Các hoạt động kinh doanh theo mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) được thể hiện cơ bản qua nhiều phương pháp khác nhau trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Mô hình này sở hữu tiềm năng thúc đẩy quá trình chuyển đổi hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn, đồng thời giảm đáng kể các áp lực từ hoạt động kinh tế lên môi trường.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD, với việc khép kín các vòng lặp, làm chậm và thu hẹp các dòng sử dụng tài nguyên, mô hình kinh tế tuần hoàn từ đó có thể giảm tác động đến môi trường từ các hoạt động kinh tế và tiêu dùng.
Hội nghị khởi động xây dựng kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn ngày 28/6 tại Hà Nội. (Nguồn: SCG) |
Việt Nam đang sở hữu tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đáng kể trong những thập kỷ qua. Bên cạnh đó, việc trở thành một trong những trung tâm sản xuất toàn cầu đã cải thiện tình hình kinh tế địa phương dẫn đến thay đổi trong tiêu dùng nội địa. Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng này và tận dụng tình hình kinh tế đang được cải thiện, Việt Nam có thể xem xét chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn, nhằm hướng đến một xã hội lành mạnh và hạnh phúc.
Luật Bảo vệ môi trường, được Quốc hội thông qua vào ngày 17/11/2020, đề cập cụ thể đến nội dung về phát triển Kinh tế tuần hoàn (Điều 142). Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ hướng dẫn việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020 với các tiêu chí, lộ trình và cơ chế cụ thể khuyến khích phát triển Kinh tế tuần hoàn.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mạnh mẽ tuyên bố cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Bằng nguồn lực của mình, cùng với sự đồng hành và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phát triển cả về nguồn lực tài chính và khả năng chuyển giao công nghệ, bao gồm thực hiện các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris, Việt Nam sẽ xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm phát thải mạnh mẽ để đạt được mức phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050.
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SCG phát biểu tại Hội nghị ngày 28/6. (Nguồn: SCG) |
Phát biểu tại Hội nghị khởi động xây dựng kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức ngày 28/6, ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SCG khẳng định: "Kinh tế tuần hoàn đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các công ty, khách hàng, chuỗi cung ứng và những bên liên quan tham gia trong chuỗi giá trị. Những nỗ lực chung và sự hợp tác giữa Bộ Tài Nguyên và Môi trường cùng Mạng lưới đối tác doanh nghiệp Thái Lan ngày hôm nay chính là một minh chứng rõ ràng nhất.
Các doanh nghiệp Thái Lan đang nỗ lực hợp tác với các tổ chức công - tư tại Việt nam để triển khai nhiều dự án trong lĩnh vực này. Mục tiêu của chúng tôi là bắt tay cùng các đối tác để cùng phát triển hướng đến sự bền vững trong tương lai. Hơn thế nữa, tôi tin rằng, đây sẽ là một phần quan trọng hướng đến mục tiêu bền vững lớn hơn và phát thải carbon ròng bằng không trong tương lai...”.
Phát triển KTTH trong hoạt động sản xuất và kinh doanh
SCG luôn nỗ lực phát triển các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp sáng tạo nhằm hướng đến mục tiêu Phát thải ròng bằng không vào năm 2050 bằng cách áp dụng mô hình KTTH trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Từ đó, các sản phẩm có vòng đời dài hơn, có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế, giúp giảm thiểu chất thải và thân thiện với môi trường. Điều này được thể hiện trên các mô hình trưng bày của SCG tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2022.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (trái) và ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SCG tham quan mô hình triển lãm KTTH của SCG. (Nguồn: SCG) |
Kế hoạch hành động của SCGP về KTTH hướng đến phát thải ròng bằng không xoay quanh 5 nội dung chính gồm tối ưu hóa quy trình và sử dụng năng lượng hiệu quả; gia tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo; sử dụng nhiên liệu carbon thấp; áp dụng các giải pháp bù trừ carbon; tối ưu hóa định giá carbon nội bộ để thúc đẩy các dự án phát thải carbon thấp.
Trong thời gian đại dịch Covid-19 khó khăn, SCGP tận dụng chuyên môn của mình, không ngừng nghiên cứu và phát triển sáng kiến giường làm từ giấy tái chế nhằm hỗ trợ tức thì cho nhu cầu cấp thiết. Trong vòng 2 tháng, 5.000 giường giấy được sản xuất và sử dụng tại nhiều Bệnh viện Dã chiến và Khu cách ly với những tính năng vượt trội như: nhẹ, chịu được trọng tải 100kg, dễ dàng tháo lắp và vận chuyển, mang lại sự thoải mái và an toàn cho cả bệnh nhân cùng đội ngũ y tế.
Các sản phẩm trưng bày và mô hình bằng 100% nguyên liệu giấy tái chế lần đầu tiên được thiết kế, sản xuất từ SCGP – Ngành Bao bì của Tập đoàn SCG, được sử dụng cho mục đích triển lãm tại Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH của Việt Nam. (Nguồn: SCG) |
SCG cam kết nâng tầm chiến lược ESG 4 Plus thông qua 4 lộ trình: Hướng đến phát thải ròng bằng 0: đạt được mục tiêu phát thải khí nhà kính ròng bằng không vào năm 2050; Phát triển xanh: tăng tỷ trọng các sản phẩm đạt chứng nhận SCG Green Choice lên gấp hai lần từ 32% lên 67% vào năm 2030; Giảm bất bình đẳng: đào tạo và nâng cao kỹ năng cho người dân, hướng đến đạt 20.000 lao động có tay nghề cao từ nay đến năm 2025.
Thúc đẩy sự hợp tác: quyết tâm thúc đẩy ESG với sự hợp tác ở cấp quốc gia, ASEAN và quốc tế thông qua Hội nghị Xanh tại APEC 2022 và Hội nghị cấp cao ASEAN, Diễn đàn Kinh tế Tuần Hoàn 2022 tại Việt Nam và Hội nghị chuyên đề ESG. (dự kiến tháng 7/2022).
SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính là: Xi măng - Vật liệu xây dựng (Cement-Building Materials), Hóa dầu (SCGC), và Bao bì (SCGP). SCG hiện có hơn 200 công ty thành viên và khoảng 57.000 nhân viên. SCG sản xuất và phân phối các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của người tiêu dùng. SCG bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1992 và đang từng bước mở rộng đầu tư vào các doanh nghiệp trong ngành xi măng - vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì. Hiện nay, tại Việt Nam, SCG có 24 công ty thành viên đang hoạt động kinh doanh với hơn 16.000 nhân viên, mang đến nhiều dòng sản phẩm và dịch vụ cao cấp cho thị trường. Các sản phẩm thuộc ngành Xi măng - Vật liệu xây dựng của SCG bao gồm: ngói bê tông; tấm sợi xi măng; sản phẩm sợi xi măng thay thế gỗ dành cho sàn và trần nhà; xi măng trắng; gạch men ốp tường và lót sàn thương hiệu Prime; sứ vệ sinh và phụ kiện nhà tắm COTTO. Mới đây nhất, Tập đoàn đã ra mắt các sản phẩm xi măng thương hiệu SCG Super Xi Măng, Sông Gianh, và StarCemt. Trong ngành Bao bì, tập đoàn hiện sở hữu các sản phẩm giấy văn phòng nhãn hiệu IDEA, thùng các tông, giấy kraft và bao bì nhựa. Ngành Hóa dầu bao gồm các sản phẩm hạ nguồn như hạt nhựa PE & PP, XLPE, nhựa PVC và hợp chất... |
| Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn Ngày 28/6 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Hội ... |
| ASEAN đối thoại về nền kinh tế tuần hoàn khu vực Ban thư ký ASEAN và Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) phối hợp tổ chức Đối thoại chính sách đa bên ... |