Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Vy Anh
Tuyến đường bộ và đường sắt từng được coi là biểu tượng của sự hợp tác liên Triều đã bị phá hủy. Triều Tiên và Hàn Quốc đều đang có những động thái quân sự khiến căng thẳng bị đẩy lên rất cao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', không ai kiềm chế, chuyện gì sắp xảy ra?
Chương trình tin tức phát sóng cảnh Triều Tiên cho nổ tung một số đoạn đường ở phía Bắc, ngày 15/10. (Nguồn: Getty Images)

Căng thẳng leo thang

Tờ Donga Ilbo ngày 15/10 dẫn nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết, nguy cơ xảy ra xung đột liên Triều trong giai đoạn này là lớn nhất kể từ khi Tổng thống Yoon Suk Yeol lên nắm quyền (tháng 5/2022). Căng thẳng hiện đang bị đẩy lên đỉnh điểm khi Triều Tiên cảnh báo sẽ tiến hành một cuộc tấn công bằng pháo binh quy mô lớn để trả đũa việc “máy bay không người lái của Hàn Quốc xâm nhập vào Bình Nhưỡng”.

Cùng ngày, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo quân đội nước này đã nổ súng bắn cảnh cáo ở phía Nam Đường ranh giới quân sự (MDL) chia cắt Bán đảo Triều Tiên.

Tin liên quan
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Động thái này của Seoul nhằm đáp trả việc Bình Nhưỡng cho nổ tung một phần con đường nối với Hàn Quốc bên phía Triều Tiên sau khi tuyên bố cắt đứt hoàn toàn tuyến đường bộ và đường sắt từng được coi là biểu tượng của sự hợp tác liên Triều.

JCS xác nhận Triều Tiên đã cho nổ một số đoạn trên các đường Gyeongui và Donghae ở phía Bắc MLD vào trưa 15/10, đồng thời cho biết đã tăng cường khả năng giám sát và sẵn sàng chiến đấu.

Trước đó, Triều Tiên ngày 13/10 cho biết có 8 lữ đoàn pháo binh được bố trí gần khu vực tiền tuyến và đang trong trạng thái “sẵn sàng khai hỏa”.

Trước tình hình này, Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc đã ra chỉ thị cho các đơn vị trực thuộc tăng cường giám sát và sẵn sàng khai hỏa trước giàn hỏa lực từ Triều Tiên. Tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đang bị đẩy cao.

8 lữ đoàn pháo binh mà Bình Nhưỡng công bố là các đơn vị được triển khai trên toàn MDL trải dài từ Tây sang Đông, có nhiệm vụ nhằm vào các khu vực đô thị đông đúc của Hàn Quốc.

Ông Lee Seong Jun, người đứng đầu Văn phòng JCS cho biết trong cuộc họp giao ban ngày 14/10 rằng, lệnh tác chiến sơ bộ được quân đội Triều Tiên đưa ra là “lệnh chuẩn bị”, có nghĩa tất cả các thiết bị pháo binh đã được trang bị sẵn sàng để có thể khai hỏa bất cứ lúc nào.

Mối đe dọa "chí mạng"

Giới phân tích trong và ngoài quân đội Hàn Quốc ước tính, Triều Tiên có khoảng 570 khẩu pháo tầm xa, trong đó có khoảng 200 bệ phóng tên lửa đa năng 240 mm với tầm bắn tối đa 65km và có thể tấn công khu vực đô thị, bao gồm cả phía Bắc Seoul nếu chúng được bố trí gần đường giới tuyến. Nếu Triều Tiên sử dụng 200 khẩu pháo 240 mm đa năng với 22 ống phóng, lực lượng này có thể bắn khoảng 4.400 viên đạn cùng lúc và đây được đánh giá là mối đe dọa "chí mạng" với Hàn Quốc.

