Nhỏ Bình thường Lớn

Thiên tai, dịch bệnh đe dọa 'chặt đứt' chuỗi cung ứng toàn cầu

Làn sóng Covid-19 mới trên toàn cầu, thiên tai ở Trung Quốc và Đức, cuộc tấn công mạng nghiêm trọng nhắm vào các cảng biển chủ chốt của Nam Phi... Chuỗi sự kiện bất lợi này đang đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu tới nguy cơ đứt gãy.
Covid-19, thiên tai và tác động của chúng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu
Người dân buộc phải lên xe đứng trên những con đường ngập nước sau trận mưa lớn ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày 23/7. (Nguồn: Reuters)

Cuộc khủng hoảng thủy thủ đoàn

Vận tải hàng hóa bằng tàu biển hiện chiếm khoảng 90% lượng hàng hóa trên thế giới. Tuy nhiên, thời gian qua, biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đã tàn phá nhiều khu vực ở châu Á và trên thế giới khiến nhiều quốc gia phải ra chính sách cấm tàu thuyền cập bến, tạo nên cuộc khủng hoảng thủy thủ đoàn.

Riêng năm 2020, ước tính khoảng 100.000 thuyền viên đã bị mắc kẹt ngoài biển khơi mà không thể vào đất liền trong thời gian dịch Covid-19 tăng cao điểm.

Tổng thư ký Hội đồng Vận tải biển Quốc tế (ICS) Guy Platten nhận định: "Thế giới đang ở trong một cuộc khủng hoảng. Đây là thời điểm rủi ro đối với chuỗi cung ứng toàn cầu".

Trong khi đó, đại diện Hãng vận tải container của Đức Hapag Lloyd cho biết, chuỗi cung ứng của thế giới đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, tàu thuyền đang phải chở tối đa công suất. "Container trống rất khan hiếm, tình hình hoạt động tại một số cảng và bến chưa được cải thiện. Chúng tôi dự đoán tình trạng này có thể sẽ kéo dài sang quý IV năm nay. Nhưng cũng rất khó dự đoán", đại diện này cho hay.

Lũ lụt thiên tai từ Á sang Âu

Trong khi đó, những trận lũ lụt kinh hoàng tại các quốc gia như Trung Quốc và Đức...cũng đang đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn chưa phục hồi sau làn sóng đầu tiên của đại dịch. Những hoạt động kinh tế có giá trị hàng nghìn tỷ USD đang phụ thuộc rất lớn vào chuỗi cung ứng này.

Chính phủ Trung Quốc cho biết, lũ lụt kéo dài ở nước này đang cản trở việc vận chuyển than từ các khu vực khai thác than như Nội Mông và Sơn Tây đúng vào thời điểm các nhà máy điện cần nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu điện cao điểm vào mùa Hè.

Tin liên quan
Lũ lụt ở châu Âu và Trung Quốc Lũ lụt ở châu Âu và Trung Quốc 'giáng đòn mạnh' vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Tại Đức, quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ cũng đã chậm lại đáng kể. Vào thời điểm thảm họa thiên tai xảy ra, số lượng các chuyến hàng trễ đã tăng 15% so với tuần trước đó.

Các ngành sản xuất cũng “quay cuồng” trong cuộc khủng hoảng. Nhiều nhà sản xuất ô tô một lần nữa buộc phải ngừng sản xuất do các làn sóng dịch Covid-19 mới tái bùng phát.

Toyota Motor Corp tuần này cho biết hãng đã phải tạm dừng hoạt động tại các nhà máy ở Thái Lan và Nhật Bản do không thể nhập được phụ tùng. Trong khi đó, Tập đoàn sản xuất ô tô Stellantis cũng phải tạm ngừng sản xuất tại một nhà máy ở Anh do phần lớn công nhân phải cách ly để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Với nguồn cung chủ yếu đến từ các nhà cung cấp châu Á, năm 2021, ngành công nghiệp ô tô thế giới cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu chất bán dẫn và nguồn cung chip. Đầu năm, lãnh đạo ngành tin tưởng rằng khủng hoảng chip sẽ được khắc phục dần trong nửa cuối năm 2021, nhưng hiện nay, họ lại nhận thấy rằng sự khan hiếm chip có thể kéo dài sang năm 2022.

Một giám đốc điều hành từ chối nêu danh tính nói với Reuters: “Nếu cộng thêm khoản chi phí như giá thép tăng, phí vận chuyển tăng cao, chúng tôi đang phải chi trả thêm khoảng 10% cho các sản phẩm của mình. Dù vậy, chúng tôi vẫn cố gắng giữ chi phí sản xuất ở mức thấp, nhưng điều này rất khó. Không chỉ chi phí nguyên vật liệu tăng mà giá vận chuyển container cũng đã tăng chóng mặt".

