Máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142MZ là một trong hàng chục phương tiện tham gia cuộc tập trận của Hạm đội Thái Bình Dương Nga. (Nguồn: Wikipedia) |
Ngày 18/6, hãng tin Sputnik dẫn thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương nói rõ: “Các lực lượng của Hạm đội đã bắt đầu triển khai từ căn cứ đóng quân đến các khu vực được chỉ định trong khuôn khổ cuộc tập trận, diễn ra từ ngày 18-28/6... dưới sự lãnh đạo chung của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Viktor Liina”.
Tin liên quan |
Tổng thống Putin để ngỏ khả năng đàm phán với Ukraine |
Cuộc tập trận năm nay lần đầu tiên có tính chất phối hợp giữa hải đội Primorsky gồm các lực lượng phức hợp của Hạm đội Thái Bình Dương và Bộ chỉ huy liên hợp binh sĩ cùng lực lượng vùng Đông Bắc Nga.
Các thủy thủ sẽ thực hành những kỹ năng chống ngầm, tổ chức phòng thủ theo nhiều dạng thức cho các phân đội tàu trong hải trình, tiến hành tấn công tên lửa phối hợp chống lại các nhóm hải quân của kẻ thù giả định, thực hành huấn luyện đẩy lùi các cuộc tấn công của máy bay và tàu chiến không người lái, thực hiện tổ hợp bài tập thực hành huấn luyện chiến đấu.
Tổng cộng có gần 40 tàu, thuyền và tàu hỗ trợ, khoảng 20 máy bay và trực thăng của lực lượng hàng không hải quân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương tham gia cuộc tập trận liên hợp, bao gồm máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142MZ, Il-38 và Il-38N, trực thăng Ka-29 và Ka-27 phiên bản chống ngầm, tìm kiếm cứu nạn.
Tham gia tập trận còn có các đơn vị thủy quân lục chiến của Hạm đội Thái Bình Dương và các đơn vị chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal và Bastion.
Cũng liên quan Nga, Sputnik dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cảnh báo sẽ đáp trả nếu Liên minh châu Âu (EU) quyết định hạn chế hoạt động của các nhà ngoại giao nước này.
Bà Zakharova nêu rõ: "EU và trước hết là những quốc gia đang thúc đẩy các sáng kiến như vậy phải hiểu rõ ràng rằng, bất kỳ hành động không thân thiện nào chống lại Nga và công dân Nga sẽ ngay lập tức bị áp dụng các biện pháp trả đũa nhằm hạn chế đáng kể sự di chuyển của các nhà ngoại giao EU".
Tuần trước, Politico đưa tin, Ngoại trưởng các nước Czech, Đan Mạch, Ba Lan, Romania, Hà Lan và những quốc gia vùng Baltic đã yêu cầu Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell hạn chế quyền tự do đi lại của các nhà ngoại giao Nga tại liên minh. Tuy nhiên, các nước như Đức, Áo, Pháp, Italy không ủng hộ đề xuất này.
| Tình hình Ukraine: Một nước Bắc Mỹ nói 'chưa thích hợp' triển khai huấn luyện viên quân sự, Kiev muốn Nga có mặt ở hội nghị hòa bình thứ 2 Ngày 17/6, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair cho biết, nước này không nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp để điều các ... |
| Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cân nhắc thăm Đức Một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết, Thủ tướng nước này Kishida Fumio đang cân nhắc công du Đức trong tháng 7 để ... |
| Điểm tin thế giới sáng 18/6: Hàn Quốc 'soi' 1.000 bác sĩ vì điều gì? Trung Quốc miễn thị thực cho Australia, Tổng thống Chile ‘nhắc nhở’ Argentina Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/6. |
| Tin thế giới 17/6: Tổng thống Nga thăm Triều Tiên, Trung Quốc chỉ trích tuyên bố chung của G7, Thủ tướng Israel giải tán Nội các chiến tranh Philippines cùng 4 nước diễn tập ở Biển Đông, NATO đưa vũ khí hạt nhân vào "chế độ chờ", Ngoại trưởng Ukraine đề cập đàm ... |
| 'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường' Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối ... |