Nhỏ Bình thường Lớn

Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU, điều trớ trêu làm khó liên minh

Mặc dù Moscow là đối thủ địa chính trị của Liên minh châu Âu (EU), khối 27 quốc gia thành viên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu sản phẩm chiến lược như ure (phân bón) của Nga.
Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU
Nga là nhà cung cấp ure chính cho EU. (Nguồn: Sputnik)

Ure đã thay thế khí đốt tự nhiên, trở thành sản phẩm tiếp theo khiến EU phải phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga.

Tầm quan trọng của ure

Phân bón, với vai trò góp phần đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho người dân, luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước nhập khẩu tại EU. Những quốc gia này dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả và chính sách thương mại do các nhà xuất khẩu áp dụng.

Urê là một hợp chất hóa học hữu cơ có nồng độ nitơ cao (46%), rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng và độ phì nhiêu của đất. Vai trò quan trọng này khiến ure trở thành tài sản chiến lược trong việc đảm bảo cho lĩnh vực nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

Diễn biến giá

Trong quá trình sản xuất ure, amoniac được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào, sau đó dùng khí đốt tự nhiên. Giá của 3 mặt hàng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Giá ure đã tăng đáng kể trong những năm gần đây.

Tin liên quan
Quên Đức đi, đây mới là động lực kinh tế mới của châu Âu; ý kiến trái chiều từ ‘cơn sốt Địa Trung Hải’ mang tên ‘khách du lịch Mỹ’ Quên Đức đi, đây mới là động lực kinh tế mới của châu Âu; ý kiến trái chiều từ ‘cơn sốt Địa Trung Hải’ mang tên ‘khách du lịch Mỹ’

Sự gián đoạn thị trường ure bắt đầu vào nửa cuối năm 2021 khi cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu manh nha. Giá khí đốt tự nhiên tăng vào năm 2021 đã dẫn đến giá các sản phẩm phái sinh của nó, đầu tiên là amoniac và sau đó là ure, tăng.

Xu hướng tăng tiếp tục khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine (tháng 2/2022), khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. Năm 2023, giá trên thị trường mặt hàng chiến lược này dịu bớt, bắt đầu có xu hướng giảm và sau đó tương đối ổn định cho đến hiện nay, mặc dù vẫn ở mức cao hơn năm 2021 - thời điểm trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng năng lượng.

Tuy nhiên, giá ure không tăng cùng mức với giá amoniac. Tình trạng này xảy ra do các quốc gia châu Âu đã thay thế nguồn cung cấp amoniac từ Nga bằng nguồn cung cấp từ các nước khác, đặc biệt là từ khi nổ ra xung đột ở Ukraine, dẫn tới việc gia tăng ngay lập tức và đáng kể về giá amoniac.

Thế nhưng, điều tương tự đã không xảy ra với ure, khiến mặt hàng này dư thừa ít hơn so với amoniac và do đó, giá ure tăng ít hơn.

Vai trò của Nga

Nga là nước sản xuất và xuất khẩu ure lớn nhất thế giới. Hầu hết các nước xuất khẩu ure lớn đều là những nhà sản xuất khí đốt lớn, điều này khẳng định lợi thế so sánh mà các nhà sản xuất khí đốt có được trong sản xuất ure, ngoại trừ Trung Quốc và Ai Cập.

Đối với hai quốc gia trên, ure có tính chiến lược đến mức nhà nước đã thực hiện các chính sách hỗ trợ cho ngành này, giúp tăng đáng kể năng lực sản xuất và xuất khẩu.

Nga cùng với Ai Cập là nhà cung cấp ure chính cho EU.

Cairo giữ vị trí nhà xuất khẩu ure lớn thứ 2 sang khối 27 quốc gia thành viên, mặc dù lượng xuất khẩu hằng năm của Ai Cập thấp hơn nhiều so với Nga. Năm 2023, lượng xuất khẩu của quốc gia Bắc Phi sang EU chỉ đạt hơn 2 triệu tấn, trong khi con số này của Nga vượt quá 6,5 triệu tấn.

Trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng những năm gần đây, EU đã tìm cách hạn chế nhập khẩu ure từ xứ sở bạch dương, ưu tiên mua hàng của quốc gia kim tự tháp.

Năm 2022, nhập khẩu ure của liên minh này từ Mỹ, Nigeria, Oman và một số nước châu Á đã tăng đáng kể.

Như đã đề cập ở trên, quy trình thay thế amoniac của Nga không đi kèm với quy trình thay thế ure tương đương.

