Sống khác cùng âm nhạc

Chỉ hơn một năm, 4 ngôi trường chuyên biệt dành cho trẻ em tự kỷ đã được mở ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Ước vọng bấy lâu của nghệ sĩ viola Nguyệt Thu - mẹ của một bé trai bị tự kỷ đã trở thành hiện thực ở Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
song khac cung am nhac Hoành tráng Lễ bế mạc Thế vận hội Olympic 2016
song khac cung am nhac "Bốn mùa ở Brandenburg”

Câu chuyện của nghệ sĩ Nguyệt Thu là một hành trình dài nỗ lực phấn đấu và gặt hái được nhiều thành công trong con đường nghệ thuật trên sàn diễn quốc tế. Sau gần 30 năm sinh sống và hoạt động nghệ thuật ở nhiều nước, chị trở về quê hương, thực hiện ước mơ giúp những bà mẹ có chung sự đồng cảm với mình. Đó là xây dựng SFORA (Sunrise for Arts) – những ngôi trường đầu tiên ở Việt Nam sử dụng âm nhạc và nghệ thuật để trị liệu chứng tự kỷ ở trẻ em.

Nhìn trẻ tự kỷ ở khía cạnh “tiềm năng”

Là nghệ sĩ viola nổi tiếng trong và ngoài nước, cuộc sống hôn nhân và con đường nghệ thuật như “trải thảm hoa hồng” với chị Nguyệt Thu cùng những chuyến lưu diễn thú vị khắp thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm chị nhận ra đứa con trai yêu quý của mình lớn lên với những biểu hiện bất thường. Chị đã đưa con đi khắp các trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ từ Hà Lan, Malaysia và Singapore... Nhưng tình trạng của con không cải thiện nhiều. Học tập tại đâu, con cũng bị nhà trường e ngại vì những biểu hiện như phá lớp, đánh bạn, không tập trung nghe giảng.

song khac cung am nhac
Nghệ sĩ viola Nguyệt Thu (thứ 2 từ trái qua) trong nhóm nhạc Apaixonado Quartet.

Một ngày, khi người bạn đang chơi piano, chị nhận thấy con nghe rất chăm chú, thậm chí, cậu bé còn tự lấy tay gõ lên bàn phím và đọc theo những âm thanh đó. Chị Nguyệt Thu đã nhận ra khả năng kỳ diệu của âm nhạc, và tin rằng đây có thể là phương pháp trị liệu đặc biệt cho trẻ tự kỷ. Qua thực tế, khi nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương, cậu bé đã có những chuyển biến rõ như giảm tăng động, vâng lời người lớn và cởi mở hơn với thế giới bên ngoài.

Chị Nguyệt Thu cho rằng, nhiều người thấy tự kỷ là khiếm khuyết mà không thấy trẻ tự kỷ có nhiều tiềm năng như các giác quan nhạy cảm, có nhận thức sâu sắc hơn bình thường và có những năng khiếu rất đặc biệt về nghệ thuật... Chị muốn khơi dậy những tiềm năng ấy để các em có cơ hội thể hiện bản thân nhiều hơn.

Khi được hỏi về lý do trở về Việt Nam để thực hiện dự án về trẻ em tự kỷ, chị cho biết, điều kiện ở Việt Nam về vật chất có thể thiếu nhưng phương diện cảm xúc lại rất tốt. Trẻ tự kỷ cần được quan tâm, tôn trọng và sự gần gũi của những gia đình Việt sẽ giúp các em rất nhiều. Chị cũng muốn sử dụng những kiến thức ở học được các nước kết hợp phát triển mặt tốt ở môi trường Việt Nam để giúp đỡ cho trẻ tự kỷ.

Làm bằng tiếng gọi từ trái tim

Sinh sống ở Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Singapore…, khi đưa con về nước vào năm 2011, chị cảm thấy chạnh lòng vì ở Việt Nam không có hệ thống trường chính quy cho trẻ tự kỷ và nhà nước cũng chưa có chính sách cho người tự kỷ. Ý định mở trường bắt đầu từ đó.

song khac cung am nhac
Chị Nguyệt Thu biểu diển cùng trẻ tự kỷ tại Học viện Âm nhạc Quốc gia tháng 4/2016.

Nghệ sĩ viola Nguyệt Thu sinh năm 1973, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Bố chị là NGƯT Nguyễn Văn Thưởng - người khai sinh bộ môn Viola tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

Nguyệt Thu đã từng gây tiếng vang trong và ngoài nước với giải "Tiết mục biểu diễn nhạc J.C Bach xuất sắc nhất" trong Cuộc thi Viola quốc tế tại Anh (1995-1997). Chị cũng đã từng là nghệ sĩ viola chính trong Dàn nhạc thính phòng quốc tế XXI tại Nga (1991-1999), tham gia tứ tấu đàn dây "Glazunov” với GS Belinsky từ Borodin Quartet (1996-1999). Ngoài ra, chị cũng từng là trợ giảng tại Trường năng khiếu Âm nhạc Gnhesin tại Nga (1990-1995) và là giáo viên âm nhạc tại Trường Âm nhạc Mandeville, Singapore (2009-2011).

Nhưng phải chờ 4 năm sau, khi trở lại quê hương và thành lập nhóm tứ tấu Apaixonado Quartet, chị mới thực hiện được tâm nguyện này. May mắn ngôi trường SFORA thuộc Viện Khoa học và Giáo dục Đông Nam Á nên thường xuyện nhận được sự giúp đỡ của Viện về các chương trình giảng dạy cũng như phương pháp nghiên cứu.

Tuy nhiên, khó khăn rất nhiều vì phần lớn cha mẹ chưa hiểu về trẻ tự kỷ, xã hội nhìn nhận về trẻ tự kỷ chưa đúng nên chưa ý thức về việc dạy dỗ chuyên biệt cho con. Vì vậy, thời gian đầu, SFORA chưa nhận được sự tin tưởng của nhiều cha mẹ. Chị Nguyệt Thu rất buồn khi nhìn thấy nhiều đứa trẻ đến đây một thời gian nhưng cha mẹ các em lại dứt con ra đưa đến những chỗ khác. Chị cảm thấy tiếc nuối vì những đứa trẻ bị dứt ra khỏi vòng tay trong khi mình có thể giúp các em tốt hơn.

Bên cạnh việc phát triển năng lực tiềm ẩn trong lĩnh vực nghệ thuật của trẻ tự kỷ về âm nhạc: piano, organ, guitar…, suốt một năm qua, chị đã tổ chức nhiều chương trình như buổi diễn đầu tiên cho trẻ tự kỷ ở đường phố. Tháng 4 vừa qua, một buổi hòa nhạc đặc biệt diễn ra trong không gian ấm cúng của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Đêm nhạc hướng tới ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ 2/4 do chị tổ chức với những tiết mục được chính trẻ tự kỷ biểu diễn.

Mong muốn lớn nhất của chị là sẽ có thêm nhiều trường mở ra khắp Việt Nam, đặc biệt vùng sâu vùng xa. Chị cũng đang xây dựng một trung tâm dạy nghề của trẻ tự kỷ để hướng nghiệp cho các em, tự giúp các em đứng trên đôi chân của mình.

Theo chị Nguyệt Thu, khi làm điều gì từ tiếng gọi của trái tim, mọi khó khăn điều có thể vượt qua và sẽ đi đến thành công.

Những ngày này, chị Nguyệt Thu đang bận rộn chuẩn bị cho chương trình biểu diễn của 4 bạn nhỏ tự kỷ tại Hongkong vào tháng 11 tới.

Cùng với tâm huyết dành cho SFORA, nhóm tứ tấu nữ của chị vẫn thường xuyên duy trì hoạt động trong và ngoài nước, thu hút được sự quan tâm của những người yêu âm nhạc.

song khac cung am nhac Những người gốc Việt sẽ tháp tùng Tổng thống Pháp đến thăm Việt Nam

Trong thành phần tháp tùng Tổng thống Pháp Francoise Hollande (chưa được Điện Elysee công bố chính thức), có 7 thành viên gốc Việt.

song khac cung am nhac Người Việt tại Australia quyên góp giúp người tị nạn

Hôm nay (30/8), Cộng đồng người Việt tại Australia đã cam kết đóng góp 500.000 AUD (tương đương 378.000 USD) cho Cao ủy Liên hợp ...

song khac cung am nhac Mỗi Việt kiều đều phải biết làm công tác đối ngoại nhân dân

“Mỗi người Việt Nam ở nước ngoài đều phải biết làm công tác đối ngoại nhân dân để nâng cao vị thế của Việt Nam ...

An Bình

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Tổng thống Rumen Radev xúc động gặp gỡ những người Việt từng sinh sống và học tập ở Bulgaria

Tổng thống Rumen Radev xúc động gặp gỡ những người Việt từng sinh sống và học tập ở Bulgaria

Tổng thống Rumen Radev đã gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam-Bulgaria và bạn bè Việt Nam từng học tập, công tác tại Bulgaria.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin tức địa chính trị 'nóng hổi' thị trường nóng rẫy, còn cơ hội ...
Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Phu nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính tìm hiểu văn hoá ‘xứ sở Samba’ và quốc đảo Vùng Caribe

Phu nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính tìm hiểu văn hoá ‘xứ sở Samba’ và quốc đảo Vùng Caribe

Phu nhân Thủ tướng, bà Lê Thị Bích Trân đã có nhiều hoạt động tìm hiểu văn hoá của Brazil và Cộng hoà Dominica.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động