TIN LIÊN QUAN | |
Kêu gọi IFC đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam | |
Doanh nghiệp chưa hiểu bảo hiểm tín dụng |
Tham dự buổi lễ có gần 40 đại biểu là đại diện các cơ quan Nhà nước phụ trách và hỗ trợ hoạt động giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại như Cục Bộ trợ Tư pháp (Bộ Tư pháp), Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp...
Phát biểu tại Lễ ra mắt, ông Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch VIAC cho biết, việc ban hành Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại đã thể chế hóa Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách ngành tư pháp đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”.
Được thành lập năm 1993 theo sáng kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã dần hoàn thiện thủ tục trọng tài, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ngày một tốt hơn. Sau 25 năm hoạt động, VIAC hiện đã trở thành một điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi có tranh chấp.
Các thành viên thuộc rung tâm hòa giải Việt Nam (VMC). (Ảnh: Vi Vi) |
Cùng với trọng tài thương mại, hơn 10 năm trước, VIAC cũng đã ban hành Quy tắc hòa giải và bắt đầu cung cấp dịch vụ hòa giải để cộng đồng doanh nghiệp có thêm lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Với tư cách là tổ chức giải quyết tranh chấp có nhiều hoạt động tại Việt Nam, VIAC đã đi tiên phong trong việc quảng bá phương thức hòa giải, tích cực chủ động trong việc tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Nghị định 22, chủ động xây dựng mới Quy tắc hòa giải đảm bảo tuân thủ Nghị định 22 và được Bộ Tư pháp bổ sung hoạt động hòa giải.
Theo Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, việc ra mắt Trung tâm hòa giải Việt Nam (gọi tắt là VMC) và công bố Quy tắc hòa giải, quy chế tổ chức và hoạt động, VMC sẽ là một trong ít tổ chức đầu tiên tại Việt Nam thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải trên cơ sở Nghị định số 22/NĐ-CP.
Bộ Quy tắc VMC bao gồm 15 điều, mô tả các trình tự, bước tiến hành, hướng dẫn cũng như các nguyên tắc bắt buộc của một thủ tục hòa giải tại VMC. Theo đó, bất cứ bên nào khi có tranh chấp, dù đã có hay chưa có một thỏa thuận hòa giải, nếu mong muốn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, đều có thể thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Quy tắc VMC để giải quyết vụ việc. Ngoài ra, Quy tắc VMC cũng quy định rõ về vai trò của VMC trong việc điều phối, hỗ trợ và thúc đẩy thủ tục hòa giải để đảm bảo các thủ tục hòa giải được vận hành tuân thủ pháp luật, linh hoạt, thân thiện, hiệu quả, mang lại sự hài lòng cho doanh nghiệp.
Cũng trong buổi lễ, Trung tâm hòa giải Việt Nam cũng công bố danh sách Ban Giám đốc cùng danh sách hòa giải viên đợt I của VMC với nhiều chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật và kinh tế.
“Hút” FDI nhờ phương thức trọng tài thương mại Khi phát sinh tranh chấp, có đến 40% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lựa chọn trọng tài thương mại để giải ... |
Nâng cao vai trò trọng tài trong giải quyết tranh chấp quốc tế “Trong quá trình hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc, không thể tránh khỏi những tranh chấp. Do đó, ... |
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn ngại tìm đến trọng tài thương mại Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, hoạt động thương mại quốc tế sôi động, tất yếu tranh chấp thương mại ... |