Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai

Nguyễn Kim
Những mẩu chuyện quá khứ đơn lẻ nhưng lý thú là những gợi ý cho hiện tại cũng như gợi mở suy nghĩ về tương lai của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
50 năm quan hệ Việt Nam-Nhật Bản: Quá khứ-Hiện tại-Tương lai
Các đại biểu dự Hội thảo khoa học quốc tế: "Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản: Quá khứ-Hiện tại-Tương lai". (Ảnh: NK)

Củ của hoa loa kèn của Nhật Bản có thể đã từng được du nhập vào Việt Nam, Hương đạo cũng là một cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản… Đó không chỉ là những mẩu chuyện quá khứ đơn lẻ nhưng lý thú mà còn là những gợi ý cho hiện tại cũng như gợi mở suy nghĩ về tương lai của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.

Và đó cũng chính là tinh thần của Hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với Trường Đại học Việt Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Ban tổ chức Hoạt động kỷ niệm 50 năm Quan hệ Ngoại giao Nhật - Việt tổ chức ngày 3/11.

Hội thảo quy tụ hàng chục nhà khoa học, sử học hàng đầu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu của Nhật Bản, Việt Nam và đông đảo các nhà nghiên cứu trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh Nhật Bản và Việt Nam cùng trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu về quan hệ bang giao của hai quốc gia trong lịch sử.

Những con đường cầu nối

TS. Fujimoto Norimasa, Đại học Việt Nhật, đã tiến hành khảo sát lịch sử hoa loa kèn trong bối cảnh văn hóa Việt Nam và giao lưu văn hóa xuyên quốc gia trong khu vực Đông Á và phục dựng lại một cách sơ lược về lịch sử hoa loa kèn ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu được tác giả thông tin tại Hội thảo, theo đó phán đoán củ hoa loa kèn của Nhật Bản được du nhập vào Việt Nam. Vì trong thời kỳ đó Nhật Bản đã đẩy mạnh xuất khẩu củ hoa loa kèn chủ yếu sang các nước Âu Mỹ theo đường biển. Một bộ phận của nó có lẽ đã được mang về Việt Nam.

Còn ThS. Nguyễn Thị Thu Trang, Đại học Việt Nhật, thì nghiên cứu sự ra đời của nhiều loại hình nghệ thuật không chỉ thể hiện cái đẹp mà còn hàm chứa những triết lý như Hoa đạo (Ikebana), Trà đạo (chandou), Thư đạo (Shodou), Kiếm đạo (Kendo)… và tập trung vào loại hình nghệ thuật ít người biết đến đó là Hương đạo (Kodo). Tác giả trích dẫn nhận định của nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Nhật Bản thời cận đại Vĩnh Sinh cho rằng: Hương đạo chính là cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản, trong đó trầm hương là nguyên liệu quan trọng nhất, cũng là nguồn gốc cho sự ra đời của Hương đạo Kodo.

Kết quả nghiên cứu về “con đường trầm hương trong giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong khu vực Đông Á thế kỷ XVI-XVIII” được công bố tại hội thảo đã giải đáp thắc mắc con đường cầu nối trầm hương được hình thành và vận hành như thế nào, và nó tác động ra sao tới quan hệ giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản.

50 năm quan hệ Việt Nam-Nhật Bản: Quá khứ-Hiện tại-Tương lai
Các đại biểu dự Hội thảo. (Ảnh: M.A)

Trong phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, Việt Nam và Nhật Bản có lịch sử quan hệ bang giao lâu dài. Tư liệu lịch sử ghi chép rằng vào năm 752, một vị sư tăng từ Lâm Ấp đã đến biểu diễn âm nhạc tại kinh đô Nara của Nhật Bản.

Sang thời quân chủ, mối liên hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam được kết nối thông qua mạng lưới giao thương và bang giao khu vực Đông Bắc Á. Cả hai quốc gia cùng đánh bại các cuộc xâm lược của Mông Cổ vào thế kỷ XIII.

Đến thế kỷ XVII, khi thương mại biển Đông Á trở nên thịnh vượng, hai quốc gia Nhật Bản và Việt Nam duy trì mối quan hệ ngoại giao và trao đổi thương mại mật thiết.

Đến thế kỷ XIX, trước sự thành công của công cuộc Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản, nhà yêu nước Phan Bội Châu đã khởi xướng phong trào Đông Du nhằm đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Sự thất bại của phong trào Đông Du, sau đó là việc Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ II làm rạn nứt mối quan hệ lịch sử lâu dài giữa hai quốc gia.

Ngày 21/9/1973, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Nhật Bản ký kết văn bản ngoại giao, thiết lập mối quan hệ chính thức giữa hai nước. Từ đó đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được tăng cường và củng cố. Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, là nhà tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động đứng thứ hai, đầu tư và đối tác du lịch lớn thứ ba, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.

