Nhiều người dân đã chụp lại ảnh đám mây kỳ lạ này và gửi về trạm dự báo thời tiết địa phương cùng lo lắng liệu hình ảnh này có báo trước thảm họa nào không. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những đám mây là thí dụ điển hình của "Sóng Kelvin - Helmholtz", được hình thành khi hai lớp không khí va chạm vào nhau. Những lớp không khí chuyển động nhanh trong không trung có thể kéo theo những lớp mây chuyển động chậm hơn ở phía dưới trong khi những đám mây nằm ở giữa hai tầng sẽ chuyển động mạnh theo hình sóng chồm về phía trước.
K.C