TIN LIÊN QUAN | |
Quảng bá nông sản, thực phẩm Việt Nam tại Italy | |
Hàn Quốc giới thiệu nông sản vùng Gyeonggido tới người tiêu dùng Việt |
Phát biểu tại lễ ra mắt, ông Nguyễn Minh Nhạn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cho biết Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối nhằm tăng cường công tác tham mưu về cơ chế, chính sách phát triển thị trường nông nghiệp trong nước và quốc tế.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản sẽ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản và muối.
Đồng thời đơn vị này sẽ thực hiện điều phối các hoạt động phát triển thị trường; đầu mối quản lý về chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Lễ ra mắt. (Ảnh: L.L) |
Bên cạnh đó, đơn vị này chính là đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về thương mại, trao đổi hàng hóa qua biên giới, khu kinh tế cửa khẩu đối với hàng hóa nông sản.
Đối với nhiệm vụ phát triển thị trường nông sản quốc tế, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản sẽ thực hiện công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo và tổng hợp báo cáo về tình hình thị trường nông sản quốc tế theo ngành hàng và theo khu vực thị trường.
Đồng thời, đơn vị này sẽ cập nhật, cung cấp thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp, người sản xuất về chính sách thị trường nông sản, rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật về xuất, nhập khẩu nông sản. Cục cũng thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu môi trường và cơ hội kinh doanh nông sản tại Việt Nam.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản cũng được giao chủ trì, phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan trong việc ứng phó với rào cản kỹ thuật; các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, Cục sẽ thực hiện xử lý các tranh chấp thương mại nông sản quốc tế theo quy định.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường hiện nay, chế biến và thị trường vẫn là khâu yếu của ngành nông nghiệp. Chuỗi sản xuất vẫn còn ngắn, giữa sản xuất và thị trường còn tách rời dẫn đến thu nhập từ nông nghiệp chưa cao.
Lễ ký kết giữa đại diện Cục và các bên liên quan. (Ảnh: L.L) |
Trong khi đó các nước trên thế giới đang có lợi thế về khoa học công nghệ, kỹ năng về thị trường, càng đòi hỏi công tác thị trường đối với ngành nông sản Việt Nam trở nên quan trọng. Việc đánh giá và khai thác được thị trường là điều mà ngành nông nghiệp đang rất cần. Việc ra mắt Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản sẽ gắn với mục tiêu khai thác tốt nhất các sản phẩm nông sản của Việt Nam.
“Bộ sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Công Thương để khai thác tốt cả hai nhóm thị trường gồm nhóm thị trường 7 tỷ dân trên thế giới và nhóm thị trường 92 triệu dân trong nước. Với phương châm thúc đẩy ngành nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm sạch, nhiều sản phẩm ngon, chất lượng với giá cả phải chăng, phục vụ nhu cầu của nhân dân, phục vụ xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế cho ngành nông nghiệp và ngành kinh tế cả nước", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.
Tại buổi lễ cũng đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản và các đơn vị liên quan.
Thừa thịt lợn vì nuôi quá nhiều, dân lại ăn ít Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại Quốc hội sáng nay "nóng" với cuộc tranh ... |
Nông sản: Điểm sáng trong giao lưu thương mại Việt Nam - Hàn Quốc Vài năm trở lại đây, bên cạnh những mặt hàng điện tử, thiết bị máy móc…nông sản đã trở thành một trong những mặt hàng ... |
Cơ hội mới cho ngành nuôi tôm Việt Nam xâm nhập thị trường Australia Australia là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương đối lớn về thủy sản của Việt Nam, trong đó tôm là mặt hàng thủy ... |