TS. Kuijper cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) có khả năng có những thay đổi đáng kể trong cơ chế ra quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, xu hướng tăng cường các hoạt động chống trợ cấp cũng như thắt chặt các biện pháp quản lý khác đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào EU.
Xin ông cho biết về các diễn biến mới nhất liên quan đến các rào cản thương mại từ EU thời gian gần đây?
Doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi sát xao những diễn biến mới từ EU, có thể thông qua các Hiệp hội ở châu Âu để có thêm các thông tin cần thiết. Theo nhận định của các chuyên gia, các luật sư quốc tế, trong thời gian tới sẽ càng có nhiều vụ chống trợ cấp hơn. Vì họ cho rằng, chính phủ các nước tài trợ cho các doanh nghiệp của mình và làm như vậy tức là đã bóp méo thương mại. Các vụ chống trợ cấp sẽ gia tăng nhằm ngăn cản động tác hỗ trợ doanh nghiệp của các nước.
Hiện nay, ngay tại châu Âu, Nghị viện ngày càng có vai trò chính trị lớn hơn và điều đó sẽ được thể hiện trong thời gian tới đây, đặc biệt là khi Hiệp ước Lisbon đã được thông qua. Với Hiệp ước Lisbon, Nghị viện Châu Âu đã có thẩm quyền mới trong việc ban hành chính sách nói chung và các chính sách thương mại, văn bản quy phạm pháp luật về thương mại. Với diễn biến như vậy, các nước đối tác với EU sẽ phải quan tâm nhiều hơn đối với vấn đề vai trò chính trị của Nghị viện Châu Âu. Còn về phía các ngành sản xuất của Châu Âu, họ có xu hướng bảo vệ mình nhiều hơn, dựa vào các cơ quan chức năng của Nghị viện Châu Âu nhiều hơn.
Trước thực tế đó, Việt Nam cần lưu ý gì để không bị các rào cản tác động trở lại?
Điều đó xuất phát từ chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam. Việt Nam cũng nên cẩn trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, tránh trợ cấp cho các ngành xuất khẩu của mình mà trái với quy định của WTO. Tôi tin rằng, Việt Nam chẳng dại gì mà vi phạm vào các quy định của WTO. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam có thể hỗ trợ bằng việc giúp doanh nghiệp nói lên tiếng nói của mình, phản kháng các quyết định của EU khi nó trái với quy định của WTO, hoặc không công bằng. Chính phủ cũng cần tích cực, chủ động trong các đàm phán FTA với các nước, để qua đó bảo vệ chính doanh nghiệp trên nước mình. Trong trường hợp các quy định không thỏa đáng, thì chính phủ phải đại diện cho doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu khởi kiện ra WTO về các quy định đó.
Theo ông, các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cần ứng phó thế nào?
Có hai khả năng có thể các bạn phải áp dụng. Một là tuân thủ các quy định chặt chẽ của EU nếu các bạn cho đó là các quy định công bằng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng không vi phạm quy định đó và như vậy các quy định có chặt chẽ tới đâu cũng sẽ không bị ảnh hưởng. Hai là, các quy định được đưa ra nhưng trái với quy định của WTO, hoặc được áp dụng không đúng, lúc đó Việt Nam có quyền xem xét và khởi kiện EU ra WTO. Nhưng để làm được điều đó, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần kiến nghị và liên kết với Chính phủ để thực hiện các công việc kiện tụng.
Trong quá trình làm việc tại WTO, theo ông đâu là bài học mà Việt Nam cần lưu ý để bảo vệ các doanh nghiệp và hàng hóa của mình?
Chính Việt Nam đã từng khởi kiện và đã có các thành công. Mỗi thành công là bài học để tự nghiên cứu khi có ý định khởi kiện mới. Cũng tương tự với vụ kiện đầu tiên, hoặc với vụ kiện chống bán phá giá giầy mũ da với EU, gần đây nhất là vụ tôm đông lạnh xuất khẩu vào Hoa Kỳ, Việt Nam đã bảo vệ thành công ngành sản xuất trong nước. Với các quốc gia khác cũng vậy, khi họ mới ra nhập WTO, bao giờ cũng phải trải qua quá trình làm quen và rút ra các kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp thuộc khuôn khổ. Năm 1994, khi WTO bắt đầu hoạt động, các vấn đề giải quyết tranh chấp trong WTO còn rất mới, đòi hỏi cần phải học hỏi dần dần và Việt Nam lại là một thành viên mới thì cần phải tiếp tục học hỏi nhiều hơn nữa để có thể tận dụng các lợi thế mà WTO đem lại.
Xin cảm ơn ông!
Phan Anh
* TS. Pieter Jan Kuijper từng là Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ban thư ký WTO và Vụ trưởng Vụ Đối ngoại và Thương mại quốc tế của Ủy ban Châu Âu (EC)