TIN LIÊN QUAN | |
Ấn Độ quyết không tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường | |
Iraq tuyên bố tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường |
Việc Mỹ "chung tay" cùng Trung Quốc xây dựng BRI sẽ đem lại sức sống cho nền kinh tế Mỹ và giúp Washington duy trì được địa vị nhà lãnh đạo toàn cầu. (Nguồn: Punto Press) |
BRI của Trung Quốc sẽ cung cấp các hàng hóa công tập trung vào cơ sở hạ tầng để khuyến khích các dòng chảy nguồn lực trên toàn cầu và mở ra con đường mới cho sự phát triển toàn cầu.
Vấn đề là hầu hết các dự án BRI mang tính dài hạn, cần đầu tư vốn lớn và kéo theo những rủi ro phi truyền thống lớn, như xung đột địa chính trị, thay đổi quyền lực, chiến tranh, bất ổn và sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế toàn cầu.
Tờ The Business Times nhận định, bất kỳ nước nào cũng khó có thể một mình giải quyết được những thách thức này. Tất cả các quốc gia liên quan phải hợp tác chặt chẽ và tăng cường phối hợp lợi ích và chính sách, cùng nhau đối mặt với những thách thức này.
Vai trò "cầm lái" của Trung Quốc
Trung Quốc là nước đề xuất và cầm lái chính của BRI. Cho đến nay, Trung Quốc đã làm việc tốt với các nước đang phát triển, trừ Ấn Độ. Hầu hết các nước đang phát triển phải đối mặt với những thách thức về tăng trưởng trong nước và sẵn sàng chấp nhận BRI. Sự hợp tác của Trung Quốc với Nhật Bản và các nước phát triển ở châu Âu cũng đang dần cải thiện.
Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ về BRI với Italy, 1 trong 7 nước công nghiệp lớn nhất thế giới. Một số nước phát triển trong nội bộ châu Âu đang bắt đầu cân nhắc BRI. Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Trung Quốc hồi tháng 10/2018 đã đem lại một thỏa thuận song phương nhằm hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng chung ở các nước thứ ba.
Thỏa thuận này mở ra một cách thức mới để doanh nghiệp ở các nước phát triển tham gia trực tiếp vào BRI. Có thể các nước này vẫn chưa chính thức là một phần của BRI, các doanh nghiệp hoạt động trong các đường biên giới của đất nước họ vẫn có thể ký kết đối tác với các doanh nghiệp Trung Quốc ở các nước thứ ba.
Mỹ có ngăn cản được BRI?
Sự phản đối mạnh mẽ nhất đối với nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy sự hợp tác quốc tế đối với BRI là từ Mỹ. Trong khi các doanh nghiệp Mỹ quan tâm, Chính phủ Mỹ lại gây trở ngại cho BRI do cạnh tranh địa chính trị.
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, việc cản trở BRI đã trở thành một phần của chiến lược toàn diện của Mỹ nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Xu hướng này đang gia tăng và không có dấu hiệu giảm bớt trong tương lai gần. Đây là rủi ro và cũng là thách thức lớn nhất đối với việc phát triển BRI.
Cho dù nếu Mỹ có thể ngăn cản được BRI và buộc Trung Quốc phải cắt giảm đầu tư nước ngoài, vấn đề nảy sinh là quốc gia nào sẽ lấp vào chỗ trống? Về mặt tài trợ cho cơ sở hạ tầng và năng lực xây dựng, không nước nào có thể thay thế Trung Quốc trên thị trường quốc tế, kể cả Mỹ. Nếu nhìn vào mức tăng trưởng chậm chạp về cơ sở hạ tầng ở Mỹ và những cam kết quốc tế phần lớn là “trống rỗng” của Washington, có thể thấy Mỹ thiếu năng lực trong lĩnh vực này như thế nào.
Và bởi vì Mỹ không thể thay thế được Trung Quốc, nên sự can thiệp của Washington có thể lấy đi cơ hội hiếm hoi cho sự tăng trưởng toàn cầu. Xét cho cùng, các tổ chức như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra vô số cảnh báo rằng việc thiếu cơ sở hạ tầng đang cản trở nghiêm trọng sự phát triển toàn cầu. Sự đầu tư của các nước đang phát triển nhằm tiến tới hiện thực hóa Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc không hề đem lại hiệu quả.