Trong khi đó, các thiết bị giám sát của Hàn Quốc cũng phát hiện Triều Tiên đang chuẩn bị cho nổ phá hủy tuyến đường Kyungui và tuyến đường bộ Donghae nối hai miền Triều Tiên. Trên thực tế, các tuyến đường này đều đã bị đình chỉ hoạt động từ lâu.

Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yo Jong, em gái quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, trong một tuyên bố đưa ra ngày 14/10 cũng ám chỉ Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan vụ việc máy bay không người lái của Hàn Quốc xâm phạm thủ đô Bình Nhưỡng.

Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên, ngày 11/10 đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đến thị sát hệ thống vũ khí phóng tên lửa đa năng 240 mm và theo dõi vụ bắn thử bệ phóng tên lửa do doanh nghiệp quốc phòng trong nước sản xuất.

Trong tuyên bố ngày 13/10, Bình Nhưỡng nhấn mạnh khả năng 8 lữ đoàn pháo sẵn sàng tấn công với số lượng lớn pháo tầm xa, có thể biến Seoul thành “biển lửa” một khi có lệnh.

Tin liên quan
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, Thủ tướng Nhật Bản nói Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, Thủ tướng Nhật Bản nói 'không thể chấp nhận được'

Hệ thống pháo tầm xa của Triều Tiên bao gồm các bệ phóng tên lửa đa năng 240 mm và bệ phóng tên lửa đa nòng 300 mm mới được trang bị chức năng dẫn đường vừa triển khai hồi tháng 8. Hệ thống phóng loạt tên lửa mới có thể nhắm và tấn công đồng thời điều chỉnh quỹ đạo bằng cách gắn cánh vào tên lửa dẫn đường.

Theo đó, mối đe dọa từ pháo tầm xa nhắm vào các cơ sở lớn ở Seoul và khu vực đô thị sẽ trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn. Một lữ đoàn pháo binh ở Triều Tiên gồm 4 tiểu đoàn pháo binh được trang bị pháo tự hành 170 mm và bệ phóng tên lửa đa nòng 240 và 300 mm. Biên chế một tiểu đoàn sẽ có tối thiếu 18 khẩu pháo.

Trong một phản ứng, Hàn Quốc đã tuyên bố sẵn sàng hỏa lực và lực lượng pháo thiện chiến như pháo tự hành K-9 để đáp trả một cuộc tấn công từ Triều Tiên.

Mọi thứ dường như đã sẵn sàng

Công tác chuẩn bị đã được tăng cường đến mức có thể triển khai các lực lượng pháo binh này đến các vị trí cần thiết trong thời gian ngắn nhất trong trường hợp bị khiêu khích. Thông tin cho biết Hàn Quốc cũng tăng cường các phương tiện trinh sát như vệ tinh và máy bay không người lái để theo dõi mọi động thái di chuyển khí tài của quân đội Triều Tiên.

Cùng với đó, quân đội Hàn Quốc thông báo bình thường hóa hoạt động tập huấn tại Trường huấn luyện Yeongpyeong, trường bắn của quân đội Mỹ ở Pocheon, tỉnh Geonnggi.

Kim Dae Young, nhà nghiên cứu tại Viện chiến lược quốc gia Hàn Quốc, nhận định, thay vì tấn công kiểu bắn phá đảo Yeonpyeong như trước đây, rất có thể Triều Tiên sẽ sử dụng một số bệ phóng tên lửa đa năng mới để bắn phá chính xác các cơ sở giám sát của quân đội Hàn Quốc nhắm vào Triều Tiên.

Khả năng Triều Tiên cho nổ phá các tuyến đường Kyungui và Donghae được xem là nhằm mục tiêu “gây sốc” cho Hàn Quốc, tương tự vụ đánh bom Văn phòng liên lạc liên Triều tại Khu công nghiệp Kaesong năm 2020. Một nguồn tin quân sự cho biết dường như công việc chuẩn bị cho vụ nổ đã được hoàn thành và vấn đề chỉ còn là thời điểm thực hiện.

