Sau thành công chấn động toàn cầu, quê hương của DeepSeek nuôi tham vọng trở thành 'lò ấp' công nghệ hàng đầu thế giới

Hồng Châu
Tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) - quê hương của công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek cùng nhiều công ty khác đang nỗ lực với tham vọng trở thành "lò ấp" hàng đầu thế giới về công nghệ tiên tiến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sau thành công chấn động toàn cầu, quê hương của DeepSeek nuôi tham vọng trở thành 'lò ấp' công nghệ hàng đầu thế giới
Startup AI DeepSeek của Trung Quốc vừa ra mắt đã áp đảo ChatGPT, gây chấn động làng công nghệ thế giới. (Nguồn: Reuters)

Công ty AI non trẻ và quy mô khiêm tốn (chưa tới 200 người) của Trung Quốc vừa gây chấn động ngành công nghệ thế giới sau khi công bố những bước tiến đột phá trong công nghệ AI, qua đó có thể mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp AI toàn cầu.

Dù chỉ mới thành lập vào tháng 5/2023 tại thành phố Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) nhưng DeepSeek đã cho ra đời các mô hình AI với các tính năng vượt trội và được xem là hơn hẳn ChatGPT - nền tảng AI vốn "làm mưa làm gió" trên thị trường công nghệ khoảng 2 năm qua, hay gần đây là Claude của Anthropic.

Nằm ở phía Đông đất nước, tỉnh Chiết Giang - quê hương của DeepSeek và "gã khổng lồ" thương mại điện tử Alibaba đang nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp mới nổi của Trung Quốc và thế giới. Chính quyền tỉnh đang tràn đầy hy vọng, Chiết Giang sẽ đi tiên phong trong việc thúc đẩy mạnh mẽ những tiến bộ của Trung Quốc trong việc chinh phục và làm chủ AI cùng các công nghệ cao khác - cạnh tranh trực tiếp với vị thế dẫn đầu của Mỹ.

“Chiết Giang sẽ tiếp tục thúc đẩy hỗ trợ cho ngành công nghiệp AI và phấn đấu xây dựng tỉnh trở thành một địa hạt sáng tạo của Trung Quốc”, Du Xuliang, Giám đốc Ủy ban Cải cách và phát triển của tỉnh cho biết.

Tin liên quan
Tổng thống Trump cảnh báo DeepSeek của Trung Quốc là Tổng thống Trump cảnh báo DeepSeek của Trung Quốc là 'hồi chuông cảnh tỉnh' nhưng 'cũng tốt' cho nước Mỹ

Việc triển khai mô hình ngôn ngữ lớn R1 của DeepSeek hôm 20/1 – phần mềm nguồn mở được đánh giá ngang bằng với các bộ xử lý ngôn ngữ mới nhất từ ​​công ty hàng đầu trong ngành OpenAI với mức chi phí chỉ bằng một phần nhỏ – đã gây chấn động cả giới công nghệ và khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sự xuất hiện của DeepSeek là “lời cảnh tỉnh” cho Thung lũng Silicon.

Thị trường nhanh chóng phản ứng với DeepSeek khi giá cổ phiếu của gã khổng lồ bán dẫn Nvidia giảm mạnh từ 142 USD hôm 24/1 xuống còn 128,99 USD hôm 28/1. DeepSeek không phải là công ty công nghệ duy nhất ở Chiết Giang tạo nên làn sóng mới.

Thủ phủ của tỉnh - thành phố Hàng Châu cũng là nơi sản sinh ra nhà sản xuất robot nổi tiếng của Trung Quốc Unitree và Game Science, nhà phát triển tựa game hành động nổi tiếng Black Myth: Wukong.

Ông Du Xuliang cũng cho biết, tham vọng của Chiết Giang là đưa tổng công suất tính toán của tỉnh không dưới 100 eflops – 100 nghìn tỷ phép tính dấu phẩy động mỗi giây – vào cuối năm 2025 mỗi eflops tương đương một tỷ tỷ phép tính dấu phẩy động mỗi giây).

Tính đến tháng 9, tổng công suất tính toán của Trung Quốc đạt 246 Eflops, theo dữ liệu từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin nước này.

Thời gian tới, tỉnh Chiết Giang sẽ đưa ra các chính sách thuận lợi để giúp các công ty AI tối đa hóa năng lực tính toán và đào tạo các mô hình để “cắt giảm đáng kể chi phí”, theo ông Du Xuliang.

