Nhỏ Bình thường Lớn

Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc

Đó là cách ví von về dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CECP) - hành lang thương mại mà Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng tới Trung Đông và châu Phi. 
TIN LIÊN QUAN
con duong to lua moi cua trung quoc CAEXPO 2016: Cầu nối giao thương Trung Quốc - ASEAN
con duong to lua moi cua trung quoc Trung Quốc: Phát triển kinh tế, khẳng định vị thế

Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi dự án là con đường tơ lụa mới giống như tuyến đường thương mại cho phép Trung Quốc xuất khẩu tơ lụa từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Hành lang kinh tế này là một dự án cơ sở hạ tầng lớn và đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm mục đích kết nối khu vực phía Tây của Trung Quốc với biển Ả rập và Ấn Độ Dương.

Hành lang CECP dài khoảng 3.000km, từ cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan của Pakistan đến thành phố Kasgar của Trung Quốc. Dự án này bao gồm việc hiện đại hóa đường bộ, đường sắt, đường ống dẫn và các dự án cơ sở hạ tầng khác. Ước tính dự án trị giá 51 tỷ USD, trong đó Trung Quốc sẽ đầu tư 46 tỷ USD. 

con duong to lua moi cua trung quoc
Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan. (Nguồn: BBC)

Tiếp cận tốt hơn, ảnh hưởng lớn hơn

Lý do để người khổng lồ châu Á hỗ trợ cho dự án lớn mang tính chiến lược này là muốn có một con đường trên đất liền đến Ấn Độ Dương hoạt động một cách hiệu quả hơn so với đường đi từ trước tới nay. Hiện tàu của Trung Quốc đang sử dụng eo biển Malacca, một đoạn biển hẹp dài 850 km giữa bờ biển phía Tây của bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra của Indonesia. Tuyến đường mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc dễ dàng đến vịnh Ba Tư và Trung Đông nhằm phát huy ảnh hưởng lớn hơn ở châu Phi, Nam Á và Trung Á.

Tuyến đường được coi là một yếu tố quan trọng trong quan hệ Trung Quốc - Pakistan. Dự án được công bố vào năm 2015 và đã bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng trong lãnh thổ Pakistan. 46 tỷ USD đầu tư của Trung Quốc đã chiếm gấp ba lần so với tổng số vốn đầu tư nước ngoài mà Pakistan nhận được trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015.

Phần đầu của dự án là cảng Gwadar vừa được cải tạo và khánh thành cách đây vài ngày để nhận những lô hàng lớn đầu tiên của Trung Quốc. "Pakistan nằm giữa ngã ba của động cơ tăng trưởng châu Á là Nam Á, Trung Quốc và Trung Á. Và, hành lang CECP sẽ giúp các nước hòa nhập thành một khu vực kinh tế, tạo ra những cơ hội lớn cho người dân trong khu vực và các nhà đầu tư trên thế giới", Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif phát biểu trong lễ khánh thành.

con duong to lua moi cua trung quoc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Pakistan. (Nguồn: SCMP)

Trong một tuyên bố sau lễ khánh thành tại cảng Gwadar vừa được cải tạo, Chính phủ Pakistan cho biết đoàn xe chở hàng hóa Trung Quốc đang băng qua một con đường nối liền Gwadar và khu vực Tân Cương ở Tây Bắc Trung Quốc. Từ Gwadar, hàng hóa sẽ theo các tuyến đường biển mới tới Trung Đông và châu Phi.

Dự kiến, ​​cảng Gwadar bắt đầu nhận nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng vào đầu năm 2017, trước khi trở thành nơi xuất khẩu hàng hóa ồ ạt của Trung Quốc.

con duong to lua moi cua trung quoc
Cảng Gwadar vừa được cải tạo để nhận những lô hàng lớn đầu tiên của Trung Quốc. (Nguồn: Pakistan TV)
con duong to lua moi cua trung quoc
Lô hàng Trung Quốc sang Pakistan. (Nguồn: Pakistan TV)

Lo ngại về an ninh

Tuy nhiên, dự án cần phải xem xét các điều kiện an ninh vì cảng Gwadar nằm trong tỉnh Balochistan, hiện đang có một cuộc nổi dậy khốc liệt của những nhóm Hồi giáo cực đoan trong hơn một thập kỷ qua. Chỉ vài giờ trước khi lễ khánh thành tổ chức ở Gwadar, một vụ nổ tại một đền thờ Hồi giáo ở cách đó vài km đã khiến ít nhất 50 người thiệt mạng. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.

