Chứng nhận Halal và khuyến nghị cho ngành Halal ở Việt Nam

Trần Thị Minh Thu
Vụ trưởng Vụ Tín ngưỡng và Các Tôn giáo khác, Ban Tôn giáo Chính phủ
Để khắc phục hạn chế trong việc sản xuất sản phẩm Halal và chứng nhận Halal ở Việt Nam hiện nay và từ mô hình tổ chức chứng nhận Halal của một số quốc gia cho thấy, việc thành lập một trung tâm chứng nhận Halal mang tính toàn quốc là cần thiết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tìm hướng khai thông thị trường thực phẩm Halal toàn cầu tiềm năng
Các đại biểu tại Hội thảo quốc tế về thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam vào thị trường quốc tế Halal tại Hà Nội, ngày 30/11/2020. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ở Việt Nam, trong thời gian qua, vấn đề sản phẩm Halal và hoạt động chứng nhận Halal chưa được biết đến rộng rãi, dẫn đến thực trạng sản xuất và chứng nhận cho nhiều sản phẩm không đúng tiêu chuẩn Halal.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường các quốc gia Hồi giáo còn chưa chú trọng việc nghiên cứu văn hóa Hồi giáo trong đó có văn hóa tiêu dùng, văn hóa kinh doanh và các quy định đối với sản phẩm Halal, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu với các đơn vị chứng nhận Halal để nâng cao chất lượng sản phẩm Halal đảm bảo yêu cầu của bên nhập khẩu.

Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý để quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng nhận Halal hiện nay chưa đầy đủ. Các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian qua chưa quy định cụ thể việc tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động liên quan đến chứng nhận Halal.

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật không quy định cụ thể những hoạt động chứng nhận sản phẩm có yếu tố văn hóa, tôn giáo. Trong khi hoạt động chứng nhận Halal vừa có yếu tố tôn giáo vừa là hoạt động đánh giá sự phù hợp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

"Với những quy định nghiêm ngặt về sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn vừa đúng theo kinh Qur’an và luật Shari’ah, việc xuất khẩu các sản phẩm được thị trường các quốc gia Hồi giáo chấp nhận là khó khăn lớn, nhất là đối với những quốc gia có cộng đồng Hồi giáo là thiểu số như Việt Nam".

Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia Hồi giáo là một hướng đi có tiềm năng của các quốc gia có thế mạnh trong sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, với những quy định nghiêm ngặt về sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn vừa đúng theo kinh Qur’an và luật Shari’ah, việc xuất khẩu các sản phẩm được thị trường các quốc gia Hồi giáo chấp nhận là khó khăn lớn, nhất là đối với những quốc gia có cộng đồng Hồi giáo là thiểu số như Việt Nam.

Để khắc phục hạn chế trong việc sản xuất sản phẩm Halal và chứng nhận Halal ở Việt Nam hiện nay góp phần phát triển thương mại của Việt Nam vào thị trường các quốc gia Hồi giáo, cần quan tâm nghiên cứu những quy định về chứng nhận Halal của thị trường Hồi giáo để cung ứng những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của bên nhập khẩu, cùng với đó là điều chỉnh, chuẩn hóa hoạt động chứng nhận Halal để được các tổ chức chứng nhận Halal quốc tế thừa nhận.

Quy định về chứng nhận Halal ở một số quốc gia

Quy định về hoạt động chứng nhận Halal và mô hình tổ chức chứng nhận Halal tùy thuộc vào đặc thù của từng quốc gia nhưng đều có những đặc điểm chung như: Có hội đồng giáo luật là người Hồi giáo, có trình độ am hiểu về luật Hồi giáo; có hội đồng chuyên gia kỹ thuật bao gồm người có trình độ về hoá học, sinh học hoặc liên quan đến thực phẩm; có hội đồng chứng nhận là người Hồi giáo có trình độ về giáo lý, giáo luật và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với các nước vùng Vịnh có tiêu chuẩn vùng Vịnh bao gồm những hướng dẫn và yêu cầu đối với việc nhập khẩu một loạt các loại lương thực, thực phẩm, thịt và sản phẩm thịt.

Ở các quốc gia có Hồi giáo là quốc giáo, việc kiểm soát sự tuân thủ tiêu chuẩn Halal và công nhận các tổ chức chứng nhận Halal ở nước ngoài thuộc chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước.

Tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Cơ quan Tiêu chuẩn và Đo lường (ESMA) chịu trách nhiệm về các hoạt động tiêu chuẩn hóa. Một trong những chức năng chính của ESMA là ban hành các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật của UAE thông qua các Ủy ban kỹ thuật chuyên ngành. ESMA thông qua chương trình kỹ thuật của Ủy ban kỹ thuật về tiêu chuẩn thực phẩm và nông sản.

Năm 2015, UAE ban hành tiêu chuẩn thay thế cho tiêu chuẩn GSO 1931: 2009, với yêu cầu chung đối với thực phẩm Halal như: tất cả các loại thực phẩm, những sản phẩm, bộ phận và chất chiết xuất của chúng phải tuân thủ các quy định của Hồi giáo; phải tôn trọng quy tắc Hồi giáo trong tất cả các giai đoạn của chuỗi thức ăn thực phẩm Halal, bao gồm các phụ gia thực phẩm và nguyên liệu được sử dụng để sản xuất, việc đóng gói, ghi nhãn, vận chuyển, phân phối, lưu trữ, trưng bày và dịch vụ thực phẩm Halal; tất cả các sản phẩm không phải Halal phải được tách hoàn toàn khỏi các sản phẩm Halal trong toàn bộ chuỗi thức ăn để đảm bảo không gây nhiễm chéo.

Các cơ quan của chính quyền UAE thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết để xác minh sự tuân thủ của các sản phẩm với các yêu cầu đặc biệt của sản phẩm Halal và có thể thực hiện các thủ tục phù hợp theo luật pháp các nước khác.

Tại Ai Cập, Tổ chức Tiêu chuẩn và Chất lượng Ai Cập (EOS) là cơ quan quốc gia trực thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại có thẩm quyền về chất lượng, chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động liên quan tiêu chuẩn và đo lường công nghiệp nhằm bảo đảm chất lượng các sản phẩm của Ai Cập, trong đó có các sản phẩm Halal. EOS có nhiều chức năng, trong đó có trách nhiệm việc cấp chứng chỉ Halal, bao gồm cả việc kiểm tra và thanh tra.

Năm 2012, Bộ Công nghiệp và Thương mại Ai Cập ban hành Thông tư khẳng định EOS là cơ quan có thẩm quyền duy nhất của Ai Cập trong việc cấp phép các công ty sản xuất sản phẩm Halal. EOS đã thành lập đơn vị chuyên trách trực thuộc phụ trách về lĩnh vực Halal có nhiệm vụ: cung cấp thông tin về ý nghĩa quan trọng của việc cấp chứng chỉ Halal cho các công ty có nhu cầu; cấp chứng chỉ Halal cho các sản phẩm đã đạt yêu cầu; bồi dưỡng, tập huấn về Halal; theo dõi, giám sát và quan hệ đối ngoại liên quan đến vấn đề Halal.

Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) có Viện Tiêu chuẩn và Đo lường các quốc gia Hồi giáo (SMIIC) có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn Halal cho sản phẩm sản xuất ở các nước thành viên OIC và hợp tác với các nước ngoài OIC về lĩnh vực tiêu chuẩn Halal. SMIIC xây dựng các tiêu chuẩn mới nhằm thực hiện các tiêu chuẩn hài hòa ở các nước thành viên và loại bỏ các rào cản kỹ thuật trong thương mại nhằm phát triển thương mại giữa các nước trong khối.

Phát triển các tiêu chuẩn Halal là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chương trình làm việc của SMIIC, hiện nay SMIIC đang phát triển các tiêu chuẩn thông qua các ủy ban kỹ thuật về thực phẩm Halal, mỹ phẩm Halal, du lịch Halal, chuỗi cung ứng Halal và hệ thống quản lý Halal, với ba tiêu chuẩn cốt lõi là: về thực phẩm Halal, về tổ chức chứng nhận Halal và về công nhận tổ chức chứng nhận Halal.

SMIIC cung cấp hướng dẫn cho các nhà sản xuất, cơ quan chứng nhận và cơ quan kiểm định hoạt động trong sản xuất sản phẩm Halal, chứng nhận Halal tại các quốc gia OIC. Ngoài ra, SMIIC còn hợp tác với các nước ngoài OIC, trong đó có các nước ASEAN về lĩnh vực tiêu chuẩn Halal với mong muốn các tiêu chuẩn Halal được áp dụng cho tất cả các nơi trên thế giới.

các doanh nghiệp Việt đang bỏ ngỏ thị trường thực phẩm cho người Hồi giáo
Nhiều doanh nghiệp Việt đang bỏ ngỏ thị trường thực phẩm cho người Hồi giáo.

