Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Sức sống, mạch nguồn và tương lai

Hà Phương
"Mối tình thắm thiết Việt-Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em" - tinh thần trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Chủ tịch Mao Trạch Đông rất hoan nghênh tiếp tục được các thế hệ lãnh đạo cùng nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc kế thừa và phát huy một mạch nguồn chảy về phía tương lai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Sức sống, mạch nguồn và tương lai
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (khi đó là Chủ tịch nước) tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba ngày 11/6. (Nguồn: TTXVN)

Ở mọi tiếp xúc cấp cao thời gian qua, kim chỉ nam chính sách được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước nhấn mạnh xuyên suốt. Với Việt Nam, phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là lựa chọn chiến lược trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Trong khi đó, Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng.

Việt Nam ủng hộ một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa phát triển lớn mạnh, đóng góp cho sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Còn Trung Quốc kiên định ủng hộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, ủng hộ Việt Nam phát triển phồn vinh, nhân dân Việt Nam hạnh phúc.

Trách nhiệm lịch sử, yêu cầu khách quan

Hữu nghị, hòa bình, hợp tác và phát triển – những nguyện vọng thiết tha sâu sắc từ bao đời nay của nhân dân hai nước chính là mạch nguồn, cơ sở cho niềm tin về tương lai tươi sáng, nguồn cảm hứng cho sức sống dâng trào của mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Dẫu những tháng năm gian khổ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước đã lùi xa nhiều thập kỷ nhưng Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng và biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đánh giá là “biểu hiện cao quý nhất của mối tình đoàn kết chiến đấu anh em ruột thịt giữa nhân dân hai nước chúng ta”.

74 năm qua, dù có những thời khắc thăng trầm, song về tổng thể, hữu nghị và hợp tác vẫn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng gần gũi, có chế độ chính trị tương đồng, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo và đang cùng tiến hành đổi mới, hội nhập và đi sâu cải cách, mở cửa để phát triển đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội; sự phát triển, ổn định của mỗi nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả hai nước.

Do đó, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2017, việc củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung vừa là trách nhiệm lịch sử, vừa là yêu cầu khách quan, phù hợp với lợi ích cơ bản, lâu dài của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, thế giới.

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Sức sống, mạch nguồn và tương lai
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam, tháng 12/2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Xác lập “định vị mới”

Với nền tảng vững chắc được thử thách qua thời gian, những năm gần đây quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc có nhiều điểm nhấn nổi bật.

Thông qua các chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc tháng 10/2022 và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tới Việt Nam tháng 12/2023, hai bên đã xác lập “định vị mới” cho quan hệ song phương, nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược theo nhận thức chung “6 hơn” của Lãnh đạo cấp cao hai bên.

Sáu phương hướng hợp tác lớn được khái quát trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tháng 12/2023 bao gồm: Tin cậy chính trị cao hơn; hợp tác quốc phòng, an ninh thực chất hơn; hợp tác thực chất sâu sắc hơn; nền tảng xã hội vững chắc hơn; phối hợp đa phương chặt chẽ hơn; bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn.

Các phương hướng này có mối quan hệ biện chứng, tác động và hỗ trợ, bổ sung cho nhau, trong đó, việc thúc đẩy tin cậy chính trị cao hơn là nền tảng.

Tầm vóc mới đòi hỏi những nỗi lực mới, do vậy, các nhà lãnh đạo hai nước nhất trí thúc đẩy một loạt biện pháp hợp tác tương xứng. Ngay từ đầu năm 2024, các hoạt động trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp tiếp tục diễn ra một cách sôi động, theo nhiều hình thức linh hoạt, cả trên kênh Đảng, Nhà nước và giao lưu nhân dân.

