Sơn Long Quyền Thuật: Rồng thiêng trở về nguồn cội

Thu Trang
TGVN. Sơn Long Quyền Thuật, phái võ được phát triển và rất nổi tiếng ở Pháp, giờ lại được theo chân võ sư người Pháp trở về Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sơn Long Quyền Thuật: Rồng thiêng trở về nguồn cội
Võ sư Olivier Barbey và Giáo sư Hoàng Vĩnh Giang, Chủ tịch WFVV (từ trái qua phải). (Ảnh: Thu Trang)

Tối 21/10 tại Hà Nội, Viện Pháp và Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm Lịch sử Việt Nam qua Võ cổ truyền - Sơn Long Quyền Thuật hồi hương về cội nguồn Việt Nam. Tọa đàm có sự tham dự của Giáo sư Hoàng Vĩnh Giang, Chủ tịch Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam (WFVV); Võ sư Olivier Barbey, người mang Sơn Long Quyền Thuật hồi hương về cội nguồn Việt Nam; Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery cùng nhiều khách mời, môn sinh của các phái võ.

Phát biểu tại tọa đàm, Giáo sư Hoàng Vĩnh Giang đánh giá cao sự tham gia tích cực và vai trò của Sơn Long Quyền Thuật trong Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam. Giáo sư Giang cũng nhấn mạnh lòng nhiệt thành của Võ sư Olivier Barbey, chưởng môn đời thứ 2 của Sơn Long Quyền Thuật, người đã quyết định bỏ cả sự nghiệp để sang Việt Nam gây dựng võ đường tại Hà Nội. Theo ông Giang, các hoạt động của môn phái này không chỉ góp phần trở thành cầu nối văn hóa Pháp – Việt mà còn gắn kết những người tập võ của Việt Nam và các nước trên thế giới.

Sơn Long Quyền Thuật: Rồng thiêng trở về nguồn cội
Màn biểu diễn võ thuật độc đáo do môn sinh Sơn Long Quyền Thuật tại Hà Nội biểu diễn. (Ảnh: Thu Trang)

Môn võ lâu đời

Trải qua hàng nghìn năm võ cổ truyền đã có mặt ở khắp các nơi, các vùng miền. Nhằm tự vệ và đánh giặc ngoại xâm, dân ta đã có truyền thống học võ, luyện võ. Từ đó hình thành ra các trào lưu, trường phái võ cổ truyền ở ba miền Bắc - Trung - Nam với những nét đặc sắc riêng, và Sơn Long Quyền Thuật là môn võ đặc sắc thuộc vùng Kinh Bắc.

Môn phái Sơn Long Quyền Thuật do võ sư Nguyễn Đức Mộc sáng lập vào năm 1913 tại tỉnh Bắc Ninh. Với truyền thống tập võ lâu đời, ông nội của võ sư Nguyễn Đức Mộc cũng từng tham gia vào đội quân của Hoàng Hoa Thám, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp (1885 – 1913).

Khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra, võ sư Mộc đã rời Việt Nam sang Pháp. Năm 1957, võ sư Mộc bắt đầu tổ chức truyền dạy Sơn Long Quyền Thuật tại Pháp và đăng ký môn phái này trên tờ Báo Chính thức của Cộng hòa Pháp (JORF) dưới tên gọi là Liên đoàn Võ Việt Nam tại Pháp, đánh dấu sự ra đời chính thức của môn phái Sơn Long Quyền Thuật tại Paris.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, võ sư Mộc và các võ sinh đã tham gia nhiều hoạt động phản đối sự tham chiến của Mỹ tại Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn đàm phán Hiệp định Paris, ông Mộc cùng các môn sinh đã bảo vệ an toàn cho phái đoàn Việt Nam.

