Tin thế giới 17/10: Trung Quốc kêu gọi giải quyết căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, Hà Lan cho phép Ukraine sử dụng F-16 tấn công Nga

Nhất Phong
Iran phản đối tuyên bố chung EU-GCC, Czech khôi phục quan hệ cấp đại sứ với Nga, Triều Tiên sắp điều 10.000 binh sĩ tham chiến ở Ukraine, Saudi Arabia kêu gọi Mỹ dừng cấp vũ khí cho Israel…là một số tin tức quốc tế nổi bật trong ngày.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 17/10: Trung Quốc kêu gọi giải quyết căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, Hà Lan cho phép Ukraine sử dụng F-16 tấn công Nga, Lãnh đạo quân
Ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris trả lời phỏng vấn độc quyền hãng Fox News, ngày 16/10.

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Trung Quốc và Malaysia "hợp tác thực tiễn" ở Biển Đông: Trung Quốc và Malaysia đã đạt được đồng thuận về việc thúc đẩy "hợp tác hàng hải thiết thực" trong cuộc đối thoại song phương đầu tiên về quản lý các vấn đề hàng hải ở Biển Đông.

Cuộc đàm phán diễn ra ngày 17/10 dưới sự đồng chủ trì bởi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trần Hiểu Đông và Nushirwan Zainal Abidin, người từng là Đại sứ cấp cao của Kuala Lumpur tại Bắc Kinh và hiện là Tổng giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Malaysia.

Bắc Kinh và Kuala Lumpur đã đồng ý thiết lập cơ chế tham vấn song phương về các vấn đề hàng hải vào năm 2019. Biển Đông được kỳ vọng sẽ là một trong những vấn đề hàng đầu khi Malaysia đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2025. (SCMP)

Tin liên quan
Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ nổ Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ nổ 'dứt tình' với Hàn Quốc

*Lãnh đạo quân đội Hàn Quốc hủy thăm Mỹ: Ngày 16/10, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) Kim Myung-soo đã hủy chuyến thăm Mỹ. Thay vào đó, ông Kim Myung-soo đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với quan chức cấp cao của Mỹ, nhằm duy trì tư thế sẵn sàng đối phó trước tình hình căng thẳng leo thang.

Trước đó, Bình Nhưỡng hôm 15/10 đã cho nổ một số đoạn đường phía Bắc đường ranh giới quân sự liên Triều (MDL) của các tuyến đường Gyeongui và Donghae. Quân đội Hàn Quốc đã đối phó với hành động vi phạm Hiệp định đình chiến của Triều Tiên bằng cách bắn đáp trả về khu phi quân sự liên Triều (DMZ).

Tình hình căng thẳng tại khu vực MDL ngày càng gia tăng khi Triều Tiên cáo buộc máy bay không người lái của Hàn Quốc xâm nhập không phận và thực hiện hành động phá hủy các tuyến đường liên Triều. (Yonhap)

*Trung Quốc kêu gọi giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên: Trong tuyên bố ngày 17/10, Trung Quốc tái khẳng định sự ủng hộ một "giải pháp chính trị" để hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố hiến pháp Triều Tiên đang định nghĩa Hàn Quốc là một quốc gia "thù địch".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh bày tỏ: "Chúng tôi luôn tin rằng việc duy trì hòa bình, ổn định cũng như thúc đẩy tiến trình chính trị cho vấn đề bán đảo (Triều Tiên) phù hợp với lợi ích chung của tất cả các bên". (AFP)

Châu Âu

*Nga nâng cấp căn cứ tàu ngầm hạt nhân tại Kamchatka: Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov đã tiến hành kiểm tra tiến độ hiện đại hóa bến cảng của Hạm đội Thái Bình Dương và công tác xây dựng khu quân sự tại Kamchatka ngày 16/10.

Tư lệnh Lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương, Vladimir Dmitrievcho biết: "Chúng tôi đã tiến hành hiện đại hóa sâu bến cảng, cho phép tiếp nhận đúng hạn 7 tàu ngầm hạt nhân. Hiện tại, giai đoạn đầu của dự án với 14 công trình đang trong tình trạng hoàn thiện cao, giúp mở rộng năng lực tiếp nhận tại bến cảng".

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, công việc xây dựng khu quân sự dự kiến hoàn thành vào ngày 30/11 tới. Việc nâng cấp các cơ sở hải quân tại Kamchatka nhấn mạnh nỗ lực liên tục của Nga nhằm tăng cường sự hiện diện và khả năng quân sự tại khu vực Thái Bình Dương có tầm quan trọng chiến lược. (Sputniknews)

*Czech khôi phục quan hệ cấp đại sứ với Nga: Czech quyết định bổ nhiệm đại sứ mới tại LB Nga sau khi triệu hồi đại diện ngoại giao của mình từ tháng 2/2022.

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Czech Daniel Kostoval sẽ đại diện cho quốc gia EU có quan điểm chống Nga mạnh mẽ từ đầu năm 2025. Ông Kostoval làm việc tại phái bộ thường trực của Czech tại NATO từ năm 1998 đến năm 2002. Năm 2013, ông trở thành Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ông Kostoval sẽ thay thế người tiền nhiệm Vitezlav Pivońka sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Quan hệ giữa Czech và Nga suy giảm từ 2021 khi cả hai bên đã giảm số lượng nhà ngoại giao của nhau. Cộng hòa Czech bị đưa vào danh sách các quốc gia không thân thiện của LB Nga. (Sputnik)

*Lãnh đạo Ukraine, Mỹ bàn về "kế hoạch chiến thắng": Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 17/10 thông báo đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Joe Biden để thảo luận về vũ khí tầm xa, việc chuyển giao các gói viện trợ và việc thực hiện kế hoạch giành chiến thắng trước quân đội Nga.

Trong một video được đăng qua ứng dụng nhắn tin Telegram, ông Zelensky nói: "Chúng tôi đã thảo luận về vũ khí tầm xa, về cuộc họp ở Ramstein trong vài tuần nữa. Chúng tôi cũng đã thảo luận về cách thức để các nhóm của hai bên phối hợp theo kế hoạch chiến thắng". (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Một nước NATO họp bàn 'Kế hoạch chiến thắng' của Ukraine trong khi nhiều đồng minh e ngại

*Hy Lạp, Ukraine ký thỏa thuận an ninh: Ngày 17/10, bên lề cuộc họp Hội đồng châu Âu tại Brussels (Bỉ), Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã ký thỏa thuận an ninh với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, theo sau Liên minh châu Âu (EU) và 20 quốc gia thành viên EU khác trong cam kết hỗ trợ an ninh cho Ukraine.

Trên mạng xã hội X, ông Zelensky xác nhận: "Hy Lạp sẵn sàng tiếp tục đáp ứng các nhu cầu quốc phòng cấp thiết nhất của Ukraine. Hy Lạp cũng sẽ cung cấp thêm nguồn lực để đẩy nhanh công tác huấn luyện phi công và kỹ thuật viên của chúng tôi liên quan đến máy bay tiêm kích F-16".

Theo thông báo từ văn phòng Thủ tướng Hy Lạp, thỏa thuận này nhằm bổ sung cho các thỏa thuận khác đã được ký kết giữa Ukraine và các đồng minh, đồng thời, mở đường cho sự tham gia tích cực của Hy Lạp vào công cuộc tái thiết Ukraine. (Reuters)

*Tổng thống Zelensky: Triều Tiên chuẩn bị điều động 10.000 binh sĩ tham chiến ở Ukraine: Ngày 17/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định tình báo nước này nắm được thông tin một số sĩ quan Triều Tiên đã được triển khai tại các vùng lãnh thổ Ukraine bị Nga chiếm đóng.

Trong cuộc họp báo tại Brussels, ông Zelensky cũng cho biết Triều Tiên đang chuẩn bị điều động tổng cộng 10.000 binh sĩ sang tham chiến ở Ukraine. Ngoài ra, ông còn tuyên bố Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Nga, kể cả khi các đồng minh phương Tây không ủng hộ "kế hoạch chiến thắng" của Kiev.

Ông Zelensky đang thực hiện chuyến công du Brussels để trình bày kế hoạch này với các nhà lãnh đạo châu Âu. Theo ông, Kiev cũng sẽ tiếp tục chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ 2. (AFP)

*Anh áp đặt lệnh trừng phạt 'hạm đội bóng tối' của Nga: Bộ Ngoại giao Anh ngày 17/10 xác nhận London đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 18 tàu chở dầu và 4 tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Anh nêu rõ: "Các lệnh trừng phạt mới được áp dụng đối với 18 tàu chở dầu và 4 tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga - hành động trừng phạt lớn nhất cho đến nay đối với 'hạm đội bóng tối' của Moscow". (Sputniknews)

*Hà Lan cho phép Ukraine sử dụng F-16 tấn công vào lãnh thổ Nga: Ngày 17/10, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ruben Brekelmans tuyên bố, nước này không ngăn cản Ukraine sử dụng máy bay tiêm kích F-16 được cung cấp cho Kiev để tự vệ phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả việc tấn công các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga.

Trước đó, hôm 6/10, ông Brekelmans xác nhận Hà Lan đã chuyển giao cho Ukraine lô tiêm kích F-16 đầu tiên trong số 24 chiếc đã cam kết và sẽ tiếp tục gửi phần còn lại trong những tháng tới.

