Nhỏ Bình thường Lớn

Quảng Ngãi: Ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ

TGVN. Đây là chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết về hỗ trợ các ngành công nghiệp thế mạnh phát triển bền vững, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác.

Quảng Ngãi có vị trí chiến lược trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vừa có đồng bằng, vừa có miền núi, vừa có biển, hải đảo và cảng nước sâu nên có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có Khu kinh tế Dung Quất, diện tích 45.000 ha, hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đầu tư tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, có hạt nhân phát triển là Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công nghiệp nặng Doosan và Khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ VSIP, Dự án Khu liên hợp Thép Hòa Phát. Đồng thời, Quảng Ngãi còn có 03 khu công nghiệp và 18 Cụm công nghiệp giữ vai trò vệ tinh, gắn kết cùng sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất.

Thế mạnh công nghiệp chủ lực của Quảng Ngãi là ngành lọc hóa dầu với Nhà máy lọc Dung Quất cũng là Nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, hiện tại nhà máy đang thực hiện dự án mở rộng, nâng công suất từ 6,5 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm. Tiếp đến là ngành cơ khí chế tạo và sản xuất kim loại, phát triển mạnh nhờ vào lợi thế cảng biển nước sâu: Các sản phẩm thiết bị công nghiệp nặng của Công ty Doosan Vina như nồi hơi cho các nhà máy nhiệt điện, cẩu trục bốc dỡ hàng cho các hệ thống cảng biển, thiết bị xử lý nước biển thành nước ngọt sinh hoạt… được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới; dự án Khu liên hợp sản xuất thép Hòa Phát - Dung Quất, quy mô 4 triệu sản phẩm/năm. Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống và chế biến gỗ cũng là ngành tỉnh Quảng Ngãi có thế mạnh nhờ có đường bờ biển dài gần 130 km, ngư trường đánh bắt rộng, thổ nhưỡng thích hợp trồng một số loại cây công nghiệp như cây mía, mỳ, keo lai… với các sản phẩm nổi tiếng như Đường RS, sữa Đậu nành Fami, tinh bột Mỳ, thủy sản chế biến…Cùng với các ngành chế biến, chế tạo trên còn có ngành đóng mới và sửa tàu biển tại các cảng cá, đặc biệt là đóng tàu vỏ thép và tàu bằng vật liệu composite, với công suất trung bình tàu vỏ thép đạt 285CV/chiếc và tàu composie đạt trên 800CV/chiếc,… Đồng thời tỉnh Quảng Ngãi cùng với tỉnh Quảng Nam có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp điện khí. Hiện tỉnh Quảng Ngãi đang chuẩn bị các điều kiện để triển khai xây dựng ba nhà máy điện khí tại KKT Dung Quất với công suất 750MW/nhà máy, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong giai đoạn 2021-2025.

Tuy nhiên, sự phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, thế mạnh nêu trên của Quảng Ngãi chưa vững chắc, còn phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm trung gian, nguyên vật liệu mua ngoài, chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài. Lý do, ngành công nghiệp hỗ trợ của Quảng Ngãi còn hạn chế, sản phẩm đơn giản, chủ yếu là gia công và bao bì các loại nhưng chất lượng chưa đồng đều, bên cạnh thì số lượng các nhà sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, các sản phẩm hỗ trợ cũng chưa nhiều nên ngành công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh của tỉnh như: lọc hóa dầu; cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại; chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ, dệt may, đóng tàu và thời gian đến là ngành điện khí,…

Trước nhu cầu bức thiết về hỗ trợ các ngành công nghiệp thế mạnh phát triển bền vững, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác, tỉnh Quảng Ngãi có định hướng đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tập trung ưu tiên phát triển những ngành hàng và sản phẩm hỗ trợ trực tiếp phục vụ cho ngành lọc hóa dầu; ngành cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại; ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ, dệt may, đóng tàu và ngành điện khí nhằm nâng cao có giá trị gia tăng, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp của tỉnh, từng bước tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Với tiềm năng và lợi thế trên cùng với cơ chế chính sách về về ưu đãi, hỗ trợ và thu hút đầu tư theo Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 29/7/2016, trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ được xếp vào danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư với mức ưu đãi vượt trội. Là cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển hỗ trợ cho phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh.

Sở Công Thương đang hoàn thiện Đề án Phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, theo đó, cụ thể hóa chính sách, các nhiệm vụ, chương trình, giải pháp phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ trong thời gian đến. Với tiềm năng, thế mạnh về hệ thống hạ tầng công nghiệp, về các ngành công nghiệp chủ lực riêng có; với cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vượt trội, môi trường kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn và với quyết tâm cũng như định hướng đúng đắn về ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, kỳ vọng, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh.

Quảng Ngãi: Phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH

Quảng Ngãi: Phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH

TGVN. Năm 2019 là năm thứ 4 thực hiện kế hoạch 5 năm (2016-2020) với nhiệm vụ quan trọng là năm “nước rút” thực hiện ...

Quảng Ngãi: Quyết tâm nâng tầm vóc mới

Quảng Ngãi: Quyết tâm nâng tầm vóc mới

TGVN. Đóng vai trò trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, TP.Quảng Ngãi đã tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh ...

Quảng Ngãi: 'Viên Ngọc sáng' trong thu hút đầu tư

Quảng Ngãi: 'Viên Ngọc sáng' trong thu hút đầu tư

TGVN. Quảng Ngãi giờ đây đang vươn mình trở thành 'miền đất hứa' đối với nhà đầu tư nhờ những nguồn vốn sẵn có cùng ...

Quảng Ngãi sẵn sàng đón sóng đầu tư

Quảng Ngãi sẵn sàng đón sóng đầu tư

TGVN. Quảng Ngãi đang tận dụng 5 loại “vốn sẵn có” về tự nhiên, địa kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa và nhân lực ...

Tin cũ hơn