Mộ chum, trong những đặc trưng nổi bật nhật của văn hóa Sa Huỳnh được khai quật tại Bãi Cọi |
Được biết đến từ năm 1909, văn hóa Sa Huỳnh tới nay đã có lịch sử 100 năm phát triển, nghiên cứu. Trong những năm gần đây, tư liệu về văn hóa Sa Huỳnh được bổ sung liên tục, nhiều những phát hiện mới làm thay đổi nhận thức của các nhà nghiên cứu về nền văn hóa nổi tiếng này. Cho đến nay đã có 80 di tích thuộc Văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện. Văn hóa Sa Huỳnh là một văn hóa khảo cổ thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt, tồn tại trong khoảng từ thế kỳ V trước công nguyên đến thế kỷ I, II sau công nguyên, Địa bàn phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Trung bộ VN mà trung tâm hiện thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Một trong những đặc trưng nổi bật nhật của văn hóa Sa Huỳnh sơ kỳ thời đại sắt (cách ngày nay 2500-2000 năm) là mộ chum. Mộ chum được chôn thành chụm, thường ở cồn cao ven biển, ven sông, đa dạng về kích thước và kiểu dáng như hình cầu, hình trụ, hình trứng,...Đặc biệt, chiếc chum mai táng hình trái đào mới được phát hiện vào cuối năm 2008 tại di tích Bãi Cọi (Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã gây nhiều ngạc nhiên cho khách tham quan. Trong chum không có đồ tùy táng, bên cạnh chum còn tìm thấy một chiếc bát bồng vỡ và có hiện tượng “giết chết hiện vật” trước khi đem chôn, các mảnh gốm được chèn xung quanh mộ. Điều này cho thấy sự gần gũi trong cáh thức mai táng của cư dân Bãi Cọ với cư dân Sa Huỳnh.
Cùng với văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh là một trung tâm văn minh rực rỡ thời đầu dựng nước. Sự giao thoa, hòa trộn các yếu tố văn hóa vừa đa dạng vừa thống nhất đã tạo nên sự độc đáo của văn hóa Sa Huỳnh luôn cần được khám phá và nghiên cứu. Được biết, từ ngày 8-7, Bảo tàng Lịch sử VN sẽ mở cửa chào đón người xem đến thưởng lãm bộ sưu tập các hiện vật.
A.L