến doanh nghiệp và người dân sau dấu mốc quan trọng này cũng như kỳ vọng của cá nhân Đại sứ?

Thành quả nổi bật của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (từ ngày 30/9-1/10) là việc hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện, tầm cao mới tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, bề dày lịch sử quan hệ, tạo xung lực mới, đưa quan hệ song phương ngày càng phát triển thực chất, hiệu quả.

Việc nâng cấp quan hệ không chỉ thúc đẩy hợp tác từ cấp Chính phủ mà còn tạo động lực hợp tác giữa doanh nghiệp và người dân hai nước. Kỳ họp lần thứ 19 của Ủy ban liên Chính phủ (tại Hà Nội vào nửa cuối tháng 11) không chỉ có sự tham gia của các bộ, ngành mà cả doanh nghiệp hai nước với các hoạt động như Hội chợ thương mại quốc tế, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ.

Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như khai khoáng, tài chính, du lịch, giáo dục, bán lẻ… đang tích cực tìm kiếm các cơ hội hợp tác, mở rộng đầu tư, kinh doanh.

Chuyến bay thương mại do hãng hàng không MIAT kết nối các thành phố hai nước dự kiến sẽ được triển khai từ tháng 12/2024. Các chuyến bay charter thuê chuyến đưa khách du lịch Mông Cổ đến các thành phố du lịch như Hà Nội, Nha Trang, Phú Quốc và ngược lại sẽ tiếp tục được thực hiện, góp phần thúc đẩy kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Đồng thời, các chương trình giao lưu, trao đổi văn hóa, giáo dục cũng sẽ giúp người dân hai nước hiểu biết sâu sắc hơn về nhau, xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của quan hệ song phương.

Có thể nói, việc nâng cấp quan hệ hai nước đã góp phần tăng cường quan hệ các cấp từ chính quyền đến doanh nghiệp, người dân, tạo ra khí thế mới. Nhân dân hai nước đang rất hồ hởi, tin cậy lẫn nhau và triển khai hợp tác với hình thức đa dạng, hiệu quả.

Tôi tin tưởng trong thời gian tới, với sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới hiệu quả, thực chất, toàn diện và bền vững hơn, đáp ứng nguyện vọng, lợi ích chung của hai nước và nhân dân hai nước. Sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Mông Cổ không chỉ đem lại lợi ích cho hai dân tộc, mà sẽ góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở châu Á và trên thế giới.

Nhìn lại lịch sử, chuyến thăm Mông Cổ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 7/1955 và chuyến thăm Việt Nam của Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Yu.Tsedenbal tháng 9/1959 đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Nền tảng đó, theo Đại sứ, cần được vun đắp như thế nào trong bối cảnh quốc tế hiện nay?

Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Mông Cổ được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Yu.Tsedenbal đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước tiếp nối đã có lịch sử lâu dài và vững chắc. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi tình hình quốc tế và khu vực đang có những biến động mạnh, nhanh chóng, phức tạp, khó lường mối quan hệ này càng cần được vun đắp theo một số hướng cụ thể.

Thứ nhất là tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại. Cả Việt Nam và Mông Cổ đều có tiềm năng lớn trong các lĩnh vực như nông nghiệp, chăn nuôi, khoáng sản và du lịch. Để thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế, hai nước cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nhau, tăng cường trao đổi thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai là phát triển hợp tác giáo dục và văn hóa. Mối quan hệ lâu dài giữa hai nước Việt Nam và Mông Cổ có thể được củng cố qua các hoạt động giao lưu văn hóa và giáo dục. Việc tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên, các đoàn nghệ thuật và các sự kiện văn hóa sẽ giúp nhân dân hai nước hiểu biết sâu sắc về truyền thống và văn hóa của nhau, góp phần xây dựng nền tảng hữu nghị vững chắc.

Thứ ba là thúc đẩy hợp tác về quốc phòng, an ninh. Bối cảnh quốc tế hiện nay đặt ra nhiều thách thức về an ninh khu vực, vì vậy Việt Nam và Mông Cổ cần tiếp tục hợp tác trong các vấn đề an ninh và quốc phòng. Hai nước có thể hợp tác trong các lĩnh vực như đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ nhằm bảo đảm an ninh chung, hợp tác trong duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Thứ tư là đẩy mạnh hợp tác đa phương trên trường quốc tế. Việt Nam và Mông Cổ đều có vai trò quan trọng trong các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEM, ASEAN… việc phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn này sẽ giúp hai nước tăng cường vị thế quốc tế và bảo vệ lợi ích chung, đồng thời thể hiện sự ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề toàn cầu.

Thứ năm là chia sẻ kinh nghiệm phát triển bền vững. Cả Việt Nam và Mông Cổ đều đang đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Do đó, hai nước có thể hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực như năng lượng xanh, năng lượng sạch, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với nỗ lực chung này, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mông Cổ sẽ không ngừng phát triển, thích ứng với tình hình quốc tế mới, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân hai nước, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai dân tộc.

Nhắc đến Mông Cổ, người Việt Nam sẽ nghĩ ngay đến những vó ngựa của thảo nguyên cùng với những túp lều trắng trên cánh đồng được liên tưởng qua phim truyện và có lẽ như vậy là chưa đủ để hiểu hết về đất nước thú vị này. Câu chuyện về giao lưu văn hóa hai chiều sẽ được thúc đẩy với những cách tiếp cận như thế nào trong thời gian tới, thưa Đại sứ?

