Nhỏ Bình thường Lớn

Sổ tay văn hóa Đông-Tây: Một thoáng văn học Pháp [Kỳ 8]

Chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc những tác phẩm tập thể hay vô danh (không xác định được tác giả) của nền văn học Pháp thời Trung cổ nổi tiếng.
Bellay Joachim du (1522-1560) là nhà thơ trữ tình thời Phục hưng.
Bellay Joachim du (1522-1560) là nhà thơ trữ tình thời Phục hưng.

Bellay Joachim du (1522-1560) là nhà thơ trữ tình thời Phục hưng. Tác phẩm chính: Những di tích cổ của La Mã (1558), Luyến tiếc (1558). Luyến tiếc là tập thơ gồm 191 bài thơ thể loại sonnet, được Bellay viết sau bốn năm ở Rome giúp việc một người anh em họ (Jean du Bellay, giám mục và đại sứ).

Bellay rung cảm với hai nguồn cảm hứng bi thương (nỗi buồn tha hương, những thất vọng trước thực tế nghiệt ngã), trào phúng (chỉ trích những cái xấu xa ở cung điện Giáo Hoàng). Thơ điêu luyện, du dương, khiến Bellay là nhà thơ trữ tình có cá tính nhất nước Pháp vào thế kỷ XVI.

***

Bergson Henri (1859-1941) là nhà triết học duy tâm thần bí, ông nhận giải thưởng Nobel Văn học năm 1927. Tác phẩm chính: Luận văn về những dữ kiện trực cảm của ý thức (1889), Vật chất và trí nhớ (1896), Sự tiến hóa sáng tạo (1907), Hai nguồn của luân lý và tôn giáo (1932), Cái cười (1899)

Vật chất và trí nhớ trình bày những thuyết tâm lý học của Bergson và quan niệm của ông về quan hệ giữa tinh thần và vật chất qua một ví dụ cụ thể: Trí nhớ. Bergson phân biệt hai hình thức của trí nhớ:

1) Trí nhớ máy móc - là trí nhớ quán tính, hướng về hành động, có tính vật chất (cơ thể);

2) Trí nhớ thuần túy mang tính biểu tượng không nằm trong óc (cơ thể) mà trong vô thức phi vật chất: từ đó, những ký ức vọt nổi lên, trở lại theo nhu cầu của hành động từng lúc.

Lập luận của Bergson cố gắng khẳng định sự tồn tại thực của tinh thần và vật chất, đồng thời, đưa ra một giải pháp cho mâu thuẫn nhị nguyên luận giữa tinh thần và vật chất.

***

Bernanos Georges (1888-1948) là nhà văn Công giáo (phe hữu). Tác phẩm chính: Những nghĩa trang lớn dưới ánh trăng (1938), Dưới ánh mặt trời của quỷ Satan (1926, tiểu thuyết), Sự dối trá (1928, tiểu thuyết), Một tội ác (1935, tiểu thuyết), Nhật ký của một cha xứ nông thôn (1936, tiểu thuyết).

Dưới ánh mặt trời của quỷ Satan là tiểu thuyết đầu tiên khẳng định tài năng của Bernanos. Ông đề cập vấn đề cái Ác luôn ám ảnh các tâm hồn và cuộc đấu tranh để cứu vớt tâm hồn.

Cô gái Mouchette, chán ngán đời sống tẻ nhạt tỉnh nhỏ, hiến thân cho Hầu tước de Cadignan. Cô có thai và bị Hầu tước ruồng bỏ. Để trả thù, cô bịa ra nói với Cadignan rằng cô là nhân tình của bác sĩ Gallet, nghị sĩ vùng ấy. Cô giết Cadignan trong một trường hợp khá mập mờ khiến ai cũng tưởng là Cadignan bị tai nạn. Trở thành tình nhân của bác sĩ Gallet, cô thú nhận tội ác và yêu cầu Gallet phá thai. Trong một cơn điên loạn, cô đẻ và thai chết. Cô bị Quỷ Ác ám nên phải một mình mang cái tội ác mà không ai chịu chia gánh nặng ấy.

Xuất hiện linh mục nông thôn Donissan, một tâm hồn day dứt, khổ hạnh, có đức tin sôi nổi đến phát sợ. Ông gặp Mouchette và biết cách cư xử khiến cô nói ra tội ác của mình, tâm hồn cô thư thái và cô tự sát. Khi cô hấp hối, ông đưa cô vào nhà thờ, mặc dù đó là điều cấm đối với người tự sát... Hai tâm hồn của linh mục và của Mouchette đã được Chúa bố trí để cứu vớt nhau. Ông được tôn sùng như một vị Thánh và chết trong một cơn đau tim.

***

Bernard Tristan (1866-1947) là nhà viết hài kịch trào phúng nhẹ nhàng. Tác phẩm chính: Tiếng Anh như người ta nói (1899).

Tiếng Anh như người ta nói là vở hài kịch nhẹ nhàng một hồi, pha trò bằng cách “ông nói gà bà nói vịt”. Vai chính là một anh chàng phiên dịch tiếng Anh không biết một chữ tiếng Anh nào, do đó gây ra một loạt hiểu lầm, dẫn đến... một cuộc hôn nhân. Tác giả nêu lên một cách rất tự nhiên sự nhu nhược trong đời sống hàng ngày của đa số người.

***

Boileau Despréaux Nicolas (1636-1711) là nhà văn, lý luận gia văn học cổ điển Pháp và châu Âu (thế kỷ XVII-XVIII). Tác phẩm chính: Thư văn vần (1669-1695), Nghệ thuật thi ca (1674), Cái giá để sách kinh ở nhà thờ (1863, trường ca diễu cợt).

Nghệ thuật thi ca gồm bốn bài ca:

1/ Những nguyên tắc chung cho tất cả các thể loại (cần có cảm hứng; biết tài năng của bản thân; văn phù hợp với lý tính, tránh cường điệu, cần sáng sủa, cần có sự phê bình).

2/ Những thể loại thứ yếu: thơ sầu, đoản thi, sonnet, ba-la-dơ, thơ trào phúng... (nêu lên phương châm).

3/ Những thể loại lớn: bi kịch (nguồn gốc Hy Lạp, đánh giá sân khấu Trung cổ, đề ra quy tắc cho bi kịch cổ điển); hùng ca (chủ trương sử dụng cái huyền diệu cổ Hy Lạp - La Mã, không sử dụng cái huyền diệu Kito giáo); hài kịch (đánh giá Terentius và Molière).

4/ Những lời khuyên về lẽ phải thông thường (bon sens) và đạo lý; thơ không thể tầm thường được; có nhà phê bình tốt giúp; yêu đức hạnh; không chạy theo tiền; đề cao vua Louis XIV đã nâng cao vị trí nhà thơ.

'Tiên học lễ, hậu học văn': Không chỉ là triết lý giáo dục mà còn là nét văn hóa của dân tộc

'Tiên học lễ, hậu học văn': Không chỉ là triết lý giáo dục mà còn là nét văn hóa của dân tộc

Trước đề xuất bỏ khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn' của GS. Trần Ngọc Thêm, có người đồng tình nhưng không ít người ...

Chỉnh đốn trường học để thực thi 'văn hóa học đường'?

Chỉnh đốn trường học để thực thi 'văn hóa học đường'?

Để triển khai và thực thi thật tốt "văn hóa học đường" không có gì khác chính là phải làm cho cán bộ quản lý, ...