Nhỏ Bình thường Lớn

Quy định lắp đặt biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông mới nhất 2024

Việc lắp đặt báo hiệu đường bộ (như lắp đặt biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông,…) được quy định tại Điều 23 Luật Đường bộ 2024. Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Quy định lắp đặt biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông mới nhất 2024
Quy định lắp đặt biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông mới nhất 2024

Quy định lắp đặt biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông theo Luật Đường bộ 2024

Theo đó, báo hiệu đường bộ được lắp đặt bao gồm:

- Đèn tín hiệu giao thông;

- Biển báo hiệu đường bộ gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ;

- Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường (gọi chung là vạch kẻ đường);

- Cọc tiêu, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H, mốc lộ giới;

- Tường bảo vệ và rào chắn;

- Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

**Nguyên tắc lắp đặt đèn tín hiệu giao thông được quy định như sau:

- Mặt đèn quay về hướng đối diện chiều đi và phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thông đường bộ dễ quan sát;

- Thứ tự lắp đặt đèn tín hiệu giao thông theo chiều thẳng đứng: đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở dưới;

- Thứ tự lắp đặt đèn tín hiệu giao thông theo chiều ngang: đèn đỏ ở phía bên trái, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở phía bên phải theo chiều đi;

- Hệ thống đèn tín hiệu giao thông sau khi lắp đặt xong phải được chủ đầu tư, cơ quan quản lý đường bộ tổ chức vận hành thử phù hợp với yêu cầu tổ chức giao thông trên đường bộ trước khi nghiệm thu, đưa vào khai thác.

**Nguyên tắc lắp đặt biển báo hiệu đường bộ được quy định như sau:

- Mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi;

- Được đặt về phía bên phải hoặc phía trên phần đường xe chạy. Trong một số trường hợp cụ thể có thể đặt bổ sung biển báo ở phía bên trái theo chiều đi để chỉ dẫn, báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ;

- Đặt ở vị trí để người tham gia giao thông đường bộ dễ quan sát và thực hiện;

- Biển phụ được sử dụng kết hợp để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

**Nguyên tắc bố trí vạch kẻ đường được quy định như sau:

- Vạch kẻ đường là hình thức báo hiệu đường bộ được kẻ trên mặt đường và trên các công trình đường bộ;

- Vạch kẻ đường có thể bố trí độc lập và có thể kết hợp với các biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông.

**Nguyên tắc lắp, đặt cọc tiêu, tường bảo vệ, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H, rào chắn, mốc lộ giới được quy định như sau:

- Cọc tiêu được lắp đặt ở các đoạn đường nguy hiểm và vị trí cần thiết để hướng dẫn cho người tham gia giao thông đường bộ biết phần đường an toàn và hướng đi của tuyến đường;

- Đinh phản quang được lắp đặt trên mặt đường theo chiều dọc hoặc chiều ngang đường để dẫn hướng, phân làn đường;

- Tiêu phản quang được lắp đặt tại các nơi mà tuyến đường có thể gây nhầm lẫn về hướng đường để dẫn hướng xe chạy vào ban đêm hoặc trong điều kiện sương mù, điều kiện hạn chế tầm nhìn;

- Cột Km được lắp đặt bảo đảm khoảng cách giữa hai cột Km liền kề là 1.000 mét, trường hợp đặc biệt, khoảng cách giữa hai cột liền kề có chiều dài lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.000 mét. Cột Km được sử dụng trong quản lý, vận hành, khai thác, xây dựng, cải tạo, bảo trì đường bộ và xác định vị trí sự cố công trình, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông đường bộ; giúp người tham gia giao thông đường bộ xác định khoảng cách các đoạn đường;

- Cọc H được lắp đặt trong phạm vi giữa hai cột Km liền kề và bảo đảm khoảng cách giữa 02 cọc liền kề là 100 mét;

- Mốc lộ giới là cọc mốc được đặt ở mép ngoài cùng xác định ranh giới của hành lang an toàn đường bộ theo chiều ngang đường;

- Việc lắp đặt tường bảo vệ, rào chắn thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật Đường bộ 2024.

**Việc lắp đặt thiết bị báo hiệu đường bộ bằng âm thanh thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Việc lắp đặt, điều chỉnh, bổ sung, thay thế báo hiệu đường bộ thực hiện theo nguyên tắc quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 23 Luật Đường bộ 2024, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan.

**Trách nhiệm lắp đặt, điều chỉnh, bổ sung, thay thế báo hiệu đường bộ được quy định như sau:

- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức thiết kế, lắp đặt đầy đủ báo hiệu đường bộ trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ và báo hiệu đường bộ chỉ dẫn tại các điểm đấu nối đường khác với đường bộ do mình đầu tư xây dựng;

- Người quản lý, sử dụng công trình đường bộ có trách nhiệm quản lý, sử dụng báo hiệu đường bộ; rà soát, điều chỉnh, bổ sung, thay thế báo hiệu đường bộ theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ trong phạm vi.

Quy định cấp biển hiệu, phù hiệu xe tải, xe ô tô mới nhất

Quy định cấp biển hiệu, phù hiệu xe tải, xe ô tô mới nhất

Xin hỏi việc cấp biển hiệu, phù hiệu xe kinh doanh vận tải như xe tải, xe ô tô chở khách... được quy định như ...

Quy trình phạt nguội vi phạm giao thông đường bộ mới nhất

Quy trình phạt nguội vi phạm giao thông đường bộ mới nhất

Cho tôi hỏi quy trình phạt nguội vi phạm giao thông đường bộ được quy định như thế nào? - Độc giả Ngọc Trân

Mức phạt đối với người đi bộ vi phạm giao thông mới nhất 2024

Mức phạt đối với người đi bộ vi phạm giao thông mới nhất 2024

Mức phạt đối với người đi bộ mới nhất 2024 được quy định như thế nào? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Quy định về giao thông trên đường cao tốc mới nhất

Quy định về giao thông trên đường cao tốc mới nhất

Cho tôi hỏi quy định về giao thông trên đường cao tốc và công dụng của làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc? ...

Quy định về đăng ký thường trú mới nhất năm 2024

Quy định về đăng ký thường trú mới nhất năm 2024

Xin cho tôi hỏi đăng ký thường trú được quy định như thế nào theo pháp luật hiện nay? - Độc giả Hoàng Tuấn