Tại khu vực ASEAN, tổ chức và hoạt động chứng nhận Halal rất đa dạng, tùy thuộc vào từng quốc gia, bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội và tổ chức tư nhân của người Hồi giáo. Hiện nay, nhóm kỹ thuật về thực phẩm Halal của ASEAN thường xuyên họp để thống nhất những quy định về tiêu chuẩn Halal và tổ chức chứng nhận Halal ở khu vực.

Ở Malaysia, Cục Phát triển Hồi giáo Malaysia (JAKIM) là một cơ quan thuộc Chính phủ Malaysia, có chức năng cấp phép chứng nhận Halal cho sản phẩm Hồi giáo khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào Malaysia. Hiện nay, JAKIM là cơ quan cấp giấy chứng nhận Halal duy nhất tại Malaysia và cũng là cơ quan quản lý nhà nước, giám sát và thực thi các quy định Halal tại Malaysia.

Malaysia đã ban hành Tiêu chuẩn Malaysia MS 1500:2009 để áp dụng cho các sản phẩm thực phẩm Halal được kinh doanh tại nước này. Mọi chứng nhận Halal phải được cấp bởi một trung tâm Hồi giáo Malaysia được JAKIM cho phép cấp giấy chứng nhận Halal.

Các sản phẩm Halal nước ngoài nhập vào Malaysia phải được JAKIM thừa nhận. JAKIM cũng đã thừa nhận một tổ chức chứng nhận Halal của Việt Nam. Hiện nay, cộng đồng quốc tế đã nhìn nhận Malaysia là một trong những nước dẫn đầu trong ngành công nghiệp Halal bởi vì nước này đưa ra nhiều sáng kiến để xây dựng, phát triển và thúc đẩy các sản phẩm Halal ra thế giới.

Tại Singapore, Hội đồng học giả Hồi giáo Singapore (Majlis Ugama Islam Singapura - MUIS) chịu trách nhiệm quản lý về Halal theo sự ủy quyền của Chính phủ Singapore. Singapore quy định mọi loại thịt và các sản phẩm từ thịt phải được cấp chứng nhận Halal bởi một tổ chức Hồi giáo ở nước xuất khẩu và được MUIS chấp thuận.

Ở Singapore có 3 cơ quan nhà nước cùng phối hợp với MUIS trong việc giải quyết các vấn đề về Halal gồm: Cục Kiểm soát thực phẩm thuộc Bộ Môi trường, Cục Thú y Nông nghiệp thuộc Bộ Phát triển quốc gia và Cục Tội phạm Thương mại thuộc Bộ Nội vụ.

Ở Thái Lan, Hội đồng Hồi giáo Trung ương Thái Lan (CICOT) là đơn vị phụ trách quản lý các vấn đề Halal. CICOT thành lập "Ban kiểm soát Tiêu chuẩn Halal" để xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn sản phẩm Halal của quốc gia nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal quốc tế; công nhận hệ thống Halal cho các kiểm toán viên chứng nhận sản phẩm và kiểm soát chất lượng của các dịch vụ Halal. CICOT cũng thành lập “Viện Tiêu chuẩn Halal của Thái Lan” để thực hiện việc thúc đẩy hoạt động học tập và xúc tiến các vấn đề liên quan đến Halal.

Ở Indonesia, trước đây hoạt động chứng nhận Halal và kiểm soát hoạt động chứng nhận Halal do Hội đồng Học giả Hồi giáo Indonesia (MUI) phụ trách. Năm 2014, Indonesia ban hành Luật về Bảo đảm sản phẩm Halal, theo đó Cơ quan Bảo đảm sản phẩm Halal do Bộ trưởng thành lập.

Đến nay, Cơ quan Bảo đảm sản phẩm Halal đã được Bộ Tôn giáo thành lập, có nhiệm vụ chứng nhận Halal và quản lý nhà nước đối với hoạt động chứng nhận Halal ở Indonesia thay vì MUI như trước đây. Luật về Bảo đảm sản phẩm Halal cũng yêu cầu từ 17/10/2019, tất cả các sản phẩm được nhập khẩu, phân phối và kinh doanh trên lãnh thổ Indonesia phải được chứng nhận Halal.

Khuyến nghị cho ngành Halal ở Việt Nam

Hoạt động chứng nhận Halal là hoạt động mang đậm tính tôn giáo, sản phẩm Halal phải đảm bảo tiêu chuẩn về y tế, an toàn thực phẩm theo quy định của kinh Qur’an và luật Shari’ah và do cộng đồng Hồi giáo thực hiện.