Phát biểu trước cuộc họp với những người đồng cấp NATO ở Brussels (Bỉ), ông Brekelmans nhấn mạnh: "Chúng tôi đã bàn giao lô F-16 đầu tiên - hiện đang ở trong không phận Ukraine - và chúng tôi luôn lưu ý rằng Ukraine cần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng luật pháp quốc tế không có bất kỳ hạn chế nào về khoảng cách". (Sputniknews)

Trung Đông-châu Phi

*Iran phản đối tuyên bố chung EU-GCC: Ngày 17/10, phản ứng trước Tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi tuyên bố kỷ nguyên can thiệp của châu Âu vào các vấn đề Trung Đông theo cách tiếp cận “chia để trị” đã kết thúc.

Trong khi đó, Ali Akbar Velayati, cố vấn của Lãnh tụ tối cao Iran, lên án tuyên bố chung của EU và các nước GCC liên quan đến các đảo Greater Tunb, Lesser Tunb và Abu Musa.

Trước đó, ngày 16/10, EU và các nước GCC đã thông qua một tuyên bố chung kêu gọi Iran theo đuổi việc hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực. Tuyên bố cũng kêu gọi một giải pháp hòa bình cho tranh chấp về ba hòn đảo Greater Tunb, Lesser Tunb và Abu Musa. Những hòn đảo này, nằm ở một khu vực chiến lược quan trọng của vùng Vịnh, từ lâu đã bị Iran và UAE tranh chấp. (Al Jazeera)

*Tàu chiến Đức bắn hạ máy bay không người lái ngoài khơi Lebanon: Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức xác nhận một tàu chiến Đức, hoạt động như một phần của phái bộ UNIFIL thuộc Liên hợp quốc, đã bắn hạ một vật thể bay không người lái ngoài khơi bờ biển Lebanon trong ngày 17/10.

Quan chức này nêu rõ: "Tàu hộ tống hạ một máy bay không người lái không xác định xuống nước trong một vụ tai nạn có kiểm soát", đồng thời khẳng định không có thiệt hại nào cho con tàu hoặc thủy thủ đoàn. Tàu hộ tống Ludwigshafen am Rhein hiện vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Iran tuyên bố sẵn sàng làm một điều liên quan hạt nhân với phương Tây, hạ thấp nguy cơ Israel dám 'sờ' đến nơi này

*Saudi Arabia kêu gọi Mỹ dừng cung cấp vũ khí cho Israel: Ngày 17/10, Đại sứ Saudi Arabia tại Anh Khalid bin Bandar Al Saud đã kêu gọi chính phủ Mỹ đình chỉ xuất khẩu vũ khí cho Israel nếu viện trợ nhân đạo bổ sung không đến được Dải Gaza.

Nhà ngoại giao Saudi Arabia đã thúc giục Washington thực hiện lời đe dọa của mình và dừng cung cấp vũ khí cho Israel nếu nước này không được phép đưa thêm viện trợ nhân đạo vào Gaza trong vòng 30 ngày tới. Ông nhấn mạnh không quốc gia nào trên thế giới có thể tác động đến quyết định của Israel nhiều hơn Mỹ.

Trước đó, ngày 14/10, truyền thông Israel đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã gửi một lá thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant và Bộ trưởng Các vấn đề chiến lược Ron Dermer đe dọa sẽ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Israel nếu cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza không được giải quyết trong vòng một tháng. (Arab News)

*Đại sứ quán Na Uy tại Beirut phải sơ tán do đe dọa đánh bom: Bộ Ngoại giao Na Uy thông báo Đại sứ quán nước này tại thủ đô Beirut của Lebanon ngày 17/10 đã phải thực hiện công tác sơ tán sau khi nhận được đe dọa đánh bom.

Trong một thông cáo gửi qua thư điện tử, Bộ Ngoại giao Na Uy nêu rõ: "Chúng tôi có thể xác nhận tòa nhà đặt Đại sứ quán Na Uy ở Beirut đã nhận được đe dọa đánh bom ngày hôm nay". Thông cáo còn cho hay: "Hiện chỉ có một số ít nhà ngoại giao Na Uy đang ở Beirut, và tất cả mọi người tại đại sứ quán đều an toàn". (Reuters)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Panama bắt giữ hơn 500 đối tượng trong chiến dịch truy quét tội phạm: Ngày 16/10, Cảnh sát Quốc gia Panama cho biết nước này đã bắt giữ 502 đối tượng trong khuôn khổ Chiến dịch Panama 3.0 do Tổng thống José Raúl Mulino phát động nhằm đối phó với các băng nhóm tội phạm.