Ngoài ra, tuyến đường được thiết kế qua các khu vực mà lực lượng nổi dậy của Taliban có thể dễ dàng tiến đánh. Do đó, hoạt động đầu tiên tại cảng Gwadar được thực hiện dưới sự giám sát ở cường độ cao. Liệu có thể thiết lập một mô hình an ninh trong thời gian dài cho hoạt động của hành lang CECP? Trên thực tế, quân đội Pakistan đã lập ra một lực lượng đặc biệt gồm 10.000 binh lính để kiểm soát tuyến đường thương mại mới và bảo đảm an toàn cho người lao động nước ngoài ở khu vực.

con duong to lua moi cua trung quoc
Tuyến đường được thiết kế qua các khu vực mà lực lượng nổi dậy của Taliban có thể dễ dàng tiến đánh. (Nguồn: Getty Images)

Thủ tướng Sharif cho biết, Pakistan sẽ cung cấp "an ninh tốt nhất để các nhà đầu tư nước ngoài" có thể sử dụng cảng thương mại quốc tế này. Nhiều nhà quan sát tin rằng, sự khuyến khích của phép màu kinh tế có thể khiến Islamabad nỗ lực nhiều hơn để bảo đảm sự ổn định cho khu vực.

Về phía Trung Quốc, vấn đề an ninh cũng là một trong những mối lưu tâm lớn khi tình hình bạo lực có chiều hướng gia tăng trong nhóm dân tộc thiểu số Uighur ở Tân Cương, đa số là người Hồi giáo. Chính phủ Bắc Kinh lo ngại rằng các nhóm ly khai cứng rắn có thể kết hợp với lực lượng dân quân Uighur để chiến đấu sát cánh với quân Taliban.

con duong to lua moi cua trung quoc
Pakistan lập ra một lực lượng đặc nhiệm gồm 10 nghìn binh lính để kiểm soát tuyến đường thương mại mới. (Nguồn: BBC)K

Không chỉ có vấn đề an ninh

Tuy nhiên, an ninh không phải là mối quan tâm duy nhất của dự án nhiều tỷ USD này. Quan hệ chính trị và quân sự tốt lên giữa Trung Quốc và Pakistan đã phần nào khiến người hàng xóm Ấn Độ có thái độ "không ưa thích". Và phản ứng của New Delhi đối với tuyến đường CECP là chìa khóa để duy trì cân bằng lực lượng trong khu vực. Mặc dù Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của mình, nhưng Ấn Độ vẫn bảo lưu về việc Trung Quốc kiểm soát một cảng quan trọng của Pakistan. Ấn Độ nhìn nhận không thiện cảm về tham vọng bành trướng khu vực của người khổng lồ châu Á, ngay cả khi quan hệ với Bắc Kinh đã được cải thiện trong những năm gần đây.

Trong khi đó, đối với Trung Quốc, dự án hấp dẫn hơn chính là khả năng chống lại ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực nhằm tạo ra một đối trọng đối với đồng minh lớn khác của Pakistan là Mỹ.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng bước ngoặt thực sự không phải là việc ký kết các thỏa thuận mà là việc thi hành các dự án. Được biết, có những thỏa thuận ký từ năm 2010 giữa Trung Quốc và Pakistan đến nay vẫn chưa được hoàn toàn thực hiện. Theo BBC, một trong những điều ám ảnh dự án là "sự trì hoãn vĩnh cửu" để hành lang kinh tế CECP “chìm đắm trong biển quan liêu và tham nhũng hoặc thiếu minh bạch”.

con duong to lua moi cua trung quoc

Trung - Nhật cạnh tranh đường sắt

Trung Quốc và Nhật Bản đang cạnh tranh để giành các dự án đường sắt tại khu vực Đông Nam Á. Nhờ đó, các nước ...

con duong to lua moi cua trung quoc

Chọn cách “chơi” với Trung Quốc

Nhằm "tái cân bằng" với sự suy giảm kinh tế, Trung Quốc đang vươn mạnh ra bên ngoài thông qua hàng loạt sáng kiến hợp ...

con duong to lua moi cua trung quoc

Con đường tơ lụa hay lộ trình chinh phục

“Trung Quốc đã mượn tên con đường tơ lụa như một thứ quyền lực mềm để mềm hóa mọi câu chuyện mà Trung Quốc sáng ...

Phạm Triệu Lập (theo BBC)

Tin cũ hơn

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng' Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'
Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?
Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường
Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn