TIN LIÊN QUAN | |
Vì sao bức thư Kim Jong-un gửi Trump lại có kích cỡ ngoại khổ? | |
Hàn Quốc hoan nghênh sự thay đổi thái độ của Tổng thống Trump về Triều Tiên |
Đây là lần thứ hai Bộ Nội vụ nước này tuyên bố một sự kiện đặc biệt theo Đạo luật Trật tự Công cộng, kể từ khi luật được sửa đổi vào tháng 4/2017 vừa qua. Lần đầu tiên là tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 vào hồi tháng Tư, khi mà các khu vực xung quanh Dinh Tổng thống Istana và khách sạn Shangri-La được chỉ định là “khu vực sự kiện đặc biệt” trong hai ngày 27-28/4.
Theo đó, "khu vực sự kiện đặc biệt" trên gồm các tuyến đường Tanglin, Newton và Orchard, nơi đặt trụ sở của Bộ Ngoại giao Singapore và Đại sứ quán Mỹ. Đây cũng là khu vực có nhiều khách sạn lớn, trung tâm mua sắm sầm uất nhất của Singapore.
Cùng với việc đưa ra thông báo trên, nhà chức trách cũng cho biết an ninh sẽ được tăng cường ở các tuyến phố xung quanh khách sạn Shangri-La cũng như kiểm soát đặc biệt người và phương tiện đi vào những khu vực này. Các vật dụng như cờ, biểu ngữ, pháo hiệu và vật liệu dễ cháy... cũng sẽ bị cấm sử dụng.
Khu vực được khoanh vùng mầu đen là nơi được tuyên bố "Khu vực sự kiện đặc biệt" của Singapore. (Nguồn: Bộ Giao thông Singapore) |
An ninh trong những ngày này tại Singapore được tăng cường hơn bao giờ hết. Các lực lượng vũ trang của quốc gia đã được yêu cầu luôn sẵn sàng, với các máy bay trực thăng Apache và máy bay chiến đấu F-16 sẵn sàng tuần tra bầu trời, một quan chức cho biết.
Giới phân tích cho rằng động thái này cùng với vị trí đắc địa cũng như kinh nghiệm trong việc đảm bảo an ninh và an toàn cho các sự kiện đặc biệt quan trọng của khách sạn Shangri-La làm dấy lên thông tin khả năng cao nơi này đã được lựa chọn là địa điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh lịch sử, hoặc cũng có thể là nơi ở của một trong hai nhà lãnh đạo.
Và mặc dù có nhiều đồn đoán, song đến nay việc lựa chọn địa điểm tổ chức hội nghị vẫn được bảo mật.
Trong khi đó, hai khách sạn Capella ở Sentosa và Fullerton cũng đã được đề cập có thể sẽ là nơi mà Tổng thống Mỹ Donal Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở hoặc gặp gỡ.
Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng cho biết có khoảng 3.000 phóng viên báo chí quốc tế và Singapore đã đăng ký tham dự đưa tin hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.
Hiện đã có hàng trăm phóng viên quốc tế bắt đầu rục rịch "đổ bộ" tới đảo quốc xinh đẹp này để chuẩn bị cho việc chứng kiến và đưa tin về hội nghị gây tranh cãi nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Ở khía cạnh khác, một cuộc khảo sát trực tuyến do Blackbox Research tiến hành từ ngày 15 đến ngày 23/5 cho thấy gần 3/4 người Singapore (71%) trong số 1.000 người được khảo sát cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh này sẽ giúp cải thiện hình ảnh của Trump như một nhà lãnh đạo thế giới, trong khi chỉ có 21% tự tin rằng hội nghị sẽ dẫn đến việc phi hạt nhân hóa thành công ở Bắc Triều Tiên.
Đa số người được hỏi (44%) có ý kiến trung lập về kết quả của các cuộc đàm phán, trong khi 36% cho biết họ không tin rằng hội nghị này sẽ dẫn đến một thỏa thuận thành công.
"Vực thẳm lớn" ngăn cản thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Triều Ngay cả khi những lời lẽ hòa giải có thể làm hồi sinh hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh ... |
Trung Quốc hy vọng thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra theo dự kiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 27/5 đã bày tỏ hi vọng rằng cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà ... |
Ông Trump tweet, sẵn lòng kéo dài cuộc gặp Mỹ - Triều hơn 1 ngày Một ngày sau khi bất ngờ tuyên bố hủy họp thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại thông báo trên Twitter về những ... |