TIN LIÊN QUAN | |
Hợp tác kinh tế tiếp tục là trụ cột ưu tiên trong quan hệ Việt Nam - Pháp | |
Việt Nam - Pháp hợp tác trong lĩnh vực thông tin truyền thông |
Với ông Trịnh Ngọc Thái - Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Pháp, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống François Mitterrand chính là bước ngoặc quan trọng nhất trong quan hệ hai nước. Vì vậy, khi nhìn lại quãng thời gian cống hiến để xây dựng mối quan hệ với những người bạn Pháp, ông Thái nhớ nhất là việc đã đóng góp công sức mời được tổng thống đầu tiên của Pháp sang thăm chính thức Việt Nam khi ông là Đại sứ Việt Nam tại Pháp. Các huân chương cao quý như Huân chương Quốc công và Huân chương Bắc đẩu Bội tinh dành cho ông đã thể hiện sự trân trọng của bạn dành cho những đóng góp ấy...
Ông Trịnh Ngọc Thái (thứ hai từ trái sang) nhận Huân chương Bắc đẩu Bội tinh từ Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noël Poirier năm 2016. |
Người bạn cầu thị
Ông Thái cho biết, Tổng thống François Mitterrand đã đến với Việt Nam trong tình hình ở nước Pháp không phải ai cũng đồng thuận về cuộc chiến tranh giữa hai nước. Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, Pháp bị thất bại tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, dư luận Pháp lúc đó vẫn có hai luồng: chấp nhận thất bại và chống đối lại. Tuy nhiên, chuyến thăm đã có kết quả tốt đẹp và mở ra trang hoàn toàn mới cho mối quan hệ hai nước. Không chỉ nối lại quan hệ bình thường và hợp tác trên mọi lĩnh vực, đến nay hai nước đã phát triển quan hệ đối tác chiến lược và trở thành đầu cầu cho nhau tại châu Âu và Đông Nam Á.
Tình cảm Pháp - Việt còn phát triển vượt bậc khi Việt Nam được chọn là nước tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp năm 1997 với sự tham dự và thăm chính thức của Tổng thống Pháp Jacques Chirac. Như vậy trong vòng 10 năm, Việt Nam đã đón hai Tổng thống Pháp sang thăm. Dù cơ sở vật chất còn nghèo nàn, Việt Nam vẫn tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 7 của khối Pháp ngữ với sự có mặt của 50 nguyên thủ quốc gia, để lại tiếng vang lớn cho cộng đồng Pháp ngữ.
Nói về tình cảm người dân Pháp, ông Thái cho rằng, một trong những nguyên nhân mà ta chọn Pháp là nơi diễn ra Hội nghị Paris để đàm phán với Mỹ vào năm 1968 là vì nhân dân Pháp có cảm tình đặc biệt với Việt Nam. Trong suốt 5 năm diễn ra các cuộc đàm phán tại Paris, rất nhiều người bạn Pháp đã cùng các Việt kiều yêu nước luôn cổ vũ Việt Nam ở nơi diễn ra Hội nghị. Đây chính là một trong những yếu tố giúp cho Hội nghị diễn ra tốt đẹp và ký kết thành công vào năm 1973, mở đầu cho Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.
Ông Trịnh Ngọc Thái từng là thành viên của đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris từ 1968 -1973. Trong những năm 1980, ông là Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương và Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết và hữu nghị với các dân tộc. Từ năm 1992 - 1996, ông là Đại sứ Việt Nam tại Pháp. Năm 1997, ông được cử làm Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia tổ chức Hội nghị Cấp cao 7 Cộng đồng Pháp ngữ. Hiện ông đang giữ cương vị Phó Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Pháp. |
Nhịp cầu nối hai đất nước
Đặc biệt, ngay khi kết thúc chiến tranh ở Việt Nam, ở bên Pháp, Hội hữu nghị Pháp – Việt (AAFV) đã ra đời và hoạt động tích cực để gắn kết tình cảm nhân dân hai nước. Theo ông Thái, AAFV là một trong những hội hữu nghị hoạt động quy củ và có rất nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng cường quan hệ hợp tác và đoàn kết giữa nhân dân hai nước. Các hoạt động của Hội Hữu nghị Pháp-Việt gồm: tăng cường các quan hệ chính trị, mở rộng các hoạt động đoàn kết, giới thiệu thông tin và hình ảnh về Việt Nam.
Có thể nói, sự hỗ trợ tích cực và không mệt mỏi của AAFV từ năm 1975 đến nay nhằm tạo dựng các mối quan hệ hợp tác đa chiều đã trở thành nguồn cổ vũ nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, AAFV đã ra Tuyên bố lên án Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan ra khỏi khu vực chủ quyền của Việt Nam.
Tại Việt Nam, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Pháp ra đời từ năm 1961 cũng đang là nhịp cầu gắn chặt tình bạn này. Hội luôn chủ động, triển khai tổ chức các hoạt động gặp gỡ hữu nghị, mít tinh, giao lưu văn hóa nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ của Pháp. Hội cũng làm tốt công tác vận động Pháp tham gia hỗ trợ Việt Nam xóa đói, giảm nghèo ở những địa phương còn khó khăn, giúp đỡ các nạn nhân chất độc hóa học, ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông.
Có thể nói, chính tình cảm nhân dân hai nước đã và đang tô thắm hơn cho mối quan hệ tốt đẹp này.
“Chuyến thăm kết nối quá khứ tương lai, tạo đà phát triển” Sáng ngày 6/9, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước, Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande đã có bài phát biểu tại Đại ... |
Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande sẽ thăm Cấp Nhà nước tới Việt Nam ... |
60 năm tình hữu nghị Việt – Pháp Ngày 26/7 vừa qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Pháp (nay là Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Pháp) đã tổ ... |