Sẵn sàng ở cấp cao nhất

“Tôi sẵn sàng cùng đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn dắt xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu, cùng phát huy tình hữu nghị truyền thống, củng cố tin cậy chính trị, đi sâu trao đổi chiến lược, thúc đẩy hợp tác thực chất, đem lại nhiều hạnh phúc hơn cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ trong điện chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân dịp đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Có thể nói, tinh thần sẵn sàng dẫn dắt xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược của lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai nước là chất xúc tác, khơi dậy nhiệt huyết ở tất cả các cấp hiện thực hóa những kế hoạch mới trên hành trình mới của quan hệ song phương.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình có niềm tin mãnh liệt rằng dưới sự lãnh đạo kiên cường của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn Đảng và toàn thể nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra, thúc đẩy vững chắc công tác chuẩn bị Đại hội XIV, không ngừng hướng tới "hai mục tiêu 100 năm" thành lập Đảng và thành lập nước.

“Tôi sẵn sàng cùng đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn dắt xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu, cùng phát huy tình hữu nghị truyền thống, củng cố tin cậy chính trị, đi sâu trao đổi chiến lược, thúc đẩy hợp tác thực chất, đem lại nhiều hạnh phúc hơn cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Gần đây nhất, trong buổi tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng đã nhấn mạnh quyết tâm triển khai các biện pháp lớn nhằm cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao theo phương hướng "6 hơn" của Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Sức sống, mạch nguồn và tương lai
Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân tháng 6/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định hợp tác kinh tế song phương còn nhiều dư địa để thiết lập các kỷ lục mới. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Dư địa cho các “kỷ lục mới”

Với ưu thế địa lý và sự bổ sung lẫn nhau, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, dù trong bối cảnh “xuôi chiều hay ngược gió” của nền kinh tế thế giới qua nhiều giai đoạn, vẫn không ngừng đi vào chiều sâu, thực chất và trở thành điểm sáng của quan hệ song phương.

Trung Quốc duy trì là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc trên trên thế giới và lớn nhất trong ASEAN.

Năm 2023, theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Trung Quốc đạt 171,9 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu song phương đạt 94,5 tỷ USD (tăng 24,1%), trong đó ta xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 27,8 tỷ USD, tăng 5,3%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 66,7 tỷ USD, tăng 34,1%; nhập siêu từ Trung Quốc ở mức 38,9 tỷ USD, tăng 66,7%.

Về đầu tư, trong năm 2023, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 4,47 tỷ USD với hơn 700 dự án, tăng trên 77%, đứng thứ 4 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ, song dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 22,17%). Lũy kế tính đến tháng 6/2024, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 28,23 tỷ USD (đứng thứ 7/148 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam) với 4.667 dự án còn hiệu lực. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế có đầu tư nước ngoài và tại 55/63 tỉnh thành Việt Nam.

Hiện mỗi tuần có hơn 200 chuyến bay thương mại qua lại giữa hai nước và Trung Quốc đứng thứ hai trong số các thị trường gửi khách đến Việt Nam. Trong năm 2023, có hơn 1,7 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam và 3 tháng đầu năm 2024 đạt gần 890 nghìn lượt khách, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón 2,14 triệu lượt khách Trung Quốc vào Việt Nam, đứng thứ 2 sau Hàn Quốc (2,59 triệu).

Tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư và thương mại Việt Nam - Trung Quốc được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (tháng 6/2023), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định hai nước còn rất nhiều dư địa để lập “các kỷ lục mới” về phát triển quan hệ kinh tế, đầu tư, đồng thời kêu gọi hợp tác trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam từ hoa quả đến thực phẩm chế biến đang tạo ra chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc. Theo nhận định từ các chuyên gia thương mại, kể từ khi thực hiện cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đến nay, Trung Quốc đã giảm thuế cho hơn 8.000 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam; trong đó có nông sản, trái cây tươi. Việc này đã mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn.

