Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình thông tin tại họp báo. (Ảnh: Diệu Linh) |
Hội thảo do Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận trung ương, Bộ VHTTDL, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và một số cơ quan liên quan tổ chức, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 58-KH/BTGTW.
Phát biểu tại buổi họp báo thông tin về Hội thảo, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình cho biết: "Hội thảo quốc gia là hoạt động rất quan trọng. Ở đó, chúng ta thu nhặt lại những ý kiến, những 'viên ngọc' để đánh giá về quá trình hình thành, quá trình xác định, quá trình hoàn thiện 4 hệ giá trị này".
Cũng theo ông Lê Hải Bình, Hội thảo quốc gia sắp tới chỉ là một phần trong việc hoàn thiện 4 hệ giá trị, cùng với rất nhiều hoạt động khác như nghiên cứu các đề tài khoa học lớn để hình thành thêm các luận cứ khoa học, luận cứ thực tiễn.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm cho rằng, nét mới của Hội thảo lần này là chỉ trong thời gian rất ngắn, tính bằng tháng, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan đã huy động được sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học, nhà nghiên cứu về vấn đề văn hóa.
"Trong đó, có gần 100 bài viết chất lượng của những nhân vật đầu ngành liên quan đến lĩnh vực này, gồm các nhà khoa học, văn hóa, nhà chính trị, nhà quản lý... Chúng tôi đang mời đại diện UNSECO viết tham luận tại hội thảo này để UNESCO đánh giá, nhìn nhận từ góc độ của cơ quan văn hóa, giáo dục của Liên hợp quốc", ông Lâm thông tin.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm chia sẻ tại họp báo. (Ảnh: Diệu Linh) |
Tại sự kiện, ông Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn hóa, văn nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương), Hội thảo dự kiến sẽ chia thành 2 phiên thảo luận gồm: Phiên thứ nhất với chủ đề "Hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới". Phiên thứ hai với chủ đề "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới".
Ông Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn hóa, văn nghệ - Ban Tuyên giáo Trung ương, thông tin về Hội thảo. (Ảnh: Diệu Linh) |
Mục tiêu của Hội thảo nhằm tập trung làm rõ các nội dung, nội hàm và thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xác định những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp, đội ngũ cán bộ, đảng viên, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức và quần chúng nhân dân thực hiện trong việc nghiên cứu, xác định và tổ chức thực hiện các hệ giá trị, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; xác định các định hướng, quan điểm, giải pháp xây dựng các hệ giá trị và từng giá trị cụ thể, để thúc đẩy sự phát triển đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta ở giai đoạn hiện nay.
Dự kiến, khoảng 250 đại biểu tham dự Hội thảo tại Hà Nội, 150 đại biểu ở điểm cầu TP. Hồ Chí Minh và khoảng 100 đại biểu ở đầu cầu Thừa Thiên Huế.
Cũng theo ông Minh Nhựt, tính đến nay, Ban tổ chức đã nhận được hơn 90 tham luận của các tác giả với 79 tham luận được đưa vào kỷ yếu hơn 900 trang để phục vụ Hội thảo. Đây là con số rất có ý nghĩa, cho thấy chủ đề Hội thảo đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý văn hóa, các địa phương và các cơ quan báo chí, truyền thông trong cả nước.
Toàn cảnh buổi họp báo thông tin về Hội thảo. (Ảnh: Diệu Linh) |
Qua thẩm định bước đầu, về cơ bản, các tham luận gửi về Ban Tổ chức đảm bảo chất lượng, tập trung phân tích, khẳng định cơ sở lý luận, thực tiễn, tính cấp thiết, yêu cầu đặt ra đối với nhiệm vụ nghiên cứu, xác định và triển khai thực hiện các hệ giá trị; xác định nội dung cốt yếu của các thành tố trong từng hệ giá trị và mối quan hệ giữa các hệ giá trị; đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Các tham luận có góc độ tiếp cận, kiến giải khác nhau nhưng về cơ bản thống nhất nêu bật các thành tố căn bản của hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình, chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới: Hệ giá trị quốc gia: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc; Hệ giá trị văn hóa: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; Hệ giá trị gia đình: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; Hệ giá trị con người: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo...
| Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 77 đồng thuận thông qua Nghị quyết về hợp tác ASEAN-Liên hợp quốc Ngày 21/11, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Đại sứ Việt Nam trong vai trò Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã ... |
| Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Philippines (22-25/11), Đại sứ Philippines tại Việt Nam Meynardo Los Banos Montealegre chia ... |
| Việt Nam - 'mắt xích' cung ứng quan trọng của doanh nghiệp Mỹ Chuỗi cung ứng Việt - Mỹ cần được củng cố để tăng tính chống chịu, bền vững hơn, nâng tầm và mang lại lợi ích ... |
| Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Campuchia và Trung Quốc Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có cuộc gặp Đại tướng Tea Banh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc ... |
| Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp lãnh đạo quốc hội, nghị viện các nước Ngày 21/11, tại thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc ... |