TIN LIÊN QUAN | |
Đàm phán liên Triều: Giẫm chân tại chỗ | |
Quan hệ liên Triều: Tự đi vào ngõ cụt |
Thị trưởng Seoul Park Won-soon nói rằng ông muốn có một cách tiếp cận thân thiện hơn trong mối quan hệ với CHDCND Triều Tiên sau nhiều tháng căng thẳng trở lại do vụ thử hạt nhân thứ 4 của Bình Nhưỡng hồi tháng 1.
Khởi động những dự án bị bỏ quên
Ông Park Won-soon cho biết, thành phố Seoul đã có kế hoạch xây dựng chương trình "hợp tác kinh tế và văn hóa với miền Bắc", theo tờ tin tức địa phương Asia Today. Dự án dựa trên ba nguyên tắc "thịnh vượng chung, tách khỏi chính trị và có sự tham gia của công dân", ông Park nói.
Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, đang đề xuất trao đổi văn hóa và kinh tế với Bình Nhưỡng, thủ đô của CHDCND Triều Tiên. (Nguồn: UPI) |
Sáng kiến này sẽ bao gồm ba lĩnh vực "hợp tác cơ sở hạ tầng, hợp tác kinh tế và giao lưu nhân dân" với 10 nhiệm vụ cụ thể.
Đầu tiên là cải thiện chất lượng nước của sông Taedong ở Bình Nhưỡng và thực hiện cải tiến cơ sở hạ tầng nước.
Kế hoạch táo bạo của ông Park có tên là dự án "Nhà máy nước Bắc Nam", thiết kế để cải thiện cơ sở hạ tầng ở CHDCND Triều Tiên, nơi có cơ sở hạ tầng và thiết bị phòng chống lụt bão đã quá cũ kỹ và đang cần đại tu cấp bách trong bối cảnh hồi cuối tháng 8 và đầu tháng 9, một cơn bão lớn đã gây ra lũ lụt gây thiệt hại trên diện rộng, khiến hàng trăm ngàn người Triều Tiên mất nhà cửa. Thảm họa được báo chí Triều Tiên mô tả là "tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II".
Các dự án khác mà ông Park đề xuất bao gồm hợp tác về sản xuất phim hoạt hình, xây dựng các tấm pin mặt trời có thể làm giảm khí thải carbon trên một con đường chạy giữa Seoul và Bình Nhưỡng (con đường nằm tại khu phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên hiện không thể tiếp cận được).
Ông Park cho biết, các dự án đã bị bỏ quên do Hàn Quốc vẫn đang quá tập trung về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Ông cũng đã chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, người đang là trung tâm của vụ bê bối chính trị liên quan đến việc để một người bạn thân lâu năm can thiệp vào các công việc quốc gia cũng như lợi dụng mối quan hệ với nhà lãnh đạo này để trục lợi cá nhân - vì điều này.
Seoul là tiếng nói khác?
Những đề xuất của Thị trưởng Seoul dường như đang cho thấy một tiếng nói khác của Seoul đối với Chính quyền Hàn Quốc trong vấn đề liên Triều ở thời điểm hiện tại.
Nỗ lực hàn gắn hai miền Triều Tiên của Seoul được đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên đang ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập, bị cắt giao lưu nhân sự với các nước đồng minh, chấm dứt thỏa thuận miễn thị thực và phải đóng cửa các văn phòng ngoại giao tại nước ngoài.
Đến nay, cả hai miền Triều Tiên cũng như các cường quốc trong khu vực đều cho rằng sự thống nhất hai miền sẽ không sớm đạt được. Việc bình thường hóa quan hệ hai miền Triều Tiên vẫn được xem là khá xa vời. Hàng loạt căng thẳng từ cuối năm 2015 đến đầu 2016 cho thấy mức độ nhạy cảm của vấn đề thống nhất hai miền.
Hàn Quốc vẫn xác định việc thống nhất với Triều Tiên là một chiến lược dài hạn, là một tiến trình từ từ, được tất cả các bên chấp thuận. Mặt khác, Hàn Quốc tiếp tục thúc đẩy chiến lược hướng đến mục tiêu thống nhất với ít tổn thất nhất và không vấp phải xáo trộn nào, đồng thời đang cố gắng mở rộng các lĩnh vực có tiềm năng hợp tác trên trường quốc tế.
Về cơ bản, có vẻ như động thái của Thị trưởng Seoul tuy ngoài mặt không đồng tình với đối sách của Chính phủ nhưng về bản chất thì vẫn đang đi theo hướng có lợi cho Hàn Quốc. Người ta hy vọng rằng khi tìm được những vấn đề mà hai phía có tiếng nói chung và có thể cùng thúc đẩy, các vấn đề song phương sẽ tiến triển theo hướng tốt đẹp hơn.
Quan hệ liên Triều "ấm lên" tại Olympic Hai vận động viên thể dục dụng cụ Lee Eun-ju (17 tuổi) của Hàn Quốc và Hong Un-Jong (27 tuổi) của Triều Tiên chụp ảnh ... |
Nhà ngoại giao hàng đầu của Triều Tiên qua đời Hôm qua 29/12, ông Kim Yang-gon, Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên, Người phụ trách quan hệ liên Triều đã qua đời vì tai ... |
Căng để hòa ? Những động thái “nổi giận" đối với Hàn Quốc của CHDCND Triều Tiên trong hơn một tuần qua đều liên quan mật thiết đến quan ... |