Nhà sản xuất thiết bị gia dụng lớn nhất châu Âu, Electrolux trong tuần này cũng đã cảnh báo về cuộc khủng hoảng nguồn cung linh kiện ngày càng tồi tệ, cản trở các hoạt động sản xuất. Chuỗi cửa hiệu bánh pizz Domino’s cho biết gián đoạn chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đến việc giao hàng các trang thiết bị mà công ty đặt mua để mở thêm các cửa hiệu mới.

Mỹ và Trung Quốc cũng chật vật

Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đang ảnh hưởng rõ rệt đến Mỹ và Trung Quốc, hai đầu tàu kinh tế của thế giới, chiếm hơn 40% sản lượng kinh tế toàn cầu. Cùng với đó là nguy cơ tăng giá đối với tất cả các loại hàng hóa và nguyên liệu thô, có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu.

Những dữ liệu mới đây cho thấy, tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ sẽ chậm lại trong nửa sau của năm 2021, dù trong quý II, quốc gia này đã ghi nhận tăng trưởng nhờ những thành công trong nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng trên diện rộng.

Chris Williamson, chuyên gia kinh tế tại IHS Markit đánh giá: "Nền kinh tế Mỹ sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng khi các doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu và lao động".

Hơn 1 tháng trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn còn nhận định virus SARS-CoV-2 không phải là gánh nặng đối với nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến thể Delta lan rộng khiến các ca nhiễm tại Mỹ gia tăng buộc các ngân hàng trung ương phải xem xét lại các chính sách, tình trạng lạm phát tăng cao thì đây sẽ là bài toán hóc búa đối với Fed.

Không chỉ ngành vận tải biển bị ảnh hưởng nặng nề, ngành đường sắt cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua.

Tin liên quan
Tiêm chủng vaccine - Vũ khí đánh chặn những Tiêm chủng vaccine - Vũ khí đánh chặn những 'cơn gió ngược' về kinh tế

Union Pacific - một trong hai công ty vận tải đường sắt lớn chuyên vận chuyển hàng hoá từ các cảng biển từ bờ Tây của nước Mỹ vào sâu trong đất liền - mới đây đã tạm dừng 7 ngày việc vận chuyển các chuyến hàng, bao gồm hàng tiêu dùng, tới một trạm trung chuyển ở Chicago, nơi những chiếc xe tải sẽ nhận hàng và toả đi khắp nơi. Mục đích của việc tạm dừng là để giải toả “sự tắc nghẽn nghiêm trọng” ở Chicago, nhưng theo các chuyên gia, nỗ lực này sẽ gây áp lực ùn ứ lớn hơn tại các cảng biển ở Los Angeles, Long Beach, Oakland và Tacoma.

Vừa qua, một cuộc tấn công mạng nhằm vào các cảng biển trọng yếu của Nam Phi ở Cape Town và Durban cũng khiến các trạm trung chuyển hàng hóa bị ứ đọng.

Chưa hết, tại Anh, ứng dụng y tế chính thức của Chính phủ nước này đã yêu cầu hàng trăm nghìn người lao động phải cách ly do có tiếp xúc với người mắc Covid, dẫn tới việc các siêu thị phải ra cảnh báo về thiếu hàng háo và một số trạm xăng phải đóng cửa.

Ông Richard Walker, Giám đốc chuỗi siêu thị Iceland Foods, phải lên mạng xã hội Twitter kêu gọi mọi người không hoảng loạn đi mua hàng tích trữ. “Chúng tôi cần phải giữ được khả năng cung cấp hàng cho các siêu thị, làm đầy các kệ hàng, và giao hàng thực phẩm”, ông Walker viết.

Hội nghị G7 sẽ tạo bước ngoặt khôi phục kinh tế toàn cầu

Hội nghị G7 sẽ tạo bước ngoặt khôi phục kinh tế toàn cầu

Cuộc họp G7 ở Cornwall có thể là một bước ngoặt, không chỉ trong việc phục hồi sau đại dịch Covid-19 mà còn trong việc ...

WB: Kinh tế toàn cầu tăng trưởng 5,6% năm 2021, tốc độ phục hồi hậu suy thoái mạnh nhất trong 80 năm

WB: Kinh tế toàn cầu tăng trưởng 5,6% năm 2021, tốc độ phục hồi hậu suy thoái mạnh nhất trong 80 năm

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất công bố ngày 8/6, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, đà phục hồi ...

(theo Reuters)

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump? Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?
Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, 'cơn ác mộng' thuế quan trở lại, Trung Quốc lo? Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, 'cơn ác mộng' thuế quan trở lại, Trung Quốc lo?
Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/11): Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/11): Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT
Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở? Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở?
Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay
Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính
Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump?
Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh
Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng
Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar