Phát biểu bên lề lễ bế mạc “Chương trình hợp tác Nam - Nam của các quốc gia châu Phi trong các lĩnh vực đối thoại xã hội và an sinh xã hội”, Bộ trưởng Zemali cho biết người lao động nước ngoài tại Algeria đến từ nhiều nước, trong đó nhiều nhất đến từ Trung Quốc (chiếm hơn 50%), ngoài ra là người đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập…, phần lớn làm việc trong lĩnh vực xây dựng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Mourad cũng cho biết số người lao động nước ngoài tại Algeria trên thực tế còn lớn hơn nhiều vì các cơ quan chức năng chưa tính đến số lao động bất hợp pháp, nhất là ngày càng có nhiều người di cư từ khu vực hạ Sahara đến quốc gia Bắc Phi này để tìm việc làm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) |
Chính phủ Algeria đang gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát và hạn chế số lượng lao động bất hợp pháp và hiện đang cố gắng giải quyết vấn đề nhạy cảm này theo cách tiếp cận nhân đạo. Bên cạnh đó, các biện pháp pháp lý cũng được áp dụng đối với những chủ sử dụng lao động là người nước ngoài mà không khai báo.
Theo quy định của cơ quan Việc làm quốc gia (ANEM), một doanh nghiệp tại Algeria chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài nếu ngành nghề đó lao động trong nước không đáp ứng được. Tuy nhiên, giới chức trách cho biết trên thực tế rất nhiều lao động nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực ít đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ ở mức cao, như xây dựng và nông nghiệp. Điều này chứng tỏ giới trẻ Algeria ít quan tâm đến các công việc có tính chất “thủ công”, buộc các doanh nghiệp phải sử dụng lao động nước ngoài.
Đây là một nghịch lý vì tỷ lệ thất nghiệp tại Algeria đang ở mức cao, lên đến trên 13%, trong khi số thanh niên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm lên tới. Đây là một thách thức lớn đối với giới chức, các nhà kinh tế học cũng như các nhà xã hội học của Algeria.