![]() |
Sau khi nhận đơn đăng ký xuất khẩu, DVS và Sở Phát triển Hồi giáo sẽ kiểm tra từng nhà máy tại nước sở tại, nơi sản xuất các sản phẩm thịt và gia cầm trong đơn đặt hàng. (Nguồn: Shutterstock) |
Theo một báo cáo của Đại diện thương mại Mỹ, các yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường Malaysia thậm chí đã khiến các doanh nghiệp trong ngành Halal của nước này phải lo ngại.
Malaysia yêu cầu tất cả các loại thịt nhập khẩu, ngoài thịt lợn và các sản phẩm từ động vật, kể cả các sản phẩm từ sữa, phải có chứng nhận Halal của cơ quan cấp chứng nhận tại nước ngoài đã được nước này chấp nhận, như một điều kiện để được nhập khẩu vào thị trường.
Cụ thể, báo cáo của Đại diện thương mại Mỹ nêu rõ, Malaysia yêu cầu các nhà máy giết mổ phải duy trì các cơ sở sản xuất Halal chuyên dụng. Các nhà máy này cũng phải tách biệt các cơ sở lưu trữ và vận chuyển cho các sản phẩm Halal và không Halal.
Trong khi đó, thông lệ quốc tế có liên quan vẫn cho phép thực phẩm Halal được chuẩn bị, chế biến, vận chuyển hoặc lưu trữ tại các cơ sở đã từng được sử dụng cho thực phẩm không Halal, miễn là tuân thủ các quy trình vệ sinh theo quy tắc của đạo Hồi.
Báo cáo Ước tính thương mại quốc gia năm 2025 của Mỹ, công bố ngày 31/3 chỉ rõ lo ngại của các công ty Mỹ về chi phí xây dựng các cơ sở sản xuất mới, tách biệt để đủ tiêu chuẩn tiếp cận thị trường Malaysia. Báo cáo cũng lưu ý, ngoài các yêu cầu chứng nhận Halal, Kuala Lumpur yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất thịt, gia cầm và sản phẩm từ sữa xuất khẩu vào nước này phải được đăng ký với Sở Dịch vụ thú y (DVS).
"Quy trình này yêu cầu phải nộp đơn kèm theo nhiều tài liệu hỗ trợ, để DVS xem xét. Quá trình xét duyệt có thể mất vài tháng", báo cáo cho biết thêm.
Sau khi nhận đơn, DVS và Sở Phát triển Hồi giáo sẽ kiểm tra từng nhà máy tại nước sở tại sản xuất các sản phẩm thịt và gia cầm trong đơn.
Đại diện thương mại Mỹ cho biết, việc cập nhật đăng ký có thể gây ra thêm sự chậm trễ từ "vài tuần đến vài tháng".
Do đó, phía Mỹ cho rằng, hệ thống đăng ký quá cồng kềnh nêu trên, gây ra sự chậm trễ đáng kể mà không cần thiết, khi xét đến lịch sử lâu dài của Mỹ trong việc cung cấp các sản phẩm động vật an toàn cho Malaysia.
Ngoài ra, các cơ sở đã hoàn thành việc đăng ký với DVS vẫn phải đối mặt với những thách thức do quy trình phức tạp này. "Những khác biệt nhỏ giữa giấy chứng nhận xuất khẩu và thông tin chi tiết về cơ sở trong hệ thống đăng ký cũng có thể dẫn đến việc các lô hàng bị giữ lại, thường phải mất vài ngày đến vài tuần để xác minh làm rõ".
![]()
| Nhật Bản: Loại gạo đắt nhất thế giới nhưng... không phù hợp để làm món sushi Kinmemai Premium đang giữ kỷ lục Guinness là "loại gạo đắt nhất thế giới" với mức giá không tưởng. |
![]()
| Lo ngại dịch bệnh, Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ nhiều nước Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu cừu, dê, gia cầm và động vật móng guốc chẵn từ nhiều nước do sự bùng phát ... |
![]()
| Ghi nhãn sản phẩm được chứng nhận Halal như thế nào cho hợp lệ và phù hợp với quy định quốc tế? Ghi nhãn sản phẩm được chứng nhận Halal chuẩn và phù hợp với quy định quốc tế là yếu tố quan trọng để quyết định ... |
![]()
| Ngành công nghiệp Halal toàn cầu chao đảo trước thuế quan Mỹ Sự leo thang các biện pháp thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang gây chấn động tới ngành công nghiệp Halal thế giới ... |
![]()
| Kazan đăng cai Triển lãm và Diễn đàn Halal 2025 lần thứ XVI Triển lãm và Diễn đàn Halal 2025 sẽ diễn ra ngày 13-18/5 tại thành phố Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Nga với mục tiêu khám phá ... |