Sau đó, võ sư Mộc trực tiếp giảng dạy và lãnh đạo môn phái Sơn Long Quyền Thuật trở thành môn phái võ cổ truyền rất nổi tiếng tại Pháp. Năm 2009, ông qua đời tại Paris, hưởng thọ 96 tuổi. Lúc sinh thời, võ sư Nguyễn Đức Mộc đã có nhiều hoạt động nhằm góp sức cho sự phát triển cho võ thuật cổ truyền Việt Nam. Ông luôn mong muốn môn phái của mình được thừa nhận ở trong nước. Chính vì vậy, võ sư Olivier Barbey, chưởng môn đời thứ 2 của Sơn Long Quyền Thuật, đã quyết định đưa phái võ này trở về cội nguồn đúng như tâm nguyện của thầy mình.

Sơn Long Quyền Thuật: Rồng thiêng trở về nguồn cội
Hình ảnh môn phái Sơn Long Quyền Thuật (Nguồn: Viện Pháp tại Việt Nam)

Những đứa con trở về quê mẹ

Theo võ sư Olivier Barbey, khi theo học Sơn Long Quyền Thuật, ông không chỉ được dạy võ mà còn được dạy đạo đức, dạy làm người, mà con người thì luôn có nguồn cội. Chính vì vậy năm 2017, ông Olivier Barbey cùng vợ con đã quyết định trở về Việt Nam và bắt đầu dạy Sơn Long Quyền Thuật cho người Việt. Đồng thời, ông cũng thuyết phục được WFVV kết nạp Sơn Long Quyền Thuật thành một môn phái của Liên đoàn và Olivier được bổ nhiệm làm Phó Tổng thư ký của Liên đoàn này.

Dựa trên cái tên Sơn Long Quyền Thuật, hình ảnh biểu tượng của môn võ này là một con rồng đỏ và ngọn núi vàng, tựa như màu cờ đỏ sao vàng của Việt Nam, thể hiện tâm niệm hướng về quê hương đất Việt. Vị võ sư mang quốc tịch Pháp sinh ra ở Thụy Sĩ nhưng lại có trái tim hướng về Việt Nam mong muốn Sơn Long Quyền Thuật được truyền bá ở Việt Nam, được người Việt học tập, rèn luyện và duy trì. Ông cũng luôn căn dặn các môn sinh của mình không được quên nguồn cội Việt Nam

Hành trình đem Sơn Long Quyền Thuật về nguồn cội của võ sư Olivier thời gian đầu khá khó khăn khi phải thích nghi, hòa nhập với cuộc sống mới. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ, ủng hộ của WFVV, rất nhanh sau đó môn phái này đã được nhiều người biết tới, chiêu mộ được nhiều môn sinh. Hiện trường dạy Sơn Long Quyền Thuật tại Hà Nội có khoảng hơn 100 môn sinh, trong đó có 15 môn sinh trình độ cao. Họ là những người sẽ tiếp nối phát triển môn võ này ở Việt Nam. Võ sư Olivier cho biết trong tương lai sẽ tổ chức các trại hè võ thuật quốc tế nhằm lan rộng tinh thần hữu nghị, thượng võ, hướng tới trở thành cầu nối văn hóa giữa những người tập võ của Việt Nam và các nước trên thế giới.

Sơn Long Quyền Thuật: Rồng thiêng trở về nguồn cội
Một tiết mục biểu diễn võ thuật của Sơn Long Quyền Thuật. (Ảnh: Thu Trang)
Thủ tướng New Zealand: Sau chiến thắng là chông gai

Thủ tướng New Zealand: Sau chiến thắng là chông gai

TGVN. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã cho thế giới thấy một hình mẫu về cách xử lý đại dịch toàn cầu. Nhưng kinh ...

Võ sĩ kickboxing tung một đấm hạ đo ván cao thủ thái cực quyền

Võ sĩ kickboxing tung một đấm hạ đo ván cao thủ thái cực quyền

Dư luận Trung Quốc xôn xao về thất bại mới của võ thuật cổ truyền khi đấu sĩ kickboxing trẻ tuổi hạ đo ván võ ...

Ngày thi đấu thứ 8 – Võ thuật Việt Nam lên tiếng

Ngày thi đấu thứ 8 – Võ thuật Việt Nam lên tiếng

Bơi và điền kinh đã hạ màn – có nghĩa là trong những ngày thi đấu còn lại, Thể thao Việt Nam (TTVN) khó có ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động