Cụ thể, chỉ trong 3 ngày 11,12 và 13/10, lực lượng chức năng đã bắt giữ hàng trăm đối tượng liên quan đến các hoạt động buôn bán ma túy và súng, đạn dược, ô tô, … và tịch thu gần 20.000 USD cùng số lượng lớn ma túy các loại.

Số liệu chính thức cho thấy 70% các vụ giết người ở Panama có liên quan đến tội phạm có tổ chức, trong đó có cả các băng nhóm chuyên vận chuyển ma túy từ Nam Mỹ đến Mỹ và châu Âu. (AFP)

*Bầu cử Mỹ 2024: Bà K. Harris nêu quan điểm về nhập cư: Trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 16/10 với đài Fox News, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã phải đối mặt với những câu hỏi về cách thức chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp ở biên giới phía Nam, tình trạng sức khỏe tinh thần của Tổng thống Biden và việc sử dụng tiền thuế của người dân để phẫu thuật chuyển giới cho các tù nhân cần chuyển giới.

Đây là lần đầu tiên bà Harris xuất hiện trên Fox News với tư cách ứng cử viên tổng thống và là một phần trong kế hoạch của bà nhằm gửi lời kêu gọi trực tiếp tới các cử tri trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Trước đó, bà Harris vừa hoàn thành chiến dịch tranh cử tại bang chiến trường Pennsylvania. (Reuters)

*Tổng thống Mỹ Joe Biden xóa thêm 4,5 tỷ USD nợ sinh viên: Ngày 17/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định xóa thêm 4,5 tỷ USD khoản nợ sinh viên cho hơn 60.000 người vay, qua đó nâng số lượng viên chức được xóa nợ từ thời sinh viên lên hơn 1 triệu người.

Thông báo của Nhà Trắng cho biết đến nay, chính quyền Tổng thống Biden đã phê duyệt 175 tỷ USD để xóa nợ sinh viên cho gần 5 triệu người vay.

Kế hoạch xóa nợ cho sinh viên được Tổng thống Biden đưa ra năm 2022 với chi phí ước tính khoảng 430 tỷ USD. Theo kế hoạch này, chính phủ sẽ xóa nợ lên tới 20.000 USD cho những người có mức thu nhập dưới 125.000 USD/năm.

Trong những năm qua, đảng Dân chủ thúc đẩy Chính phủ Mỹ xóa nợ sinh viên, trong khi đa số thành viên đảng Cộng hòa phản đối đề xuất này. (AFP)

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tuyến đường bộ và đường sắt từng được coi là biểu tượng của sự hợp tác liên Triều đã bị phá hủy. Triều Tiên và ...

Nga khẳng định sẽ hỗ trợ quân sự nếu Triều Tiên bị tấn công

Nga khẳng định sẽ hỗ trợ quân sự nếu Triều Tiên bị tấn công

Ngày 15/10, Nga đã bảo vệ thỏa thuận quốc phòng của nước này với Triều Tiên, đồng thời khẳng định Moscow sẽ cung cấp hỗ ...

Quân đội Nga lấy lại 1/4 diện tích lãnh thổ ở tỉnh Kursk, kiểm soát thêm 2 ngôi làng ở Donbass

Quân đội Nga lấy lại 1/4 diện tích lãnh thổ ở tỉnh Kursk, kiểm soát thêm 2 ngôi làng ở Donbass

Quân đội Ukraine (VSU) bắt đầu mất thế trận ở tỉnh Kursk trong bối cảnh các lực lượng Nga tăng cường phản công và chiếm ...

Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ nổ 'dứt tình' với Hàn Quốc

Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ nổ 'dứt tình' với Hàn Quốc

Ngày 17/10, Triều Tiên xác nhận, các tuyến đường bộ và đường sắt kết nối biên giới phía Nam nước này với Hàn Quốc đã ...

Bình luận của Việt Nam về tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên

Bình luận của Việt Nam về tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, chiều ngày 17/10, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã có bình luận về diễn biến căng ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Ngày 19/11, Thủ tướng tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng và bế mạc Hội nghị ...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Hai Phó Thủ tướng đánh giá cao đà phát triển tốt đẹp và tiến triển thực chất trong quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam ...
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới đang 'nóng' trở lại.
Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.
Hợp tác Hải quan Việt Nam-Lào: Tin tưởng, hỗ trợ, giúp đỡ cùng phát triển

Hợp tác Hải quan Việt Nam-Lào: Tin tưởng, hỗ trợ, giúp đỡ cùng phát triển

Hải quan Việt Nam-Lào đặc biệt quan tâm xây dựng, duy trì, gìn giữ, phát triển quan hệ hợp tác ngày càng hướng đến thực chất, hiệu quả.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư trao đổi với Chủ tịch Quốc hội Armenia một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng thực chất và ...
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Phiên bản di động