Bên cạnh đó, không ít lần trong các tiếp xúc cấp cao, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nông, thủy sản, hoa quả chất lượng cao; sẵn sàng phối hợp thúc đẩy giải quyết vướng mắc về thể chế, chính sách, để quan hệ thương mại hai nước tiếp tục tăng trưởng bền vững và đạt thành quả mới.

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Sức sống, mạch nguồn và tương lai
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm “Cây Hữu nghị” do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng vào tháng 8/2023 tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị nhân dịp Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc tháng 4/2024. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Mối bang giao nằm ở sự thân tình

Trung Quốc có câu nói rằng: “Mối bang giao giữa các nước nằm ở sự thân tình của người dân”. Với mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, cũng có cách tiếp cận cụ thể.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từng chia sẻ: “Các cơ chế giao lưu, hợp tác nhân dân hai bên, trong đó có giao lưu văn hóa, giao lưu giữa các địa phương giáp biên của hai bên sẽ góp phần tăng cường tình cảm giữa hai bên, cùng chia sẻ tương lai trước một thế giới đầy biến động, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp tiến bộ của nhân loại”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng từng nói: “Tình hữu nghị giữa nhân dân chính là nền tảng xã hội và là nguồn sức mạnh cho quan hệ giữa các quốc gia phát triển tốt đẹp, bền vững lâu dài”.

Sự gần gũi, thân thiết của người dân hai nước được diễn tả rất đẹp như trong bài hát Việt Nam-Trung Hoa của nhạc sĩ rất nổi tiếng của Việt Nam Đỗ Nhuận là: “Bên sông tắm cùng một dòng, tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây/Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng”.

Một cách tự nhiên và chân thành, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương diễn ra sôi động, đạt nhiều thành quả thiết thực. Đến nay, đã có gần 60 tỉnh, thành của Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương Trung Quốc. Các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, địa phương hai bên đã thiết lập và tổ chức định kỳ nhiều cơ chế, chương trình hợp tác.

Hai bên cũng tổ chức nhiều hoạt động giao lưu khác như Liên hoan nhân dân biên giới Việt-Trung, Diễn đàn nhân dân Việt-Trung, Giao lưu hữu nghị giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh, khu biên giới được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng... Các hoạt động này đã góp phần củng cố nền tảng hữu nghị vững chắc cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc vào tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thăm “Cây Hữu nghị” do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào tháng 8/2023.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng, trên thế giới chỉ có duy nhất khu vực biên giới ở đây có cửa khẩu mà Việt Nam đặt tên là Hữu Nghị và Trung Quốc cũng thống nhất đặt tên là "Hữu Nghị Quan". Cây đa hữu nghị được tưới tắm, cắm rễ sâu vào lòng đất, tỏa tán mát lành là minh chứng cho mối quan hệ Việt-Trung từng ngày được đắp xây, vun trồng từ những điều bình dị.

Hội nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của doanh nghiệp

Hội nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của doanh nghiệp

Sáng 27/6, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược ...

Học giả Trung Quốc: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà cách mạng, nhà chiến lược và nhà tư tưởng vĩ đại

Học giả Trung Quốc: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà cách mạng, nhà chiến lược và nhà tư tưởng vĩ đại

Nhiều chuyên gia, học giả, nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc đã bày tỏ đau buồn sâu sắc khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn ...

Lãnh đạo các nước chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Lãnh đạo các nước chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Nhân dịp Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí ...

Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Việc ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa năm 1999 và ba văn ...

