Sự cộng hưởng với thành công của Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2014

Trong hai ngày 9 và 10/5/2014, Chương trình “Đại lễ cầu siêu, cầu quốc thái dân an và hòa bình thế giới – siêu độ hương linh anh hùng liệt sĩ và nạn nhân thiên tai thảm họa” đã diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các tăng ni thực hiện nghi thức phóng sinh tại Đại lễ cầu siêu, ngày 9/5/2014 (Ảnh: Đ.N)

Đây là chương trình do Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cơ quan chức năng tổ chức, nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo phật tử kiều bào khắp nơi trên thế giới, nhân dịp Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc – Vesak 2014. Đây cũng là hoạt động góp phần thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Đến dự Lễ cầu siêu có đại diện các bộ, ngành, Trung ương giáo hội phật giáo Việt Nam, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đức pháp vương Gyalwang Drukpa, Đức Nhiếp chính vương Gya Dokhampa và Tăng đoàn truyền thừa Drukpa, đại diện một số cơ quan nước ngoài tại Hà Nội, các tăng ni, Phật tử trong nước và ngoài nước, đoàn kiều bào tiêu biểu… cùng đông đảo người dân từ khắp nơi về dự.

Lễ cầu siêu đã có sự tham dự của đông đảo tăng ni và Phật tử trong nước và quốc tế (Ảnh: K.N)

Phát biểu khai mạc Lễ cầu siêu, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn – Chủ nhiệm UBND về NVNONN khằng định: “Từ lâu, Đại lễ cầu siêu cầu quốc thái dân an, hòa bình thế giới đã trở thành một phong tục, một nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần tốt đẹp của người Việt Nam, thể hiện đạp lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc và của Đạo Phật. Đại lễ cầu siêu hôm nay là dịp để đồng bào Việt Nam dù ở trong nước hay nước ngoài bày tỏ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm của mình đối với công lao các bậc tiền nhân, thể hiện quyết tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam”.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tin tưởng rằng, các liệt vị, chức sắc Phật giáo Việt Nam cùng đông đảo tăng ni, phật tử và các tầng lớp nhân dân ra sức giữ gìn, kế tục và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, của dân tộc, thực hiện tốt hơn nữa chính sách tôn giáo, chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước trong thời đại Hồ Chí Minh, xây dựng, phát triển đất nước và phát huy truyền thống “hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam. Ông cũng tin tưởng toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ giang sơn gấm vóc Việt Nam, tăng ni, Phật tử Việt Nam đồng tâm xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững mạnh đưa đất nước vượt qua các thách thức của thời đại trên con đường hội nhập và phát triển.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh: “Hôm nay, với tấm lòng thành kính tri ân và báo ân sâu sắc, chúng tôi xin kính cẩn dâng nén tâm hương thay lời muốn nói, tưởng niệm các thế hệ người Việt Nam đã hiến dâng đời mình cho Tổ quốc và đồng bào, bạn bè quốc tế đã tử nạn tại Việt Nam. Xin cầu nguyện cho các hương linh được siêu sinh tịnh độ, an lạc nơi cõi vĩnh hằng, về với cảnh giới bao la của siêu thoát. Cầu mong các thế hệ cha anh đi trước sẽ là những phúc thần tiếp tục phù hộ đồ trị cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước để Việt Nam mãi mãi trường tồn”.

Nhiều đại biểu là lãnh đạo các tổ chức Giáo hội, giáo phái trong nước và quốc tế đã tham dự Đại lễ cầu siêu (Ảnh: K.N)


Thay mặt Lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội nhấn mạnh: “Chiến tranh ở Việt Nam đã đi qua hơn bốn thập kỷ, đất nước đã hồi sinh. Thủ đô Hà Nội và cả nước đã và đang phát triển, vươn cao trong thời kỳ hội nhập, trong đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển ổn định, trang nghiêm trong lòng dân tộc và đồng hành cùng dân tộc”.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn khẳng định: “Đại lễ cầu siêu là dịp để tăng ni, Phật tử Việt Nam tỏ bày lòng tri ân báo ân trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, từ bi không biên giới, bình đẳng vô biên. Xin nguyện một lòng đoàn kết, hòa hợp, tạo thành sức mạnh dân tộc, bảo vệ hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ, nỗ lực xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tốt đời đẹp đạo trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Đại lễ cầu siêu này là việc làm có ý nghĩa cao quý, thể hiện tinh thần đền đáp bằng hành động cụ thể, góp phần chào mừng thành công của Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2014 tại Việt Nam, cũng như các ngày lễ lớn của dân tộc…”.

