Mẫu giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế từ ngày 03/12/2023
TẢI VỀ: Mẫu giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế từ ngày 03/12/2023
Một số quy định cần biết về chuyển tuyến bảo hiểm y tế
(1) Về mức hưởng Bảo hiểm y tế:
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(Khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)
(2) Về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo mẫu giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế nêu trên. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
(Khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)
(3) Về thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh:
- Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
+ Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
+ Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.
- Mức thanh toán chi phí vận chuyển:
+ Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh. Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ sở chuyển người bệnh đi; trường hợp ngoài giờ hành chính thì phải có chữ ký của bác sỹ tiếp nhận người bệnh;
+ Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán khoản chi này trực tiếp cho người bệnh trước khi chuyển tuyến, sau đó thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.
(Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)
| Mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn năm 2024 Xin hỏi theo quy định thì mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn năm 2024 là bao nhiêu tiền? - Độc giả Huỳnh Phượng |
| Thưởng Tết Dương lịch 2024: Nhân sự, kế toán và người lao động cần biết Xin hỏi doanh nghiệp có bắt buộc thưởng Tết Dương lịch 2024 cho người lao động không và những quy định liên quan khác? - ... |
| Lịch nghỉ tháng 11/2023 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở công ty tư nhân Tháng 11/2023, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở công ty tư nhân được nghỉ bao nhiêu ngày? - Độc giả Minh ... |
| Đề xuất lịch nghỉ tết Âm lịch và lễ Quốc khánh năm 2024 với cán bộ, công chức và người lao động mới nhất Cho tôi hỏi đã có đề xuất lịch nghỉ tết Âm lịch và lễ Quốc khánh năm 2024 với cán bộ, công chức và người ... |
| Đăng ký giảm trừ gia cảnh cho cháu nội, cháu ngoại được không? Người lao động có thu nhập từ tiền lương tiền công thì có thể đăng ký giảm trừ gia cảnh cho cháu nội, cháu ngoại ... |