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiếp mạch đối thoại chiến lược cấp cao nhất Việt Nam-Trung Quốc

Tiếp mạch đối thoại chiến lược cấp cao nhất Việt Nam-Trung Quốc

Thời gian qua, có thể nói rằng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã phát triển theo xu thế tích cực và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Cơ hội trải nghiệm văn hoá dân gian đặc sắc của dân tộc Nùng

Cơ hội trải nghiệm văn hoá dân gian đặc sắc của dân tộc Nùng

Lễ hội văn hóa dân gian dân tộc Nùng lần thứ hai sẽ được tổ chức tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang vào tháng 9 tới với nhiều hoạt ...
Phó Tổng thống Ecuador bị nghi ngờ thực hiện đảo chính

Phó Tổng thống Ecuador bị nghi ngờ thực hiện đảo chính

Ngày 14/8, Chính phủ Ecuador tố cáo Phó Tổng thống Veronica Abad có ý đồ đảo chính khi yêu cầu tòa án phế truất Tổng thống Daniel Noboa.
6.000 khách du lịch Ấn Độ đến Quảng Ninh: 'Mở cửa' đón dòng khách có mức chi tiêu cao, giàu tiềm năng phát triển

6.000 khách du lịch Ấn Độ đến Quảng Ninh: 'Mở cửa' đón dòng khách có mức chi tiêu cao, giàu tiềm năng phát triển

Theo kế hoạch, từ ngày 29/8 đến ngày 3/9, Quảng Ninh sẽ đón đoàn khoảng 6.000 khách du lịch Ấn Độ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm Trung Quốc: Mở ra một giai đoạn phát triển mới cho quan hệ láng giềng hữu nghị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm Trung Quốc: Mở ra một giai đoạn phát triển mới cho quan hệ láng giềng hữu nghị

Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí.
Ngữ liệu ra đề ngoài sách giáo khoa: Tín hiệu hứa hẹn cho năm học mới

Ngữ liệu ra đề ngoài sách giáo khoa: Tín hiệu hứa hẹn cho năm học mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa làm đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn là một ...
Đại sứ Phạm Hùng Tâm gặp Đồng Bộ trưởng Di trú Australia Matt Thistlethwaite

Đại sứ Phạm Hùng Tâm gặp Đồng Bộ trưởng Di trú Australia Matt Thistlethwaite

Đại sứ Phạm Hùng Tâm đề nghị phía Australia tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Australia.
Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn thông tin về quỹ nhà phục vụ cho Đoàn Ngoại giao

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn thông tin về quỹ nhà phục vụ cho Đoàn Ngoại giao

Baoquocte.vn. Tính đến tháng 7/2024, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn sẽ tiếp nhận quản lý thêm các cơ sở nhà đất còn trống, sẵn sàng cung cấp tới Đoàn Ngoại giao.
Điện thăm hỏi về tình hình lũ lụt tại khu vực tỉnh Bắc Pyongan, Triều Tiên

Điện thăm hỏi về tình hình lũ lụt tại khu vực tỉnh Bắc Pyongan, Triều Tiên

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện thăm hỏi khi được tin lũ lụt kéo dài gây thiệt hại lớn tại khu vực tỉnh Bắc Pyongan, Triều Tiên.
Việt Nam và Ma Cao (Trung Quốc) còn nhiều cơ hội hợp tác phát triển các lĩnh vực tiềm năng

Việt Nam và Ma Cao (Trung Quốc) còn nhiều cơ hội hợp tác phát triển các lĩnh vực tiềm năng

Tổng Lãnh sự Lê Đức Hạnh bày tỏ mong muốn phối hợp chặt chẽ với chính quyền Đặc khu hành chính Ma Cao nhằm thúc đẩy hợp tác.
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Australia phát triển ngày càng mạnh mẽ

Quan hệ hợp tác Việt Nam-Australia phát triển ngày càng mạnh mẽ

Đại sứ Phạm Hùng Tâm đề nghị Bộ trưởng Simon Birmingham tiếp tục quan tâm ủng hộ sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Australia.
Australia tự hào về mối quan hệ với ASEAN

Australia tự hào về mối quan hệ với ASEAN

Phát biểu tại sự kiện kỷ niệm Ngày ASEAN, Toàn quyền Australia cho biết, 2024 là một năm đặc biệt, Australia tự hào về mối quan hệ với ASEAN.
Bộ Ngoại giao tiếp tục cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Lebanon, Iran và Israel trong thời điểm này

