Theo báo cáo chung về dị ứng thực phẩm và sốc phản vệ năm 2013 của Viện Hàn Lâm châu Âu về Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng: “Cứ 3 trường học thì có 2 trường có trẻ em có nguy cơ sốc phản vệ, nhưng họ không được đào tạo đầy đủ hoặc chuẩn bị sẵn sàng khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra”.
Ảnh minh họa. (Nguồn: MNs) |
Phòng ngừa sốc phản vệ:
Những người có nguy cơ sốc phản vệ, hoặc chưa chắc chắn mình bị hay không nên tìm hiểu kỹ về dị ứng để xác định xem mình có nguy cơ không? Các chất nào gây dị ứng cho bản thân? Đã thực hiện các biện pháp loại bỏ, tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng?
Những dấu hiệu của sốc phản vệ: - Đỏ da - Nổi mề đay trên bất kỳ phần nào của cơ thể - Phù nề ỏ cổ họng và / hoặc miệng Khó thở, khó nuốt hoặc nói - Đau bụng, - Buồn nôn, nôn mửa |
Khi có biểu hiện sốc phản vệ, thông thường sẽ cần ngay lập tức tiêm bắp adrenalin bằng bút tiêm tự động. Tuy nhiên, theo nghiên cứu ở châu Âu, 74% trẻ em bị sốc phản vệ không được chỉ định điều trị tiêm thuốc này theo toa. Trong khi đó, theo cuốn “Sốc Phản vệ ở trẻ em và thanh thiếu niên: Người châu Âu sốc phản vệ”, xuất bản tháng 4/2016, có tới 54% trường hợp được chỉ định bút tiêm tự động chống sốc phản vệ nhưng đã không dùng hoặc không biết cách sử dụng.
MEDA - Tổ chức phát triển kinh tế quốc tế của Liên minh châu Âu, đã khuyến nghị việc cần thiết phải đào tạo trẻ em và các đối tượng có liên quan, bao gồm cả nhà trường và các thầy cô giáo, các cách xử lý, điều trị khi có trường hợp bị sốc phản vệ, phải luôn sẵn sàng để xử lý đúng cách trong trường hợp khẩn cấp.