Nguồn cung ure từ các nước khác tăng trong khi hàng từ Nga không theo xu hướng ngược lại, trớ trêu thay, chúng đã tăng lên trong cùng thời kỳ, tạo ra sự đột biến về nguồn cung trên thị trường EU. Yếu tố quyết định chính là sự gia tăng nhu cầu của châu Âu, rất có thể nhằm mục đích phòng ngừa, do lo ngại rằng Moscow có thể sử dụng ure làm công cụ thương lượng sau chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Việc đổ xô vào dự trữ ure đã đẩy giá loại phân bón này lên mức kỷ lục do nhu cầu đã vượt quá nguồn cung.

Do vậy, trong khi EU muốn thay thế ure của Nga bằng hàng từ các nước khác thì thị trường lại diễn biến theo hướng ngược lại: nguồn cung từ nước này vẫn được duy trì, thậm chí tăng lên, trong khi hàng từ các nước khác đắt hơn lại giảm đi.

Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU

Rủi ro của EU

Nga cố gắng đảm bảo mức giá ure thấp hơn so với các nhà cung cấp toàn cầu khác vì nước này có lợi thế lớn về chi phí trong sản xuất. Vì sao?

Thứ nhất, ure chứa các nguyên liệu thô (khí đốt và amoniac), đưa Moscow trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu ure lớn nhất thế giới. Thứ hai, sản xuất mặt hàng này tại Nga ít ràng buộc về môi trường hơn đối với các doanh nghiệp. Ngược lại, việc sản xuất phân bón ở EU phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường.

Sự phụ thuộc của EU vào ure của Nga, từ một quốc gia mà khối này đang có xung đột trên nhiều mặt, kéo theo nguy cơ đáng kể, có thể khiến giảm hoặc thậm chí ngừng nhập khẩu.

Thực tế thị trường các mặt hàng khác cho thấy, liên minh có thể tìm nhiều nhà cung cấp có khả năng thay thế hàng nhập khẩu từ xứ bạch dương. Tuy nhiên, quá trình thay thế có thể mất thời gian, dẫn tới nguy cơ xảy ra tình trạng khan hiếm ure kéo dài trên thị trường EU và hậu quả là giá tăng mạnh.

Yêu cầu từ nhà sản xuất châu Âu

Trong một thị trường EU mở cửa cho sự cạnh tranh, lợi thế về chi phí của các nhà sản xuất Nga đang khiến các nhà sản xuất châu Âu gặp bất lợi. Do đó, họ đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng các biện pháp bảo hộ.

Tuy nhiên, bất kỳ sự can thiệp tiềm tàng nào của EC đều có thể bị hạn chế để tránh gây tổn hại cho nông dân châu Âu, những người sử dụng cuối cùng các loại phân bón này.

Do đó, cần có một giải pháp cân bằng để bảo vệ cả nông dân, những người phải đối mặt với sự bất ổn về giá, và các nhà sản xuất ở châu lục này, những người đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với mức giá do các nhà cung cấp Nga đặt ra.

Một cách tiếp cận khả thi có thể là đưa ra các biện pháp khuyến khích mua phân bón được sản xuất tại EU và về lâu dài sẽ thúc đẩy sản xuất trong khu vực nhiều hơn, đồng thời hướng tới giảm dần việc sử dụng phân bón có nguồn gốc hóa thạch để ưu tiên sử dụng phân bón sinh học.

Tóm lại, mặc dù Nga là đối thủ địa chính trị của EU, khối 27 quốc gia thành viên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu sản phẩm chiến lược như ure của Moscow. Có khả năng, do căng thẳng đang diễn ra giữa khối này và Nga, EC sẽ bắt đầu các hành động nhằm giảm dần sự phụ thuộc này. Vì vậy, việc tăng giá được dự đoán trước, mặc dù sẽ có những nỗ lực nhằm hạn chế mức tăng để giảm chi phí cho nông dân, từ đó tránh được tác hại quá mức cho lĩnh vực này, đồng thời giảm nguy cơ căng thẳng chính trị và xã hội.

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Ba Luật mới sẽ gỡ “nút thắt” cho thị trường, Hà Nội đồng ý chủ trương cho phép tiếp tục thực hiện Khu đô thị ...

Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Lượng giao dịch tăng hơn 10%, Khánh Hòa định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới từ 1/8 về mua bán đất ...

Ảnh ấn tượng (15-21/7): Nga sẵn sàng hợp tác bất kỳ tổng thống Mỹ nào thiện chí, ông Trump nói ‘không có chiến thắng nào chỉ dành cho một nửa’

Ảnh ấn tượng (15-21/7): Nga sẵn sàng hợp tác bất kỳ tổng thống Mỹ nào thiện chí, ông Trump nói ‘không có chiến thắng nào chỉ dành cho một nửa’

Nga khẳng định sẵn sàng hợp tác với bất kỳ tổng thống Mỹ nào có thiện chí đối thoại, ông Trump nói "không có chiến ...