Bộ Ngoại giao tiếp tục cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Lebanon, Iran và Israel trong thời điểm này

Cục Lãnh sự chủ trì cuộc họp để thảo luận các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam trước tình hình leo thang căng thẳng ở khu vực Trung Đông.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga duy trì liên hệ chặt chẽ với Hội người Việt ở Kursk

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga duy trì liên hệ chặt chẽ với Hội người Việt ở Kursk

Đại sứ quán sẵn sàng phương án sơ tán bà con đến các vùng an toàn ở các tỉnh lân cận nằm sâu trong lãnh thổ Liên bang Nga khi cần thiết.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông, Myanmar và Bangladesh

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông, Myanmar và Bangladesh

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết công dân Việt Nam tại Trung Đông, Myanmar và Bangladesh vẫn an toàn và ổn định.
Thông báo khẩn cấp tới công dân Việt Nam về tình hình Lebanon

Thông báo khẩn cấp tới công dân Việt Nam về tình hình Lebanon

Trước tình hình phức tạp do xung đột leo thang tại Lebanon, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon đã ra thông báo khẩn ngày 8/8.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình tại Bangladesh

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình tại Bangladesh

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam cân nhắc không đến Bangladesh vào thời điểm này nếu không thực sự cần thiết.
Bộ Ngoại giao cảnh báo công dân về leo thang xung đột tại Trung Đông

Bộ Ngoại giao cảnh báo công dân về leo thang xung đột tại Trung Đông

Bộ Ngoại giao cảnh báo công dân Việt Nam, không nên đến Lebanon, Iran và Israel trong thời điểm này; trong trường hợp đang ở Lebanon, cần sớm sơ tán...
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tiếp mạch đối thoại chiến lược cấp cao nhất Việt Nam-Trung Quốc

Tiếp mạch đối thoại chiến lược cấp cao nhất Việt Nam-Trung Quốc

Thời gian qua, có thể nói rằng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã phát triển theo xu thế tích cực và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Đại sứ Phạm Sao Mai: Sự coi trọng và tình hữu nghị gửi gắm qua chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Đại sứ Phạm Sao Mai: Sự coi trọng và tình hữu nghị gửi gắm qua chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Theo Đại sứ Phạm Sao Mai, chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thể hiện sự coi trọng cao độ việc phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Đại sứ quán Pakistan thượng cờ kỷ niệm 77 năm Ngày Độc lập

Đại sứ quán Pakistan thượng cờ kỷ niệm 77 năm Ngày Độc lập

Sáng 14/8, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pakistan tổ chức Lễ kỷ niệm 77 năm Ngày Độc lập Pakistan (14/8/1947-14/8/2024).
Giám đốc hãng thông tấn Cuba: Việt Nam là điểm tham chiếu trong bảo vệ môi trường quốc tế hòa bình

Giám đốc hãng thông tấn Cuba: Việt Nam là điểm tham chiếu trong bảo vệ môi trường quốc tế hòa bình

Việt Nam chắc chắn sẽ thành công trong việc thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Đại sứ Pakistan: Sống và làm việc ở Việt Nam là một phước lành!

Đại sứ Pakistan: Sống và làm việc ở Việt Nam là một phước lành!

Gặp gỡ tân Đại sứ Pakistan Kohdayar Marri, câu chuyện nào cũng trở nên thú vị không hồi kết, miễn là về… Việt Nam!
Vẻ đẹp Hà Nội qua bộ ảnh của Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Kohdayar Marri: Bình dị thôi mà sao bồi hồi...

Vẻ đẹp Hà Nội qua bộ ảnh của Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Kohdayar Marri: Bình dị thôi mà sao bồi hồi...

Đại sứ Pakistan Kohdayar Marri dạo bước trên những con phố Thủ đô, lưu lại nhiều khoảnh khắc về một Hà Nội bình dị và hạnh phúc.
Phiên bản di động