Giới phân tích cũng chỉ ra rằng, Triều Tiên có thể có mục đích trong việc gia tăng leo thang căng thẳng với Hàn Quốc và đang tối đa hóa mối lo lắng trong xã hội Hàn Quốc. Tuy nhiên, ngay cả sau khi Triều Tiên tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn thỏa thuận 19/9 nhằm giảm thiểu căng thẳng quân sự ở khu vực giới tuyến giữa hai miền hồi tháng 11/2023, nước này cũng không đe dọa trực tiếp sử dụng pháo tầm xa quy mô lớn với Hàn Quốc. Với những gì đang diễn ra ở bán đảo Triều Tiên, có thể thấy mức độ căng thẳng giữa hai miền đang bị đẩy lên rất cao.

Triều Tiên: Bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng mới, cắt đứt mọi tuyến đường bộ và đường sắt với Hàn Quốc, thử đạn pháo phản lực phóng loạt

Triều Tiên: Bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng mới, cắt đứt mọi tuyến đường bộ và đường sắt với Hàn Quốc, thử đạn pháo phản lực phóng loạt

Quân đội Triều Tiên tuyên bố sẽ cắt đứt toàn bộ các tuyến đường bộ và đường sắt nối với Hàn Quốc, bắt đầu từ ...

Bán đảo Triều Tiên liên tục 'tăng nhiệt', pháo binh Bình Nhưỡng gần biên giới với Seoul sẵn sàng khai hỏa

Bán đảo Triều Tiên liên tục 'tăng nhiệt', pháo binh Bình Nhưỡng gần biên giới với Seoul sẵn sàng khai hỏa

Căng thẳng leo thang trên Bán đảo Triều Tiên khi Bình Nhưỡng đe dọa hành động quân sự chống lại Seoul. Nguyên nhân xuất phát ...

Bán đảo Triều Tiên: Căng thẳng dâng cao, Bình Nhưỡng nổi giận ra tuyên bố, Seoul sẵn sàng 'nghênh chiến'

Bán đảo Triều Tiên: Căng thẳng dâng cao, Bình Nhưỡng nổi giận ra tuyên bố, Seoul sẵn sàng 'nghênh chiến'

Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tăng cao khi hai miền đều đưa ra các tuyên bố cứng sau phản ứng của Bình Nhưỡng ...

Bán đảo Triều Tiên 'tăng nhiệt': Chủ tịch Kim Jong Un ra chỉ đạo, Nga bảo vệ Bình Nhưỡng, Tổng thống Putin có hành động lịch sử

Bán đảo Triều Tiên 'tăng nhiệt': Chủ tịch Kim Jong Un ra chỉ đạo, Nga bảo vệ Bình Nhưỡng, Tổng thống Putin có hành động lịch sử

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật những diễn biến mới ở bên trong và xung quanh Bán đảo Triều Tiên, giữa lúc tình ...

NÓNG! Bán đảo Triều Tiên căng như dây đàn, Bình Nhưỡng làm nổ tung vài đoạn đường nối hai miền, Seoul bắn đạn cảnh cáo

NÓNG! Bán đảo Triều Tiên căng như dây đàn, Bình Nhưỡng làm nổ tung vài đoạn đường nối hai miền, Seoul bắn đạn cảnh cáo

Hai miền Triều Tiên vừa mới có những động thái mới nhất kéo căng tình hình trong bối cảnh căng thẳng dâng cao trên Bán ...

(theo Reuters, Yonhap)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đại sứ Australia: Chuyến thăm hiện thực hóa tiềm năng của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Đại sứ Australia: Chuyến thăm hiện thực hóa tiềm năng của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Theo Đại sứ Australia, chuyến thăm của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn để thảo luận triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện...
EU tuyên bố bắt đầu tiến trình đàm phán kết nạp đối với một quốc gia

EU tuyên bố bắt đầu tiến trình đàm phán kết nạp đối với một quốc gia

Việc đẩy nhanh quá trình mở rộng EU với các nước Tây Balkan là ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch khối của Hungary.
Hoa hậu Hà Kiều Anh ghi điểm bởi vóc dáng quyến rũ cùng làn da trắng mịn

Hoa hậu Hà Kiều Anh ghi điểm bởi vóc dáng quyến rũ cùng làn da trắng mịn

Hoa hậu Hà Kiều Anh ghi điểm bởi làn da trắng mịn không tì vết, gương mặt trẻ trung. Mỗi khi xuất hiện, cô chỉn chu về phong cách thời ...
Việt Nam khởi xướng điều tra 29 vụ việc phòng vệ thương mại, tăng thu ngân sách 1,5 tỷ đồng/năm

Việt Nam khởi xướng điều tra 29 vụ việc phòng vệ thương mại, tăng thu ngân sách 1,5 tỷ đồng/năm

Các biện pháp phòng vệ thương mại bảo đảm môi trường thương mại công bằng, ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước.
Điểm tin thế giới sáng 16/10: Ấn Độ mua UAV Predator từ Mỹ, Nga khẳng định không hề bị cô lập, Australia trừng phạt 5 cá nhân Iran

Điểm tin thế giới sáng 16/10: Ấn Độ mua UAV Predator từ Mỹ, Nga khẳng định không hề bị cô lập, Australia trừng phạt 5 cá nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 16/10.
Giá tiêu hôm nay 16/10/2024: Thị trường trầm lắng, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/10/2024: Thị trường trầm lắng, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/10/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 144.000 đồng/kg.
EU tuyên bố bắt đầu tiến trình đàm phán kết nạp đối với một quốc gia

EU tuyên bố bắt đầu tiến trình đàm phán kết nạp đối với một quốc gia

Việc đẩy nhanh quá trình mở rộng EU với các nước Tây Balkan là ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch khối của Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 16/10: Ấn Độ mua UAV Predator từ Mỹ, Nga khẳng định không hề bị cô lập, Australia trừng phạt 5 cá nhân Iran

Điểm tin thế giới sáng 16/10: Ấn Độ mua UAV Predator từ Mỹ, Nga khẳng định không hề bị cô lập, Australia trừng phạt 5 cá nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 16/10.
Tin thế giới 15/10: Hàn Quốc bắn cảnh cáo Triều Tiên, Nga cắt giảm nhân viên lãnh sự tại Na Uy, Canada trục xuất 6 nhà ngoại giao Ấn Độ

Tin thế giới 15/10: Hàn Quốc bắn cảnh cáo Triều Tiên, Nga cắt giảm nhân viên lãnh sự tại Na Uy, Canada trục xuất 6 nhà ngoại giao Ấn Độ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Ukraine lại đòi Brazil bắt giữ Tổng thống Nga khi hay tin Brasilia mời ông Putin dự Hội nghị thượng đỉnh G20

Ukraine lại đòi Brazil bắt giữ Tổng thống Nga khi hay tin Brasilia mời ông Putin dự Hội nghị thượng đỉnh G20

Ukraine kêu gọi Brazil bắt giữ Tổng thống Nga Putin theo lệnh của ICC nếu ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga thăm Trung Quốc, mở rộng hợp tác quân sự song phương

Bộ trưởng Quốc phòng Nga thăm Trung Quốc, mở rộng hợp tác quân sự song phương

Trung Quốc và Nga hy vọng làm sâu sắc và mở rộng các mối quan hệ quân sự song phương, cũng như duy trì trao đổi cấp cao giữa hai nước.
NÓNG! Bán đảo Triều Tiên căng như dây đàn, Bình Nhưỡng làm nổ tung vài đoạn đường nối hai miền, Seoul bắn đạn cảnh cáo

NÓNG! Bán đảo Triều Tiên căng như dây đàn, Bình Nhưỡng làm nổ tung vài đoạn đường nối hai miền, Seoul bắn đạn cảnh cáo

Tình hình bán đảo Triều Tiên ngày càng căng thẳng với diễn biến mới nóng nhất.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Phiên bản di động