Kinh tế thế giới nổi bật (5-11/7): Ba ‘con nợ’ lớn nhất của IMF, ra mắt tàu container đầu tiên chạy bằng methanol, Mỹ giảm tốc, Trung Quốc đáp trả EU

Kinh tế thế giới nổi bật (5-11/7): Ba ‘con nợ’ lớn nhất của IMF, ra mắt tàu container đầu tiên chạy bằng methanol, Mỹ giảm tốc, Trung Quốc đáp trả EU

OPEC nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu, xuất khẩu dầu của Nga giảm mạnh nhất kể từ khi nổ ra xung đột với Ukraine, ...

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/7): EU vẫn chưa thể ‘cai nghiện’ khí đốt Nga, Đức kiên nhẫn chống chọi thử thách, Mỹ ‘cân bằng tốt hơn’

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/7): EU vẫn chưa thể ‘cai nghiện’ khí đốt Nga, Đức kiên nhẫn chống chọi thử thách, Mỹ ‘cân bằng tốt hơn’

Lượng khách du lịch tàu biển toàn cầu vượt mức trước đại dịch, EU tăng nhập khẩu khí đốt Nga, Mỹ đang tiến gần hơn ...

(theo Pricepedia)

Tin cũ hơn

Dầu Nga: Hungary khó tìm tuyến đường thay thế, có thêm khách hàng ASEAN, Slovakia dọa trả đũa Ukraine Dầu Nga: Hungary khó tìm tuyến đường thay thế, có thêm khách hàng ASEAN, Slovakia dọa trả đũa Ukraine
Giá vàng hôm nay 25/7/2024: Giá vàng thế giới 'bay qua vùng nguy hiểm', hoạt động như tài sản rủi ro; kim loại quý trong nước khan hiếm? Giá vàng hôm nay 25/7/2024: Giá vàng thế giới 'bay qua vùng nguy hiểm', hoạt động như tài sản rủi ro; kim loại quý trong nước khan hiếm?
Tài sản Nga bị phong tỏa: EU 'chốt hạ' thời gian gửi tiền cho Ukraine, Moscow lập tức cảnh báo 'trả đũa gay gắt' Tài sản Nga bị phong tỏa: EU 'chốt hạ' thời gian gửi tiền cho Ukraine, Moscow lập tức cảnh báo 'trả đũa gay gắt'
Hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc: Bắc Kinh đưa ra 3 đề xuất, Tổng thống Putin nêu quan điểm Hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc: Bắc Kinh đưa ra 3 đề xuất, Tổng thống Putin nêu quan điểm
Báo Mỹ: Giá khí đốt Nga bán cho Trung Quốc thấp hơn nhiều so với khu vực châu Âu Báo Mỹ: Giá khí đốt Nga bán cho Trung Quốc thấp hơn nhiều so với khu vực châu Âu
Lý do hãng hàng không top đầu nước Mỹ Delta Air Lines bị điều tra Lý do hãng hàng không top đầu nước Mỹ Delta Air Lines bị điều tra
Giá vàng hôm nay 24/7/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nửa triệu đồng và rất khó mua; thế giới rơi vào 'vùng nguy hiểm', giá sẽ thế nào? Giá vàng hôm nay 24/7/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nửa triệu đồng và rất khó mua; thế giới rơi vào 'vùng nguy hiểm', giá sẽ thế nào?
Kinh tế Nga không còn tăng trưởng quá nóng, Thủ tướng Mikhail Mishustin thừa nhận nỗi lo mới Kinh tế Nga không còn tăng trưởng quá nóng, Thủ tướng Mikhail Mishustin thừa nhận nỗi lo mới
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden rời 'ghế nóng', lộ diện những vấn đề kinh tế người kế nhiệm phải đối mặt Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden rời 'ghế nóng', lộ diện những vấn đề kinh tế người kế nhiệm phải đối mặt
Ukraine đã 'đẩy lùi' vỡ nợ nhờ cách này Ukraine đã 'đẩy lùi' vỡ nợ nhờ cách này
EU chưa 'nhẹ tay' trừng phạt Nga, Tổng thống Putin nêu một điều kiện để giải quyết tình hình tại Ukraine EU chưa 'nhẹ tay' trừng phạt Nga, Tổng thống Putin nêu một điều kiện để giải quyết tình hình tại Ukraine
Giá vàng hôm nay 23/7/2024: Giá vàng tăng trước ‘biến cố’ bầu cử Mỹ, quý kim sẽ đạt mốc cao nhất mọi thời đại, vàng SJC bỏ xa thế giới Giá vàng hôm nay 23/7/2024: Giá vàng tăng trước ‘biến cố’ bầu cử Mỹ, quý kim sẽ đạt mốc cao nhất mọi thời đại, vàng SJC bỏ xa thế giới