Bìa Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2022. (Nguồn: Kyodo) |
Về mặt kết cấu, Sách trắng Quốc phòng năm 2022 bao gồm 4 phần, trong đó phần 1 đề cập môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản, phần 2 nói về chính sách an ninh và quốc phòng của nước này, phần 3 mô tả về ba trụ cột quốc phòng và phần cuối đề cập tới các thành phần cốt lõi hình thành nên năng lực quốc phòng của Nhật Bản.
Khác với năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nhật Bản bổ sung thêm một chương mới đề cập riêng về xung đột quân sự Nga-Ukraine trong phần 1 và một chương khác về việc tăng cường các hoạt động y tế trong phần 4, cùng với các đoạn liên quan cơ sở trí tuệ và an ninh kinh tế ở các chương 2 và 4 của phần 4.
Bên cạnh đó, Sách trắng còn có 4 chuyên đề đặc biệt, tập trung vào các chủ đề "các vấn đề an ninh hiện nay", "khả năng răn đe thúc đẩy hòa bình", "các nỗ lực trong các chiến trường và lĩnh vực mới", và "kiến tạo môi trường an ninh mong muốn".
Đây là Sách trắng Quốc phòng đầu tiên dưới thời chính phủ của Thủ tướng Kishida Fumio, được đưa ra trong bối cảnh đối đầu giữa Nga và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) - trong đó có Nhật Bản - về cuộc chiến ở Ukraine không có dấu hiệu hạ nhiệt bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có nhằm vào Moscow.
Về nội dung cụ thể, trong Sách trắng, Nhật Bản nhấn mạnh, bối cảnh cán cân quyền lực toàn cầu đang thay đổi, cạnh tranh chiến lược giữa các nước đang gia tăng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và các lĩnh vực khác, trong đó nổi bật nhất là cạnh tranh chiến lược đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Sự cạnh tranh chiến lược như vậy đang diễn ra thông qua nhiều công cụ, trong đó có mạng xã hội, và đôi khi thông qua "chiến tranh lai" kết hợp giữa các biện pháp quân sự và phi quân sự.
Sự cạnh tranh chiến lược cũng đang trở nên phức tạp hơn bởi các nhân tố như sự gia tăng sức mạnh quân sự nhanh chóng và toàn diện của Trung Quốc, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine và sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc, khiến cho cuộc đấu tranh vì trật tự quốc tế trở thành vấn đề toàn cầu.
Bên cạnh đó, theo Sách trắng, những tiến bộ công nghệ đã làm thay đổi về cơ bản bản chất của an ninh. Các nước tập trung vào việc phát triển và sử dụng cái gọi là "các công nghệ thay đổi cuộc chơi" - đó là các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ siêu âm, và đã nhận ra tầm quan trọng của an ninh kinh tế như ngăn chặn sự thất thoát của các công nghệ tiên tiến đó.
Ngoài ra, Sách trắng cho rằng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, đang bị tác động mạnh bởi các thay đổi về cán cân quyền lực toàn cầu và đang đối mặt với nhiều thách thức an ninh.
Liên quan xung đột Nga-Ukraine, trong chương mới, Sách trắng Quốc phòng 2022 cho rằng, chiến dịch quân sự hiện nay của Moscow có thể dẫn đến mối quan hệ quân sự bền chặt hơn giữa Trung Quốc và Nga.
Cho rằng, Moscow hiện đang bị cô lập và "đã hao mòn lực lượng trên bộ" do chiến dịch quân sự ở Ukraine, Sách trắng quốc phòng đồng thời nhận định: "Đối với Nga, tầm quan trọng của việc hợp tác chính trị và quân sự với Trung Quốc có thể tăng lên".
Do đó, Nhật Bản lưu ý cần phải "theo dõi với quan ngại về khả năng hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Nga sẽ trở nên sâu sắc hơn" bởi động thái như vậy có thể gây ra "tác động trực tiếp" đến môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản.
| Tin thế giới 21/7: Nga dọa mở rộng mục tiêu ở Ukraine; Cơn 'khát tiền' của Kiev; Chính phủ Italy sụp đổ; Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn hành động ở Syria Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, những lùm xùm quanh đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, chính phủ của Thủ tướng Italy Mario Draghi sụp ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (15-21/7): EU phong tỏa ngân hàng Sberbank, tin đồn về khí đốt Nga, Đức đối mặt rủi ro lớn Tăng trưởng toàn cầu bị đe dọa, EU áp gói trừng phạt thứ 7 lên Nga liên quan xung đột tại Ukraine, châu Âu lo ... |