Hiện nay Việt Nam và Nhật Bản đang hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực then chốt như cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Cả hai quốc gia hiện đang nỗ lực hợp tác nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Nhật Bản-Việt Nam phát triển lên tầm cao mới, sâu sắc, thực chất và hiệu quả hơn.

Và một trong những nỗ lực đó là những nghiên cứu chuyên sâu, công phu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước - với việc hệ thống hoá và cập nhật các tư liệu và kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua của giới học giả Việt Nam và Nhật Bản về lịch sử hai nước (nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản và nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam), giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

50 năm quan hệ Việt Nam-Nhật Bản: Quá khứ-Hiện tại-Tương lai
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio gửi thông điệp tới Hội thảo. (Ảnh: M.A)

Trong thông điệp gửi tới Hội thảo, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cũng cho rằng, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản có truyền thống lịch sử lâu đời. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ 1973 và hiện quan hệ hai bên đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất.

Theo Đại sứ, hội thảo là một minh chứng cho thấy mối liên hệ, gắn kết lịch sử lâu đời cũng như sự phát triển sâu rộng trong quan hệ hai nước hiện tại, đồng thời góp phần mở ra một thời kỳ phát triển mới trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và hoạt động giáo dục giữa hai nước.

Nhiều khoảng trống cần được bù đắp

Trong báo cáo đề dẫn với chủ đề "Việt Nam học ở Nhật Bản", GS.TS Furuta Motoo và GS.TS Momoki Shiro, Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) thông tin: Ngay từ thời cổ trung đại, các nhà trí thức Nhật Bản đã có một số hiểu biết nhất định về Đông Nam Á và Việt Nam. Từ đó đến nay, Việt Nam học đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Nhật Bản và đạt được nhiều kết quả.

Hiện nay, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển. Trong giới học thuật, sự mở rộng của nghiên cứu sang các lĩnh vực khác nhau cũng như nghiên cứu sát thực về thực trạng xã hội của Việt Nam đã và đang góp phần không nhỏ cho quan hệ đối tác bình đẳng giữa hai nước. Nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều khoảng trống trong nghiên cứu các đề tài siêu quốc gia (như các đề tài đòi hỏi tầm nhìn toàn cầu và khu vực Đông Bắc Á/Đông Nam Á) cần được bù đắp bằng thông tin về Việt Nam.

“Điều đó đòi hỏi giới học thuật Việt Nam học tại Nhật Bản, Nhật Bản học tại Việt Nam cũng như ngành nghiên cứu quan hệ và nghiên cứu so sánh Việt-Nhật đẩy mạnh hợp tác để tạo ra được tính hấp dẫn mới mẻ cho ngành nghiên cứu khu vực học nói chung và Việt Nam học nói riêng”, GS.TS Momoki nói.

Báo cáo về đặc điểm và khuynh hướng nghiên cứu về Nhật Bản ở Việt Nam, GS.TS Nguyễn Văn Kim (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho biết: Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cuộc Cải cách Minh Trị và quá trình hiện đại hóa sâu đó đã làm thay đổi căn bản đời sống kinh tế, xã hội Nhật Bản, một số nhà tư tưởng, cải cách Việt Nam như: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ… đã đặc biệt quan tâm đến thành tựu và con đường phát triển của Nhật Bản. Đến những năm đầu thế kỷ XX, sự thành công của Nhật Bản đã thức tỉnh và truyền cảm hứng cho nhiều nhà yêu nước, trí thức Việt Nam, như Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu,...

Đặc biệt, từ khoảng giữa thập niên 1950 đến 1973, sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản trở thành chủ đề tìm hiểu và nghiên cứu của các học giả miền Nam Việt Nam như Đào Trinh Nhất, Trần Minh Tiết, Nhật Chiêu, Nguyễn Văn Xuân... Các công trình của thế hệ nghiên cứu này đã cung cấp những hiểu biết tổng quan về lịch sử, chính trị, tư tưởng và giáo dục của Nhật Bản.

Sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, việc nghiên cứu Nhật Bản đã trở thành xu thế và có nhiều điều kiện thuận lợi. Từ thời kỳ Đổi mới (1986), việc nghiên cứu về Nhật Bản đã trở thành xu thế trên quy mô toàn quốc. Các trung tâm, viện và khoa chuyên nghiên cứu, giảng dạy về Nhật Bản cũng được thành lập như: Khoa Đông Phương học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội); Khoa Đông Phương (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); các khoa, trung tâm đào tạo Nhật Bản ở Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Khoa học Huế, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á…

50 năm quan hệ Việt Nam-Nhật Bản: Quá khứ-Hiện tại-Tương lai
GS.TS Nguyễn Văn Kim (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) trình bày báo cáo nghiên cứu tại Hội thảo. (Ảnh: M.A)

Những năm gần đây, nghiên cứu về Nhật Bản tiếp tục phát triển, mở rộng. Đó những nghiên cứu mang tính liên ngành từ kinh tế, chính trị đến môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu, đời sống văn hoá - xã hội đương đại, nghiên cứu về các chính sách văn hoá, ngoại giao văn hoá, quyền lực mềm, các tôn giáo mới ở Nhật Bản,... Trên nhiều phương diện, các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng, toàn diện đồng thời đáp ứng mục tiêu ứng dụng cao hơn. Bức tranh về xã hội Nhật Bản ngày càng trở nên rõ nét.

Mặc dù đã có sự gia tăng về số lượng và chất lượng nghiên cứu nhưng vẫn còn những lĩnh vực chưa đạt được kết quả như mong đợi với cả hai loại hình nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết và Nghiên cứu ứng dụng (thực nghiệm). Do đó, cần tăng cường hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản để thúc đẩy nghiên cứu liên ngành, chuyên sâu. Việc xã hội hóa các thành tựu nghiên cứu, tăng cường khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu mới hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng xanh, bền vững, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ hệ sinh thái, an sinh xã hội v.v… cần được quan tâm hơn trong thời gian tới.

Theo GS.TS. Hoàng Anh Tuấn, hội thảo nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu Việt Nam của các học giả Nhật Bản và kết quả nghiên cứu Nhật Bản của các học giả Việt Nam; đồng thời tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh của hai nước được trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu. Kết quả của Hội thảo sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học và giáo dục lịch sử ở hai nước trong thời gian tới.

Ban Tổ chức Hội thảo cho biết đã nhận được trên 20 báo cáo tham luận, trình bày các kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học và nhân dân hai nước về quan hệ bang giao Việt Nam-Nhật Bản trong lịch sử, cũng như mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực khoa học, giáo dục, nhất là lĩnh vực KHXH&NV ở giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh các chuyên luận khảo cứu chuyên sâu, Hội thảo cũng nhận được các báo cáo mang tính tổng kết: Đánh giá kết quả nghiên cứu Việt Nam của các học giả Nhật Bản và đánh giá kết quả nghiên cứu Nhật Bản bởi các học giả Việt Nam.

Đặc biệt, nhằm tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh của hai nước được trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu, Hội thảo bố trí một poster session, thu hút 12 bài trình bày là các bản tóm tắt các dự án nghiên cứu, luận văn, luận án có liên quan đến lịch sử Việt Nam và Nhật Bản.

Cũng tại Hội thảo lần này các nhà khoa học đã gợi mở những hướng nghiên cứu mới, các phương pháp và tư duy nghiên cứu mới của ngành Sử học ở Việt Nam và Nhật Bản qua đó thúc đẩy sự phát triển của khoa học và giáo dục lịch sử ở hai nước.

Gặp gỡ Nhật Bản 2023 - Cơ hội kết nối và giao lưu dựa trên sự thấu hiểu và đồng cảm

Gặp gỡ Nhật Bản 2023 - Cơ hội kết nối và giao lưu dựa trên sự thấu hiểu và đồng cảm

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh, Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản 2023 thành công tốt ...

Nhật Bản nhân giống thành công loài lươn có nguy cơ tuyệt chủng

Nhật Bản nhân giống thành công loài lươn có nguy cơ tuyệt chủng

Đại học Kindai (Nhật Bản) đã trở thành cơ sở giáo dục đầu tiên nhân giống thành công loài lươn Nhật trong bối cảnh số ...

Đổi mới sáng tạo là chìa khóa dẫn tới thành công của mọi thành tố trong nền kinh tế

Đổi mới sáng tạo là chìa khóa dẫn tới thành công của mọi thành tố trong nền kinh tế

Chiều 3/11, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) chủ trì lễ ...

Thủ tướng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghệ sinh học, công nghiệp dược

Thủ tướng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghệ sinh học, công nghiệp dược

Chiều 3/11, tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Nishimura Yasutoshi đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ ...

Tin thế giới 3/11: UAV Nga dồn dập tấn công Ukraine, Mỹ khẳng định ‘quyền tự vệ’ của Israel

Tin thế giới 3/11: UAV Nga dồn dập tấn công Ukraine, Mỹ khẳng định ‘quyền tự vệ’ của Israel

Ngoại trưởng Ukraine nêu "cách duy nhất" giúp EU mạnh lên, Nhật Bản-Philippines xác nhận đàm phán thỏa thuận lịch sử… là một số tin ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động