RCEP: Cơ hội hay thách thức đối với xuất khẩu của ASEAN?

TGVN. Bài viết trên báo The Business Times số ra gần đây lập luận rằng, việc giảm thuế quan theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có khả năng làm giảm xuất khẩu của ASEAN, bởi thỏa thuận này có thể làm xói mòn những ưu đãi thương mại của ASEAN mà các đối tác FTA hiện dành cho khối.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
rcep co hoi hay thach thuc doi voi xuat khau cua asean Cơ hội nào để thuyết phục Ấn Độ trở lại RCEP?
rcep co hoi hay thach thuc doi voi xuat khau cua asean Đàm phán RCEP kết thúc và bước đi của ASEAN
rcep co hoi hay thach thuc doi voi xuat khau cua asean
Tầm quan trọng của RCEP với tư cách là điểm đến xuất khẩu cho các nước ASEAN bị hạn chế. (Nguồn: ASEAN Today)

RCEP là một thỏa thuận thương mại (FTA) khu vực nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, và để tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thỏa thuận đã trải qua một số vòng đàm phán kể từ năm 2012, giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác đối thoại là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Tháng 11/2019, sự rút lui của Ấn Độ đã làm giảm số lượng các nước tham gia đàm phán RCEP từ 16 xuống còn 15 nước. Tuy nhiên, RCEP vẫn là FTA lớn nhất trên thế giới bởi nó có một thị trường khổng lồ 24.800 tỷ USD và hơn 2,3 tỷ dân. Thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết trong năm 2020.

Trong khi RCEP đem lại cơ hội để tiếp cận quy mô thị trường lớn hơn, thỏa thuận này có khả năng tạo ra ảnh hưởng bất lợi cho xuất khẩu của ASEAN. Một trong những công cụ chính sách thương mại then chốt của một thỏa thuận thương mại là loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu giữa các nước thành viên của thỏa thuận.

Thông thường, việc loại bỏ thuế quan được cho là sẽ làm gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh ASEAN, việc loại bỏ thuế quan theo RCEP có thể sẽ làm xói mòn những ưu đãi thương mại của ASEAN bởi RCEP sẽ chồng lấn với nhiều FTA khác của ASEAN.

Tất cả các nước ASEAN đều đã có FTA với tất cả các đối tác thương mại chủ chốt của khối, một phần do tư cách thành viên trong Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), các FTA trong khuôn khổ ASEAN+1 với từng nước đối tác đối thoại và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng cũng bởi một số nước trong nhóm RCEP có các FTA song phương với nhau như FTA Nhật Bản-Singapore, FTA Malaysia-Australia, FTA Nhật Bản-Thái Lan, cùng với nhiều FTA khác.

Bởi vậy, tầm quan trọng của RCEP với tư cách là điểm đến xuất khẩu cho các nước ASEAN bị hạn chế.

Các nước ASEAN sẽ phải đối mặt với sự suy giảm lợi thế cạnh tranh mà một số nhà xuất khẩu được hưởng ở các thị trường nước ngoài do các FTA mang lại giữa các nước thành viên ASEAN với nhau và giữa ASEAN với tư cách là một khối với các đối tác đối thoại của họ.

Các nhà xuất khẩu ASEAN sẽ nhận thấy lợi ích của các FTA này giảm sút bởi việc mở rộng những ưu đãi để bao gồm cả những nước bổ sung của RCEP. Việc loại bỏ thuế quan lớn hơn theo RCEP sẽ dẫn đến sự xói mòn ưu đãi rộng hơn và bởi vậy làm giảm xuất khẩu trong ASEAN.

Phân tích 5 điểm đến xuất khẩu hàng đầu của 10 nước ASEAN sử dụng dữ liệu xuất khẩu năm 2018 của Trung tâm thương mại quốc tế cho thấy, các nước ASEAN sẽ có những mức độ thiệt hại về xuất khẩu khác nhau.

Các nước có thiệt hại về xuất khẩu tương đối lớn bao gồm Brunei, Indonesia, Lào, Myanmar, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Ngược lại, Campuchia, Philippines và Việt Nam có khả năng phải đối mặt với ít thiệt hại về xuất khẩu hơn bởi các quốc gia này chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, nước không tham gia RCEP.

rcep co hoi hay thach thuc doi voi xuat khau cua asean Lỡ hẹn với RCEP và bài toán khó về cân bằng lợi ích

TGVN. Những xung đột lợi ích và cả bối cảnh mới không thuận lợi là những thách thức mà RCEP sẽ tiếp tục phải đối ...

rcep co hoi hay thach thuc doi voi xuat khau cua asean Đàm phán RCEP - Phép thử quan trọng đối với năng lực quy tụ của ASEAN

TGVN. Theo hãng tin Kyodo, các bộ trưởng từ 16 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã không đạt được thỏa thuận về ...

rcep co hoi hay thach thuc doi voi xuat khau cua asean RCEP - "Trái ngọt" của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?

Theo Reuters, các nhà phân tích cho rằng những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra "cú huých" cho Hiệp định RCEP.

Mai Ly (theo The Business Times)

Đọc thêm

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Khoảng hơn 200 bạn bè Pháp và bà con kiều bào đã tập hợp cùng các tổ chức hội đoàn bày tỏ sự ủng hộ với bà Trần Tố Nga ...
Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Ca sĩ Bảo Anh khoe khoảnh khắc cưng nựng, chơi đùa bên con gái Misumi hơn một năm trước.
Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Trong tháng 4/2024, Ấn Độ đã nhập khẩu nhiều dầu của Nga, song lại giảm nhập khẩu từ Iraq và Saudi Arabia.
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Phiên bản di động