Zhang Zhiwei, Chủ tịch đồng thời là chuyên gia kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, cho biết sự xuất hiện của DeepSeek đã làm thay đổi tâm lý của các nhà đầu tư về Trung Quốc – một thành tựu trong nước đã chuyển hướng sự quan tâm của họ ngoài những thách thức về kinh tế vĩ mô.

“Rõ ràng, thành công của DeepSeek có thể sẽ thúc đẩy Bắc Kinh phát triển mạnh mẽ hơn nữa việc đổi mới công nghệ của khu vực tư nhân. AI đã là ưu tiên hàng đầu trong nhiều năm”, ông Zhang phân tích, đồng thời cho rằng giới đầu tư đang dần nhận thấy sự đổi mới trong khu vực tư nhân của Trung Quốc đang có tính cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.

“Điều thú vị là bước đột phá này không đạt được bởi các viện nghiên cứu do chính phủ hỗ trợ hoặc các doanh nghiệp nhà nước lớn mà bởi một quỹ đầu cơ không có trợ cấp [trực tiếp] của chính phủ. Đây là một ví dụ rõ ràng cho thấy sự hiệu quả của khu vực tư nhân”, ông Zhang dẫn chứng.

Tuần trước – cùng ngày phát hành của R1 nhưng trước khi mô hình này gây "náo loạn" toàn cầu – nhà sáng lập DeepSeek Liang Wenfeng cùng một số đại diện đến từ các ngành công nghiệp nổi bật đã có cuộc họp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Khẳng định trong một cuộc phỏng vấn với phương tiện truyền thông quốc gia tuần trước, người đứng đầu thành phố Hàng Châu Yao Gaoyuan cho biết, thành phố sẽ không bao giờ cắt giảm hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp công nghệ.

"Dù nguồn tài chính eo hẹp đến đâu, chúng tôi cũng sẽ không cắt giảm đầu tư vào khoa học và công nghệ", ông Yao Gaoyuan nói.

Một giáo sư tại Đại học Công Thượng Chiết Giang nhận định, địa phương này đang gặt hái được lợi ích từ nhiều năm hợp tác giữa cộng đồng công nghệ và chính quyền.

"Thành công của những công ty giống như Alibaba với mức lương cao và hệ sinh thái phát triển cùng môi trường sống tốt của Chiết Giang đã thu hút nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ đến đây. Vì vậy có thể nói chúng tôi đang sở hữu một nguồn nhân tài dồi dào", ông cho hay.

Theo vị giáo sư này, mặc dù nhiều công ty khởi nghiệp có thể gặp thất bại nhưng các công ty có tiềm năng và khẳng định được vị thế sẽ luôn được chính quyền địa phương tạo điều kiện tối đa: "Cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Cường đã có nhiều năm công tác tại Chiết Giang và hiểu rõ sự sôi động của môi trường công nghệ nơi đây".

"Chiết Giang sẽ là gương mặt đại diện cho quá trình đổi mới của Trung Quốc", ông nói.

Tổng thống Donald Trump tiết lộ bức thư của người tiền nhiệm Joe Biden để lại trong Phòng Bầu dục

Tổng thống Donald Trump tiết lộ bức thư của người tiền nhiệm Joe Biden để lại trong Phòng Bầu dục

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/1 đã tiết lộ nội dung bức thư mà người tiền nhiệm Joe Biden để lại cho ông sau ...

Ông Trump 'tung đòn' thuế quan lên Trung Quốc, 'gậy ông đập lưng ông', hé lộ mục đích thực sự của Mỹ

Ông Trump 'tung đòn' thuế quan lên Trung Quốc, 'gậy ông đập lưng ông', hé lộ mục đích thực sự của Mỹ

Một cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - có thể sẽ sắp bắt ...

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, thẳng thừng chỉ trích EU

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, thẳng thừng chỉ trích EU

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên ...

Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc điện đàm, Bắc Kinh mong Washington 'hành xử tốt'

Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc điện đàm, Bắc Kinh mong Washington 'hành xử tốt'

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc điện đàm với tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, trong đó ông nhấn mạnh rằng, phương ...

Thêm một ứng viên muốn mua lại TikTok

Thêm một ứng viên muốn mua lại TikTok

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố đang thảo luận với một số bên về việc mua lại TikTok và dự kiến sẽ đưa ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thụy Sỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045

Thụy Sỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045

Vụ trưởng Vụ châu Âu Bùi Hà Nam và Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Heinrich Schellenberg đồng chủ trì Tham vấn chính trị.
Dỡ bỏ một loạt hạn chế với dòng vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đang kỳ vọng điều gì?

Dỡ bỏ một loạt hạn chế với dòng vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đang kỳ vọng điều gì?

Trung Quốc cam kết cho phép nhiều công ty, doanh nghiệp quốc tế tham gia sâu hơn vào nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài ...
Việt Nam-Canada cần thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao

Việt Nam-Canada cần thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có cuộc gặp với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Canada Stefanie Beck nhân dịp dự Đối thoại chính sách quốc ...
Giá tiêu hôm nay 21/2/2025: Giá tăng cao, nhà vườn có lãi, người dân phấn khởi vào mùa thu hoạch

Giá tiêu hôm nay 21/2/2025: Giá tăng cao, nhà vườn có lãi, người dân phấn khởi vào mùa thu hoạch

Giá tiêu hôm nay 21/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.000 – 162.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 21/2/2025: Giá vàng tăng 'dựng đứng', chính thức vượt 2.950 USD, một điều gì đó rất lớn sắp xảy ra?

Giá vàng hôm nay 21/2/2025: Giá vàng tăng 'dựng đứng', chính thức vượt 2.950 USD, một điều gì đó rất lớn sắp xảy ra?

Giá vàng hôm nay 21/2/2025: Giá vàng tăng 'dựng đứng', thế giới chính thức vượt 2.950 USD, trong nước vượt mốc 92 triệu đồng/lượng. Một điều gì đó rất lớn ...
Mỹ chuẩn bị đón hai ‘khách VIP’ từ châu Âu, bàn ‘chuyện nóng’

Mỹ chuẩn bị đón hai ‘khách VIP’ từ châu Âu, bàn ‘chuyện nóng’

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer đến Mỹ vào tuần tới, tham gia đàm phán về xung đột Nga-Ukraine.
Thế giới rúng động: Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Thế giới rúng động: Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Thế giới rúng động với 3 sự kiện: cuộc điện đàm giữa 2 Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin, Hội nghị An ninh Munich và thỏa thuận đất hiếm.
Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Diễn biến mới là bước 'dạo đầu', báo hiệu sự thay đổi sâu sắc trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, định hình lại quan hệ đồng minh và thiết lập trật tự thế giới ...
Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngần ngại công khai ý tưởng về việc Kiev trao cho Washington quyền khai thác đất hiếm trị giá 500 tỷ USD đổi lấy viện trợ Mỹ.
Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Trong bối cảnh Mỹ rút khỏi các cam kết quốc tế, châu Âu chưa rõ mình sẽ gắn với cực nào để duy trì ảnh hưởng.
Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Lo lắng vì xung đột Nga-Ukraine kéo dài, nhiều người kỳ vọng Tổng thống Donald Trump sẽ thúc các bên đóng băng chiến sự, ngồi vào bàn đàm phán.
Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời Hội nghị tại Brussels, các quan chức EU, NATO và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.
Bị cha đẻ của thuyết quyền lực mềm chỉ trích, nỗ lực cải tổ chính quyền của Tổng thống Donald Trump có giúp Mỹ 'lật ngược thế cờ'?

Bị cha đẻ của thuyết quyền lực mềm chỉ trích, nỗ lực cải tổ chính quyền của Tổng thống Donald Trump có giúp Mỹ 'lật ngược thế cờ'?

Việc cải tổ chính quyền liên bang có thật sự giúp Mỹ tập trung nhiều nguồn lực hơn vào cuộc cạnh tranh với Trung Quốc - một ưu tiên hàng đầu của ông Trump?
Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Dầu mỏ và khí đốt nắm trong tay quyền lực rộng lớn, đủ sức định hình cấu trúc địa chính trị toàn cầu.
Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Bị trì hoãn, thất bại về công nghệ và thiếu chiến lược rõ ràng, chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ đang kém phong độ so với Trung Quốc và Nga.
Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Số phận của những con tàu thuộc 'hạm đội bóng tối' của Nga đang bị đe dọa trước động thái mới của một số quốc gia thuộc EU.
Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Quan hệ giữa Mỹ và hai 'ông lớn' Nam Á chứng kiến nhiều thăng trầm, nay chính quyền Tổng thống Trump 2.0 hứa hẹn tái định hình tam giác này.
Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Từ trường phái ngoại giao gấu trúc nổi tiếng, Trung Quốc dần hình thành một công cụ đối ngoại mới mang tên ngoại giao Mặt trăng.
Phiên bản di động