Ở Việt Nam hiện nay chưa có một hiệp hội hay cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện việc chứng nhận Halal mà chỉ có một số doanh nghiệp của người Hồi giáo và một số tổ chức Hồi giáo cấp chứng nhận Halal. Các đơn vị chứng nhận Halal có đội ngũ hiểu biết giáo lý, giáo luật Hồi giáo và những quy định về Halal, một số đơn vị có thế mạnh về khả năng tìm kiếm thị trường nên hoạt động khá sôi nổi.

Việc chứng nhận Halal ở Việt Nam thời gian qua đã có những đóng góp nhất định trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường các quốc gia Hồi giáo.

Tuy nhiên, hoạt động chứng nhận Halal ở Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Hầu hết các đơn vị chứng nhận Halal chỉ chứng nhận cho các sản phẩm chế biến từ thủy sản và một số sản phẩm nông sản từ thực vật, chưa có điều kiện để chứng nhận cho các sản phẩm nông sản chế biến từ động vật bởi quy định Halal về quy trình chăn nuôi, chế biến đòi hỏi nhiều điều kiện.

Các đơn vị chứng nhận Halal hiện nay cũng chưa chứng nhận cho quy trình chăn nuôi nông sản, thủy sản bao gồm con giống, thức ăn....

Để khắc phục hạn chế trong việc sản xuất sản phẩm Halal và chứng nhận Halal ở Việt Nam hiện nay và từ mô hình tổ chức chứng nhận Halal của một số quốc gia, trong đó có quốc gia có Hồi giáo là thiểu số như Thái Lan cho thấy, việc thành lập một trung tâm chứng nhận Halal mang tính toàn quốc của Việt Nam là cần thiết để thống nhất trong việc kiểm soát, chứng nhận các sản phẩm Halal và thuận tiện trong hoạt động hợp tác để được sự thừa nhận của các tổ chức chứng nhận Halal quốc tế.

Trong cơ cấu tổ chức chứng nhận Halal, Ban Cố vấn Shari’ah và Ban Chứng nhận đóng vai trò rất quan trọng được hình thành từ những học giả Hồi giáo hoặc những chuyên gia giáo lý Hồi giáo, am hiểu sâu kinh Qur’an, luật Shari’ah để đưa ra việc đánh giá tính phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn Halal; người tham gia các Ban này thường là các vị chức sắc, chức việc, người có uy tín về tôn giáo trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, nhân sự của tổ chức chứng nhận Halal phải có trình độ về sinh, hoá phẩm, công nghệ thực phẩm, có khả năng tiếp cận và mở rộng hợp tác với ngành công nghiệp Halal trên thế giới; tổ chức chứng nhận Halal phải có điều kiện vật chất đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm để thực hiện việc đánh giá, kiểm tra sản phẩm một cách khoa học.

Để tạo điều kiện giảm thiểu chi phí, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp vào chuỗi sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng Halal thì trung tâm chứng nhận Halal của Việt Nam do cộng đồng Hồi giáo Việt Nam nên theo mô hình doanh nghiệp xã hội, phi thương mại.

Để tạo điều kiện giảm thiểu chi phí, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp vào chuỗi sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng Halal thì trung tâm chứng nhận Halal của Việt Nam do cộng đồng Hồi giáo Việt Nam nên theo mô hình doanh nghiệp xã hội, phi thương mại.

Hoạt động của trung tâm chứng nhận Halal theo quy định của pháp luật về Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan và cần tập trung: Củng cố năng lực, đầu tư nguồn nhân lực và trang bị cơ sở vật chất,… hoạt động không trái quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn chứng nhận Halal quốc tế, đáp ứng sự tín nhiệm của cộng đồng Hồi giáo thế giới; tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền cho các doanh nghiệp những quy định về Halal đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các quốc gia Hồi giáo; chủ động nghiên cứu, tìm hiểu quy định về tiêu chuẩn Halal quốc tế và của từng quốc gia nhập khẩu; tiếp cận, mở rộng hợp tác quốc tế để có sự thừa nhận từ các tổ chức chứng nhận Halal quốc tế.

Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần đẩy mạnh nghiên cứu về Hồi giáo, văn hóa Hồi giáo trong đó có văn hóa kinh doanh và những quy định về tiêu chuẩn Halal nói chung, tiêu chuẩn Halal của nước nhập khẩu nói riêng; thực hiện nghiêm quy định Halal trong quá trình sản xuất và chế biến các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường các quốc gia Hồi giáo; phối hợp chặt chẽ và có cơ chế gắn trách nhiệm của đơn vị chứng nhận Halal đối với sản phẩm Halal cho đến khi sản phẩm đó được đưa vào thị trường nhập khẩu và được người tiêu dùng chấp nhận.

Thị trường Halal: Cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường Halal: Cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam

Halal là một khái niệm còn ít được biết đến, kể cả đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ đến thời gian gần đây, ...

Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal toàn cầu và cơ hội đối với Việt Nam

Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal toàn cầu và cơ hội đối với Việt Nam

TGVN. Ngày 30/11 tới, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức Diễn đàn ...

Bài viết cùng chủ đề

Cửa sổ Trung Đông - châu Phi

Đọc thêm

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Chương trình nhằm giúp các học viên cập nhật tình hình thế giới, chính sách đối ngoại của Việt Nam, vấn đề biển đảo, hội nhập kinh tế quốc tế.
ASEAN trong mắt các bạn trẻ

ASEAN trong mắt các bạn trẻ

Trong tiến trình hướng tới tương lai khu vực, thanh niên là động lực then chốt thúc đẩy hiện thự́c hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025...
Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác để chia sẻ về việc nắm bắt thời cơ trong thời đại số.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Ngày 23/4, Kubi nhà Khánh Thi - Phan Hiển và bạn nhảy Linh San lần thứ hai vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship 2024.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tài sản Nga bị phong tỏa: Phương Tây có hành động bất ngờ, Điện Kremlin phát tín hiệu đáp trả

Tài sản Nga bị phong tỏa: Phương Tây có hành động bất ngờ, Điện Kremlin phát tín hiệu đáp trả

Ngày 22/4, Điện Kremlin tuyên bố, bất kỳ động thái nào của Mỹ nhằm tịch thu các tài sản bị phong tỏa của Nga đều là bất hợp pháp.
Giá vàng hôm nay 23/4/2024: Giá vàng SJC lập tức phản ứng sau tin bất ngờ, quý kim thế giới cắm đầu lao dốc, ‘lu mờ’ trước tài sản rủi ro khác

Giá vàng hôm nay 23/4/2024: Giá vàng SJC lập tức phản ứng sau tin bất ngờ, quý kim thế giới cắm đầu lao dốc, ‘lu mờ’ trước tài sản rủi ro khác

Giá vàng hôm nay 23/4/2024, giá vàng SJC bất ngờ giảm, thế giới lao dốc. Giới đầu tư giảm nhu cầu trú ẩn an toàn.
Gói trừng phạt Nga thứ 14: Đội tàu 'bóng tối' bị gọi tên, Moscow tuyên bố sẽ tìm cách giảm thiểu thiệt hại

Gói trừng phạt Nga thứ 14: Đội tàu 'bóng tối' bị gọi tên, Moscow tuyên bố sẽ tìm cách giảm thiểu thiệt hại

Ngoại trưởng Thụy Điển tuyên bố, gói trừng phạt Nga tiếp theo của EU sẽ bao gồm các bước chống lại đội tàu 'bóng tối' vận chuyển dầu Nga.
Nga nói Mỹ ngang nhiên đưa ra quyết định trái pháp luật, có mọi lý do để đáp trả tương xứng

Nga nói Mỹ ngang nhiên đưa ra quyết định trái pháp luật, có mọi lý do để đáp trả tương xứng

Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin chỉ trích quyết định của Mỹ về việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga là bất hợp pháp.
Kinh tế châu Âu: Đức có thể bừng tỉnh sau 'giấc ngủ đông', EU có khả năng 'lội ngược dòng'

Kinh tế châu Âu: Đức có thể bừng tỉnh sau 'giấc ngủ đông', EU có khả năng 'lội ngược dòng'

Sau 15 năm trải qua những cú sốc, kinh tế châu Âu dường như sẽ không mấy khả quan trong năm 2024
Trừng phạt lớn 'đổ bộ' vào Iran, nguồn kiếm tiền chính giữ phong độ; nhận định khả năng leo thang xung đột với Israel

Trừng phạt lớn 'đổ bộ' vào Iran, nguồn kiếm tiền chính giữ phong độ; nhận định khả năng leo thang xung đột với Israel

Iran đang phải đối mặt với lạm phát cao, đồng tiền mất giá và ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt quốc tế.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Phiên bản di động