Các nhà phân tích cho rằng đến năm 2030, một nửa số mục tiêu phát triển sẽ không đạt được. Tình trạng đói nghèo của các nước thu nhập thấp khiến các nước này trở thành môi trường thuận lợi cho xung đột vũ trang và khủng bố. Chỉ có thống nhất và hợp tác mới có thể đạt được sự phát triển toàn cầu bền vững.
Mỹ - Trung Quốc đạt thoả thuận thương mại: Hạn chế thiệt hại TGVN. Mỹ - Trung Quốc vừa đạt thoả thuận thương mại - một thoả thuận tối thiếu, một giải pháp tình thế nhất thời, không ... |
Sự bổ sung cần thiết
Giới quan sát cho rằng, một lựa chọn khác có thể khó chấp nhận đối với Mỹ nhưng lại là lựa chọn tốt đẹp duy nhất là hợp tác với Trung Quốc để xây dựng BRI. Cả hai nước có thể bổ sung cho nhau trong xây dựng cơ sở hạ tầng, và hợp tác sẽ là giải pháp hoàn hảo, cho phép Mỹ đóng vai trò là nhà lãnh đạo thế giới tốt hơn.
Lợi thế của Trung Quốc vẫn nằm ở sức mạnh cứng, chủ yếu là trong xây dựng cơ sở hạ tầng, còn sức mạnh mềm được đánh giá là vẫn còn khá yếu khi Bắc Kinh thiếu quyền phát ngôn trong các quy định toàn cầu và hầu như không có khả năng điều phối toàn cầu.
Ngược lại, Mỹ có sức mạnh mềm mạnh mẽ, nhưng lại yếu trong khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng, và việc Trung Quốc vượt Mỹ về sức mạnh kinh tế toàn diện chỉ còn là vấn đề thời gian. Trung Quốc và Mỹ mỗi bên có lợi thế so sánh của riêng mình, vì vậy việc hai bên có thể hợp tác với nhau là cần thiết.
Khó khăn lớn nhất trong hợp tác Mỹ - Trung đối với BRI là thái độ nghi ngờ và thận trọng ở Mỹ đối với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc. Nhưng nếu sự trỗi dậy của Trung Quốc là tất yếu thì việc Mỹ cản trở chỉ làm chậm được tiến trình, chứ không khiến nó ngừng lại.
Trước đây, Mỹ chủ yếu dựa vào ưu thế và sức mạnh của mình để quản lý toàn cầu, sử dụng ảnh hưởng thông qua hành động can thiệp quân sự và các biện pháp trừng phạt kinh tế mà hầu như không có đóng góp trực tiếp nào cho sự phát triển toàn cầu.
Tuy nhiên, sự phát triển hòa bình và hợp tác đôi bên cùng có lợi là xu thế hiện nay và kích thích tăng trưởng phải là tâm điểm của sự quản lý toàn cầu. Nếu Mỹ không tham gia việc thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, khả năng lãnh đạo toàn cầu của nền kinh tế số một thế giới sẽ bị đặt câu hỏi và bị thách thức.
Đương nhiên, Trung Quốc cũng cần chủ động hơn trong việc thiết lập và cung cấp các nền tảng cho sự hợp tác với Mỹ và các nước phát triển khác, mở ra không gian rộng hơn cho các công ty nước ngoài tham gia các dự án BRI.
Đồng thời, Trung Quốc cần phải cải thiện tính công khai minh bạch, cạnh tranh công bằng, quản lý khoanh vùng, tính bền vững của việc cấp vốn và bảo vệ môi trường.
Nhìn chung, BRI cần sự hợp tác của thế giới, và đặc biệt là của Mỹ. Chỉ với sự hợp tác toàn cầu, BRI mới có thể trở thành chất xúc tác cho sự phát triển toàn cầu. Sa lầy vào các cuộc tranh giành địa chính trị sẽ chỉ đẩy lùi quá trình hợp tác.
Sáng kiến Vành đai và Con đường - “Cùng bàn, cùng xây, cùng hưởng” Nhân dịp Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ hai được tổ chức tại Bắc Kinh, Đại ... |
Đại dự án Vành đai và Con đường: Đường càng rộng, càng nhiều người tham gia? Vai trò mới của Italy trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) có thể là lời cảnh tỉnh đối với các đồng minh ... |
Điều gì khiến Italy “tha thiết” với Vành đai và Con đường? Những ngày qua, Italy đang nổi lên là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế, khi trở thành nền kinh tế lớn đầu ... |