Nhỏ Bình thường Lớn

Hội thảo 'Việt Nam với chủ quyền trên Biển Đông' tại Pháp

TGVN. Nổi bật trong khuôn khổ tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Saint-Brieuc, Pháp là Hội thảo về tình hình Biển Đông do Hiệp hội Côtes-d’Armor Việt Nam tổ chức.
TIN LIÊN QUAN
hoi thao viet nam voi chu quyen tren bien dong tai phap Việt Nam tại Hội đồng Bảo an: Ukraine đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về đề tài thảo luận
hoi thao viet nam voi chu quyen tren bien dong tai phap Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền của Indonesia ở vùng biển Natuna gần Biển Đông
hoi thao viet nam voi chu quyen tren bien dong tai phap
Thành phố Saint-Brieuc, phía Tây Bắc nước Pháp. (Nguồn: informationfrance)

Trong khuôn khổ Tuần lễ văn hóa Việt Nam đang diễn ra tại thành phố Saint-Brieuc, phía Tây Bắc nước Pháp, nhiều hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đã được tổ chức. Nổi bật trong số các hoạt động này là hội thảo về tình hình Biển Đông, do Hiệp hội Côtes-d’Armor Việt Nam tổ chức.

Chủ trì Hội thảo với chủ đề "Việt Nam với chủ quyền trên Biển Đông" là ông Jacques Bourgain, Chủ tịch Hiệp hội Côtes-d’Armor Việt Nam và ông Daniel Schaeffer, nguyên tướng lĩnh quân đội Pháp, nhà nghiên cứu về châu Á và Biển Đông.

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích tình hình Biển Đông, từ các vấn đề lịch sử đến các vấn đề đang diễn ra trên thực địa hiện nay. Các nhà phân tích đều thống nhất quan điểm rằng tình hình Biển Đông hiện đang rất căng thẳng bởi các bất đồng liên quan tới đường chín đoạn hay mười đoạn của Trung Quốc và việc Trung Quốc không tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague.

Nhà nghiên cứu Daniel Schaeffer cho rằng: "Từ vài tháng nay, Trung Quốc ra tăng sức ép lên các quốc gia láng giềng, chẳng hạn như các hoạt động không được sự cho phép của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay việc các tàu cá và tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, rồi việc quấy rối các tàu thăm dò dầu khí của Malaysia. Rõ ràng, tham vọng của Trung Quốc là biến Biển Đông thành vùng biển của riêng nước này".

Ông Alain Rubé, Phụ trách truyền thông của Hiệp hội Côtes-d’Armor Việt Nam cho rằng: "Thật đáng tiếc là Trung Quốc đã thể hiện lập trường khiêu khích đối với Việt nam trên Biển Đông và muốn độc chiếm khu vực biển này, vốn bao quanh các bờ biển Việt Nam. Chúng tôi cũng biết được rằng, những người bạn Việt Nam đã rất cảnh giác với điều đó nhằm tránh khỏi bất cứ xung đột quân sự nào. Việt Nam đã rất cẩn trọng, không hề có chính sách khiêu khích nhưng cũng tỏ ra rất đáng tiếc đối với các hành động khiêu khích của Trung Quốc".

Đồng quan điểm này, nhà nghiên cứu Daniel Schaeffer cũng cho rằng Việt Nam đã thể hiện thái độ đúng mực và can đảm. Thái độ này của Việt Nam cần được các quốc gia như Malaysia và Indonesia làm theo. Ông Daniel Schaeffer cũng hy vọng với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam sẽ tập hợp được các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử các bên trên Biển Đông (COC).

"Từ ngày 1/1 vừa qua, Việt Nam đã đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN, và cần phải hy vọng rằng, với sự thúc đẩy của mình, Việt Nam sẽ tập hợp được các nước trong khu vực, đặc biệt trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử các bên trên Biển Đông. Bởi khi như cách hành xử hiện nay của Trung Quốc và khi nước này vẫn chưa gỡ bỏ đường chín đoạn theo phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại La Haye, thì nếu các nước như Việt Nam, Philippines hay Malaysia đánh bắt cá hay khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của họ nhưng bị đường chín đoạn bao phủ, các nước này lại bị Trung Quốc coi là vi phạm và sẽ bị Trung Quốc tấn công".

hoi thao viet nam voi chu quyen tren bien dong tai phap

Trung Quốc sẽ không tự nguyện chuốc lấy rắc rối và sự chủ động của ASEAN

TGVN. Giáo sư Wang Gungwu (Đại học Quốc gia Singapore) trả lời phỏng vấn của tạp chí ASEAN Focus về vị thế của Nhật Bản ...

hoi thao viet nam voi chu quyen tren bien dong tai phap

PGS. TS. Trần Việt Thái: Việt Nam vững vàng trong biến động

TGVN. PGS. TS. Trần Việt Thái - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngoại giao, nhận định: năm 2019 đã qua và năm 2020 sắp ...

hoi thao viet nam voi chu quyen tren bien dong tai phap

Việt Nam lên tiếng về tình hình Biển Đông tại phiên họp Đại hội đồng LHQ về 'Đại dương và Luật biển'

TGVN. Ngày 10/12, tại New York, Mỹ, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 74 đã họp phiên toàn thể về chủ đề “Đại dương ...

(theo Huỳnh Điệp/VOV-Paris)

Tin cũ hơn

30 năm UNCLOS: ‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian 30 năm UNCLOS: ‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Đại sứ Australia: Quốc gia nào sử dụng 'chiến thuật vùng xám' ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn Đại sứ Australia: Quốc gia nào sử dụng 'chiến thuật vùng xám' ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn
Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản
Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila
Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông
Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược
Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ' Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ'
Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực