Người dân Hàn Quốc theo dõi tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 12/9. (Nguồn: AFP) |
Hãng thông tấn Yonhap dẫn thông tin từ Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết, các tên lửa đạn đạo tầm ngắn này được phóng từ khu vực Bình Nhưỡng vào lúc 7h10 sáng 12/9 (giờ địa phương, khoảng 5h10 cùng ngày giờ Việt Nam).
Tin liên quan |
Mỹ-Nhật-Hàn tuyên bố mở thêm cuộc tập trận 3 bên, Lầu Năm Góc lên tiếng sau khi Triều Tiên hé lộ bệ phóng tên lửa mới |
Theo JCS, tên lửa bay được khoảng 360 km, lưu ý rằng, với tầm bay này, nếu hướng về phía Nam, các tên lửa trên có thể ảnh hưởng tới những thành phố lớn của Hàn Quốc, trong đó có thủ đô Seoul và thành phố Daejeon, cũng như các cơ sở quân sự ở Gyeryong và Gunsan.
JCS đã phản đối vụ phóng, đồng thời khẳng định sẽ duy trì việc sẵn sàng ứng phó.
Trong khi đó, hãng thông tấn Kyodo dẫn thông báo từ chính phủ Nhật Bản cho hay, các tên lửa đạn đạo dường như đã rơi bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trên biển của nước này và không gây thiệt hại nào cho tàu bè hoặc máy bay.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ít nhất 2 tên lửa được cho là đã bay được 350km, ở độ cao tối đa khoảng 100km, trước khi rơi xuống bờ biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên. Tokyo đã gửi công hàm phản đối tới Bình Nhưỡng và coi vụ phóng là mối đe dọa đối với an ninh khu vực.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã chỉ đạo các bộ liên quan tiến hành phân tích chi tiết tình hình về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Theo nhà lãnh đạo, nước này sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Mỹ và Hàn Quốc và sẽ nỗ lực hết sức để thu thập thông tin có liên quan.
Sau vụ việc, các đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã điện đàm thảo luận về động thái mới nhất này của Triều Tiên
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ra thông cáo báo chí cho hay, ba bên coi động thái của Triều Tiên là hành vi vi phạm rõ ràng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vốn cấm Bình Nhưỡng thực hiện bất kỳ vụ phóng nào như vậy.
Các quan chức này cũng nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc ứng phó với các hành động tương tự của Triều Tiên dựa trên liên minh chặt chẽ giữa Hàn-Mỹ và quan hệ đối tác ba bên có sự tham gia của Nhật Bản.
Trong khi đó, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phản đối vụ phóng tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên, đồng thời tái khẳng định cam kết của Washington đối với việc bảo vệ Seoul và Tokyo "là bất khả xâm phạm".
Vụ phóng diễn ra một tuần sau khi Triều Tiên cảnh báo Mỹ và Hàn Quốc sẽ phải “trả giá đắt” cho các cuộc tập trận chung. Trước đó, ngày 10/9, Washington, Seoul và Tokyo trí tiến hành giai đoạn hai của cuộc tập trận Freedom Edge.
Lần gần đây nhất Triều Tiên đã phóng thử tên lửa đạn đạo là hôm 1/7, sử dụng tên lửa chiến thuật mới Hwasong-11Da-4.5 có khả năng mang đầu đạn siêu lớn.
| Tin thế giới 10/9: Nga nổi giận vì 'bão' UAV, Ukraine có chơi chiêu hạt nhân để ép đồng minh? Thảm kịch do Israel tấn công 'vùng an toàn' ở Gaza Thủ đô của Nga bị hàng trăm UAV nhắm mục tiêu tấn công, Israel không kích Gaza khiến hàng chục người tử vong, Nga-Trung Quốc ... |
| Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát căn cứ quân sự, Bình Nhưỡng đang ấp ủ kế hoạch mới? Lãnh đạo Triều Tiên cho rằng việc xây dựng một căn cứ hải quân cho các tàu chiến cỡ lớn thế hệ mới nhất đã ... |
| Triều Tiên kỷ niệm 76 năm Quốc khánh: Nga khẳng định mối thân tình 'ở mức cao', Trung Quốc sẵn sàng 'đào sâu hiểu biết' Ngày 9/9, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 76 năm ngày thành lập đất ... |
| Triều Tiên lần đầu tung ra phương tiện quân sự khủng, tuyên bố sẽ tăng mạnh số vũ khí hạt nhân Mới đây, giới chức Triều Tiên cho biết, nước này đã lần đầu tiên trình làng xe phóng di động 12 trục (TEL) mới trong ... |
| Nỗi đau của Volkswagen phản ánh tương lai nền kinh tế Đức? ‘Người mệt mỏi' đang 'cần một tách cà phê ngon' Nguy cơ phải cắt giảm việc làm và đóng cửa nhà máy tại hãng sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức là triệu chứng ... |