Sóng gió nào sẽ cản bước kinh tế Trung Quốc trong năm 2022?

Khắc Hiếu
Trong khi Trung Quốc có thể sẽ phải tiếp tục hứng chịu những tác động từ cuộc thương chiến và sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19, các vấn đề mới có thể sẽ trở thành các thách thức kinh tế hàng đầu trong năm 2022.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Những thách thức bao gồm việc đối phó với lạm phát và tình trạng suy thoái của thị trường bất động sản cũng như việc thúc đẩy “sự thịnh vượng chung”.

Tuy nhiên, nhiều khả năng các rủi ro sẽ được kiểm soát chặt chẽ trong bối cảnh Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp diễn ra vào nửa cuối năm nay.

Sóng gió nào sẽ cản bước kinh tế Trung Quốc trong năm 2022?
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng năm 2022 của Trung Quốc là khoảng 5,1% - tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều so với mức trung bình của Trung Quốc trong những thập niên trước. (Nguồn: Global Times)

Thị trường bất động sản suy thoái

Các nhà phát triển bất động sản của Trung Quốc đã phải đối mặt với cơn bão quy định trong suốt năm 2021 do các hạn chế tài chính gia tăng, khiến một số doanh nghiệp, mà nổi tiếng nhất là tập đoàn Evergrande, đã rơi vào tình trạng vỡ nợ khi phải trả một số khoản nợ lớn.

Doanh số thương mại và tăng trưởng đầu tư vào bất động sản chậm lại. Các khoản nợ giữa các nhà phát triển bất động sản sẽ tiếp tục là rào cản để có thể đảm bảo sức khỏe tài chính trong lĩnh vực này.

Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương hồi tháng 12/2021 yêu cầu thúc đẩy việc xây dựng nhà ở giá rẻ và điều chỉnh thị trường nhà ở thương mại để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở của người mua.

Ngành bất động sản là một kênh đầu tư quan trọng đối với người tiêu dùng và giá nhà lao dốc nhanh chóng nhanh chóng được thúc đẩy bởi các chính sách của chính quyền địa phương. Đồng thời, người tiêu dùng thường phải đối mặt với những thách thức trong việc mua nhà mới do giá cao hơn, điều mà Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng giải quyết bằng cách khuyến khích xây dựng nhà ở giá cả phải chăng.

Tin liên quan
Quên chiến tranh thương mại đi, Bắc Kinh còn những mối đe dọa lớn hơn nhiều Quên chiến tranh thương mại đi, Bắc Kinh còn những mối đe dọa lớn hơn nhiều

Câu hỏi xung quanh sự suy thoái thị trường bất động sản của Trung Quốc là mức độ ảnh hưởng của các khoản vỡ nợ đối với phần còn lại của khu vực tài chính cũng như các nhà đầu tư trong nước.

Chính phủ Trung Quốc đã phát đi tín hiệu rằng họ sẵn sàng nới lỏng các điều khoản tài chính ở một mức độ nào đó để giảm thiểu rủi ro sụp đổ.

Trong tháng 12/2021, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã hạ lãi suất cơ bản cho vay và tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng các khoản cho vay của ngân hàng đối với các khách hàng có uy tín.

Trong khi đó, có vẻ như Bắc Kinh sẽ không trực tiếp giải cứu các nhà phát triển bất động sản đang bị mắc nợ, thay vào đó, họ chọn sử dụng các công cụ tiền tệ để giảm bớt tình trạng khủng hoảng tín dụng đi kèm.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã khuyến khích các ngân hàng giúp các nhà phát triển bất động sản "khỏe mạnh" mua lại các dự án của các nhà phát triển gặp khó khăn.

Lạm phát gia tăng

Tình trạng lạm phát giá sản xuất đã đẩy chi phí đầu vào tăng cao trong năm 2021. Trong khi đó, nguyên nhân chính khiến lạm phát giá tiêu dùng tăng là giá cả hàng hóa cao, tắc nghẽn vận tải, cùng với tình trạng thiếu hụt lao động và năng lượng.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể sẽ tiếp tục trong một số giai đoạn của năm 2022 trước khi giảm bớt vào nửa cuối năm khi những hạn chế do Covid-19 giảm đi và nhu cầu bình ổn tăng lên. Ngoài ra, tình trạng thiếu điện của Trung Quốc do hạn chế khí thải có thể sẽ lặp lại trong năm 2022 và các kế hoạch sản xuất có thể sẽ được điều chỉnh.

Các nhà sản xuất đã bắt đầu chuyển chi phí cao hơn sang người tiêu dùng. Giá thực phẩm tăng nhẹ cũng dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng cao hơn.

Nhu cầu gia tăng trước dịp Tết Nguyên Đán dự kiến sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng cao hơn ở một mức độ nào đó trong tháng Giêng.

Ngoài ra, lạm phát ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có khả năng sẽ ảnh hưởng đến Trung Quốc thông qua giá nhập khẩu tăng. Do đó, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với chỉ số giá sản xuất, nhưng chỉ số giá tiêu dùng có khả năng tăng vào năm 2022.

Chính sách "thịnh vượng chung"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của “sự thịnh vượng chung”, liên quan đến việc tăng cường chất lượng và phát triển kinh tế bình đẳng hơn.

Cùng với điều này, Trung Quốc đã ban hành một loạt các quy định vào năm 2021, trong đó có một số quy định về việc siết chặt quy định chống độc quyền và các hành vi tổn hại người tiêu dùng.

Hiện tại, chiến dịch đã buộc các cá nhân và công ty giàu có quyên góp từ thiện nhằm giảm bất bình đẳng kinh tế.

Động lực cho “sự thịnh vượng chung” sẽ tiếp tục có hiệu lực trong năm 2022, nhưng cách thức chuyển thành các chính sách cụ thể vẫn khó có thể dự đoán. Có thể sẽ có thêm nhiều quy định nhằm kiểm soát các lợi ích kinh tế quá mức và “không công bằng” cũng như thêm các chính sách để giảm tình trạng bất bình đẳng.

Kinh tế giảm tốc

Chính phủ Trung Quốc đã ưu tiên ổn định kinh tế trong năm 2022. Ông Han Wenxiu, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương, tuyên bố sau Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương rằng các quan chức phải thận trọng trong việc đưa ra các chính sách thắt chặt kinh tế.

Sóng gió nào sẽ cản bước kinh tế Trung Quốc trong năm 2022?
Tình trạng thiếu điện của Trung Quốc do hạn chế khí thải có thể sẽ lặp lại trong năm 2022 và các kế hoạch sản xuất có thể sẽ được điều chỉnh. (Nguồn: Getty)

Ngân hàng Thế giới (WB) đã dự báo tăng trưởng năm 2022 của Trung Quốc là khoảng 5,1% - tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều so với mức trung bình của Trung Quốc trong những thập kỷ trước.

Một lần nữa, Trung Quốc có khả năng thúc đẩy GDP gia tăng bằng cách đầu tư vào tài sản cố định. Đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ chiếm một phần lớn trong số này. Ngoài ra, Trung Quốc có thể sẽ phát hành thêm trái phiếu đặc biệt để trang trải một phần chi tiêu tài khóa.

Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh được tổ chức vào tháng Hai cũng sẽ kích thích nền kinh tế ở một mức độ nào đó.

Các ngành công nghệ mới như xe chạy bằng năng lượng mới hay người máy công nghiệp tiếp tục trở thành động lực cho nền kinh tế. Các công nghệ giúp Trung Quốc tiến gần hơn đến mức độ trung hòa carbon cũng sẽ hỗ trợ tăng trưởng.

Mặc dù vậy, nền kinh tế Trung Quố tiếp tục gặp “sóng gió” khi nước này phải đối mặt với lĩnh vực bất động sản đang bùng nổ và tình trạng lạm phát, cùng với các tác động địa chính trị như thương chiến Mỹ-Trung và căng thẳng về công nghệ giữa hai nước.

Nỗ lực duy trì ổn định xã hội, Trung Quốc quyết chấn chỉnh lĩnh vực bất động sản

Nỗ lực duy trì ổn định xã hội, Trung Quốc quyết chấn chỉnh lĩnh vực bất động sản

Hãng thông tấn Tân Hoa xã đưa tin cơ quan quản lý bất động sản hàng đầu của Trung Quốc ngày 25/12 khẳng định sẽ ...

Kinh tế Trung Quốc trước nguy cơ 'hạ cánh cứng' do 'bom nợ' Evergrande

Kinh tế Trung Quốc trước nguy cơ 'hạ cánh cứng' do 'bom nợ' Evergrande

Từ “ổn định” đã được nhắc đến tổng cộng 25 lần, gần gấp đôi so với năm 2020 (13 lần) tại Hội nghị về các ...

(theo The Diplomat)

Đọc thêm

Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Savanakhet (Lào) tổ chức tuần tra song phương đoạn biên giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng thế giới tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô ...
'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

Trung Quốc khởi xướng dự án thí điểm nguồn nước tại Lào, cho phép khoảng 2.000 cư dân địa phương có thể tiếp cận với nước uống an toàn.
Những tấm gương truyền cảm hứng cho giới trẻ thế giới

Những tấm gương truyền cảm hứng cho giới trẻ thế giới

Các nhà hoạt động trên khắp thế giới đang thúc đẩy các phong trào tích cực, truyền cảm hứng cho giới trẻ khắp thế giới.
Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Chiều 27/3, UBND tỉnh Hải Dương trao Giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'. Báo Thế giới & Việt Nam có tác phẩm giải khuyến khích.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Chiều 27/3, UBND tỉnh Hải Dương trao Giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'. Báo Thế giới & Việt Nam có tác phẩm giải khuyến khích.
Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển giúp các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để phát triển bền vững.
Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt...
Giá xăng dầu hôm nay 28/3: Dầu Brent và WTI cùng bật tăng; hôm nay xăng trong nước sẽ tăng bao nhiêu?

Giá xăng dầu hôm nay 28/3: Dầu Brent và WTI cùng bật tăng; hôm nay xăng trong nước sẽ tăng bao nhiêu?

Giá xăng dầu hôm nay 28/3, giá dầu Brent và WTI cùng bật tăng. Trong nước, chiều nay giá xăng được dự báo sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng.
Giá heo hơi hôm nay 28/3: Dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; Dự báo tiêu thụ thịt lợn toàn cầu năm 2030

Giá heo hơi hôm nay 28/3: Dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; Dự báo tiêu thụ thịt lợn toàn cầu năm 2030

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nhằm đề ra biện pháp tối ưu hoá hoạt động dịch vụ ngân hàng và kinh doanh cho hai nước.
Phiên bản di động