Singapore “làm khó” các ông lớn công nghệ

Cẩm Yến
 Nhiều tập đoàn công nghệ lớn như “ngồi trên lửa” sau khi dự luật kiểm soát tin giả (fake news) cho phép chính quyền gỡ bỏ các bài viết vi phạm quy định của nước sở tại, được Singapore đệ trình lên Quốc hội hồi đầu tháng Tư.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
singapore lam kho cac ong lon cong nghe Văn hóa “996” ám ảnh ngành IT Trung Quốc
singapore lam kho cac ong lon cong nghe Sự thật bên trong "Thung lũng Silicon" của Trung Quốc

Singapore hiện là nơi đặt trụ sở tại châu Á - Thái Bình Dương của nhiều tập đoàn/công ty truyền thông và công nghệ như Facebook, Twitter và Google. Theo Báo cáo năm 2018 của Tổ chức Phóng viên không biên giới, Singapore đang xếp thứ 151/180 quốc gia về chỉ số tự do báo chí.

Trong bối cảnh vấn nạn tin giả với dụng ý bóp méo sự thật đang ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, đảo quốc sư tử đã quyết định xây dựng một số công cụ pháp lý để ngăn chặn các nội dung không phù hợp trên mạng xã hội.

singapore lam kho cac ong lon cong nghe
Các ông lớn công nghệ thế giới quan ngại dự luật chống tin tức giả của Singapore sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tự do ngôn luận. (Nguồn: Reuters)

Luật chơi mới

Được thiết kế nhằm ngăn chặn sự lan truyền của tin tức giả mạo trên mạng, dự luật của Singapore yêu cầu các công ty công nghệ đang hoạt động tại thị trường gần 6 triệu dân này phải phản hồi nhanh chóng với các tin/bài đăng sai sự thật trên các mạng xã hội hoặc trang thông tin trực tuyến. Dù dự luật nhiều khả năng vấp phải sự phản đối cũng như làn sóng chỉ trích trong Quốc hội Singapore, các quy định mới vẫn sẽ có hiệu lực tại đảo quốc này từ cuối năm 2019.

Theo quy định mới của Singapore, nếu các nội dung vi phạm không được gỡ xuống kịp thời, các công ty công nghệ sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt không nhỏ, lên tới 1 triệu SGD (tương đương 740.000 USD). Bên cạnh đó, các cá nhân đăng nội dung không đúng sự thật phải chịu mức tiền phạt lên tới 20.000 SGD và/hoặc 12 tháng tù. Kháng cáo - quá trình được cho là tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc, sẽ được đệ trình lên Toà án tối cao Singapore, sau khi Bộ trưởng Bộ Thông tin, Truyền thông và Nghệ thuật nước này xem xét kĩ lưỡng.

Phó Giáo sư Luật học tại Đại học Quản lý Singapore Eugene Tan cho biết, dự luật mới sẽ hỗ trợ Chính phủ Singapore giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến nội dung trực tuyến. Việc các nền tảng trực tuyến và trang web đăng thông tin “đính chính” nhưng vẫn giữ lại nội dung gốc sẽ giúp Chính phủ nước này có “cách tiếp cận hoàn chỉnh hơn”.

Theo đó, các trang web hoặc người dùng vi phạm nhiều lần sẽ được đưa vào danh sách đen, còn các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các nền tảng truyền thông xã hội sẽ không được phép truy cập vào nội dung các trang web đó.

Nhiều lo ngại

Tờ The Guardian nhận định động thái này của Singapore sẽ làm dấy lên lo ngại nước này tiếp tục siết môi trường truyền thông, vốn đã được kiểm soát chặt chẽ. Tới đây, văn phòng Facebook, Twitter và Google tại khu vực châu Á đặt trụ sở ở Singapore ắt hẳn chịu nhiều áp lực hơn khi hỗ trợ thực thi đạo luật trên.

Chuyên gia tại Công ty Fitch Solutions, ông Dexter Thillien cho rằng các “ông lớn” công nghệ thế giới chắc chắn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để xây dựng bản sửa lỗi kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn của Singapore.

“Phần lớn tập đoàn công nghệ đều là các công ty đa quốc gia nên họ đều kỳ vọng những loại hình dịch vụ tương tự ở mọi nơi. Nếu Australia, New Zealand, Canada, Mỹ, Singapore đều ban hành quy tắc riêng và buộc các tập đoàn công nghệ tuân thủ, điều này sẽ khiến các công ty này phải tiêu tốn nhiều chi phí để điều chỉnh cho phù hợp với luật pháp sở tại”, ông Thillien phân tích.

Trong khi Facebook và Google từ chối bình luận trực tiếp, Liên minh Internet châu Á lại lo ngại dự luật có thể ảnh hưởng đáng kể đến quyền tự do ngôn luận. “Đây là dự luật có phạm vi rộng nhất tính đến nay,... có thể gây chia rẽ nghiêm trọng cả ở Singapore và trên thế giới”, đại diện Liên minh này nhận định.

Các nhóm xã hội dân sự cũng bày tỏ lo ngại luật pháp có thể ảnh hưởng tới quyền tự do ngôn luận tại Singapore. Ngày 21/4, cuộc biểu tình công khai chống lại dự luật mới đã diễn ra. Trước đó, 83 học giả chuyên nghiên cứu về châu Á đã đồng loạt ký vào bức thư gửi chính phủ Singapore bày tỏ mối quan ngại về phạm vi của các luật chống tin tức giả.

Gần 100 học giả trên toàn thế giới cũng cảnh báo dự luật có thể đe dọa tự do học thuật và làm tổn thương tham vọng trở thành trung tâm giáo dục toàn cầu của Singapore.

singapore lam kho cac ong lon cong nghe

Singapore duy trì ngôi vương top Thành phố Hàng hải hàng đầu thế giới

Singapore tiếp tục duy trì ngôi vương trong danh sách 15 thủ đô - thành phố hàng hải hàng đầu thế giới.

singapore lam kho cac ong lon cong nghe

Singapore, Malaysia đạt thỏa thuận chấm dứt tranh chấp không phận

Bộ trưởng Giao thông của Singapore và Malaysia ngày 6/4 ra tuyên bố chung nói rằng hai nước đã đạt được một thỏa thuận nhằm ...

singapore lam kho cac ong lon cong nghe

Singapore Airlines liên tiếp dẫn đầu danh sách 10 hãng hàng không tốt nhất thế giới

Trang web đánh giá và đặt chỗ khách sạn TripAdvisor đã công bố những hãng hàng không chiến thắng trong năm thứ ba của giải ...

(theo Nikkei Asian Review)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động