Văn hóa đặc trưng của Mông Cổ là văn hóa du mục với thảo nguyên bát ngát, những điệu múa sôi động và những bài ca với âm hưởng cao vút, réo rắt giữa không gian bao la, hùng vĩ. Văn hóa truyền thống Mông Cổ bao gồm âm nhạc, vũ đạo và nghệ thuật hình tượng độc đáo. Thậm chí cả nền văn hóa gia súc của Mông Cổ cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống người dân.

Mông Cổ có nhiều lễ hội liên quan đến văn hóa, phong tục tập quán truyền thống được tổ chức vào mùa Hè. Lớn nhất là Lễ hội Naadam (di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại) diễn ra vào đầu tháng Bảy và kéo dài nhiều ngày trên mọi miền đất nước. Trang phục truyền thống của Mông Cổ cũng là nét văn hóa đặc sắc đầy tinh tế, không chỉ giữ ấm cho cơ thể mà còn để thể hiện địa vị xã hội của chủ nhân.

Ẩm thực đặc trưng của Mông Cổ cũng gắn liền với đời sống du mục và chăn nuôi gia súc. Ngoài nguồn thực phẩm phần lớn là thịt thì những sản phẩm từ sữa (ngựa, bò, dê, cừu) là nguồn phổ biến thứ hai của người dân và được chế biến rất đa dạng, thành những món ăn đặc sản mang hương vị riêng biệt, làm nên nét độc đáo và thu hút của văn hóa Mông Cổ.

Cả Việt Nam và Mông Cổ đều có nền văn hóa truyền thống phong phú. Để tăng cường giao lưu văn hóa trong thời gian tới, hai nước cần đầy mạnh hợp tác giáo dục và nghiên cứu văn hóa; trao đổi nghệ thuật và truyền thống dân gian; tích cực quảng bá du lịch và ẩm thực; tăng cường giao lưu thể thao…

Để thực hiện được các giải pháp trên rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, Đại sứ quán và các tổ chức văn hóa, nghệ thuật hai nước chung tay, phối hợp chặt chẽ cùng triển khai các hoạt động hợp tác hai bên.

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm công du Mông Cổ, Ireland, Pháp và dự HNCC Pháp ngữ: Củng cố niềm tin cùng ba người bạn và một cộng đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm công du Mông Cổ, Ireland, Pháp và dự HNCC Pháp ngữ: Củng cố niềm tin cùng ba người bạn và một cộng đồng

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Mông Cổ, Ireland, Pháp và tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ...

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ

Chiều ngày 30/9, lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã diễn ra trọng thể tại Quảng trường Cung Nhà ...

Điểm nhấn trong dịp kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Điểm nhấn trong dịp kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ (17/11/1954-17/11/2024), ngày 12/9, tại Hà Nội, Viện ...

Chuyến đi khai phá tiềm năng mới và làm sâu sắc hơn các khuôn khổ hợp tác

Chuyến đi khai phá tiềm năng mới và làm sâu sắc hơn các khuôn khổ hợp tác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ ...

Hà Phương (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 19/12/2024: Song Tử tài lộc khởi sắc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 19/12/2024: Song Tử tài lộc khởi sắc

Tử vi hôm nay 19/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/12/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/12/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 19/12. Lịch âm 19/12/2024? Âm lịch hôm nay 19/12. Lịch vạn niên 19/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/12/2024: Tuổi Ngọ tài lộc thịnh vượng

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/12/2024: Tuổi Ngọ tài lộc thịnh vượng

Xem tử vi 19/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 19/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2024-2029.
Thủ tướng tiếp đoàn doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hoa Kỳ

Thủ tướng tiếp đoàn doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hoa Kỳ

Thủ tướng đánh giá cao đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của USABC tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế tại Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 19/12/2024: Giá vàng 'hóng' Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024: Giá vàng 'hóng' Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ.
Hợp tác ASEAN năm 2024: Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Hợp tác ASEAN năm 2024: Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024...
Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng trình Thư ủy nhiệm lên Tổng giám đốc IAEA

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng trình Thư ủy nhiệm lên Tổng giám đốc IAEA

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với các sáng kiến của IAEA, đặc biệt là trong việc tăng cường an ninh hạt nhân...
Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng Toàn dân tại Brunei Darussalam

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng Toàn dân tại Brunei Darussalam

Đại sứ quán và Cơ quan Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Brunei đã tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 thăm và làm việc tại tỉnh Phú Thọ

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 thăm và làm việc tại tỉnh Phú Thọ

Chiều 17/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thăm và làm việc tại tỉnh Phú Thọ.
Việt Nam-Ấn Độ tăng cường hợp tác hiệu quả, thực chất tại UNESCO

Việt Nam-Ấn Độ tăng cường hợp tác hiệu quả, thực chất tại UNESCO

Ngày 17/12, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp ông Vishal V. Sharma, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Ấn Độ bên cạnh UNESCO...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài làm việc tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài làm việc tại tỉnh Tuyên Quang

Ngày 17/12, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga đã tiếp và làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động