Các đại biểu khách quý dâng hương trước ban thờ Phật tại Lễ cầu siêu (Ảnh: K.N)

Đại diện cho lãnh đạo các tổ chức Giáo hội, giáo phái quốc tế phát biểu tại Đại lễ cầu siêu, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa cho rằng: “Tôi đặc biệt tri ân và vinh dự có mặt tại buổi đại lễ cầu siêu được tổ chức tại di tích lịch sử đặc biệt Hoàng Thành Thăng Long ngàn năm lịch sử này. Song hành với lịch sử Phật giáo hơn 2000 năm của Việt Nam là những di tích lịch sử liên quan đến sự phát triển của Phật giáo. Đất nước Việt Nam được thế giới biết đến cũng vì sự tạo điều kiện và phát triển Phật giáo hài hòa cùng với lợi ích dân tộc trong suốt những năm qua, vì một thế giới hòa bình hơn, hạnh phúc hơn, không có khổ đau. Đó cũng chính là thông điệp của Vesak Liên hợp quốc 2014”.

Tham dự buổi lễ cầu siêu với hai vai trò, vừa là kiều bào, vừa là phóng viên của Đài KBC hải ngoại (Hoa Kỳ) tác nghiệp tại Việt Nam, ông Nguyễn Phương Hùng chia sẻ: “Chúng tôi có mặt ở đây ngày hôm nay bởi rất muốn xem tự do tôn giáo ở Việt Nam đến mức nào. Cách đây 4 tháng, khi nhận được tin về sự kiện Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2014 sẽ được tổ chức tại Việt Nam, chúng tôi rất vui mừng vì Việt Nam đã tạo được uy tín khi được Phật giáo Liên hợp quốc giao đứng ra tổ chức Đại hội Vesak lần thứ hai. Chúng tôi rất ngạc nhiên vì sự chu đáo của Ban Tổ chức trong cái nóng lên đến 38 độ như ngày hôm nay và với số lượng người tham dự sự kiện Đại lễ Vesak 2014 lên đến khoảng 10.000 người nhưng tình hình an ninh trật tự vẫn được đảm bảo, không để xảy ra bất kỳ hành động phá hoại nào. Tôi đánh giá đây là thành công rất lớn của UBNN về NVNONN nói riêng và của Việt Nam nói chung. Song song với Đại hội Vesak còn có hàng loạt các sự kiện tâm linh được tổ chức để thế giới biết rằng ở Việt Nam có tự do tôn giáo”.

Đại lễ cầu siêu diễn ra trong bối cảnh Giáo hội phật giáo Việt Nam, nhân dân Việt Nam hân hoan tiếp đón hơn 1000 đại biểu quốc tế và hàng chục nghìn tăng ni, Phật tử hải ngoại về tham dự đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2014 do Giáo hội đăng cai đã tạo nên hiệu quả cộng hưởng đặc biệt trong chuỗi các sự kiện sinh hoạt đời sống tâm linh của người dân trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Ngày 9/5/2014, tại Hoàng thành phần nghi lễ cầu siêu đã được cử hành trên một đàn pháp lớn trước cổng Đoan Môn của Hoàng Thành Thăng Long với các nghi lễ đàn pháp kết hợp nghi thức cầu siêu truyền thống Việt Nam và nghi lễ quốc tế như: Khóa lễ triệu thỉnh chư Phật, chư Bồ tát và thánh chúng, triệu thỉnh chư hương linh, Đại đàn cúng dàng Hỏa tịnh; Vũ điệu triệu thỉnh Kim cương Hộ pháp; Đức Pháp Vương khai thị về Bardo thân trung ấm, nghi lễ quán đỉnh cầu siêu Mandala 100 Phật Bản Tôn An Bình Uy Mãnh (nghi lễ Sitro Jangwa); Đại lễ cúng dàng phẩm vật Ganachakra lên Tam Bảo - Tam Căn Bản; Lễ cúng Hoa đăng.

Kết thúc chương trình là Vũ điệu Cầu nguyện Cát Tường do Tăng Ni thuộc ban kinh sư của Đức Pháp Vương biểu diễn.



Khánh Nguyễn

Đọc thêm

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ngày 1/5.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay tại Hà Nội.
Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Từ năm 2021, hai bộ xương cá voi và tín ngưỡng nghi lễ thờ cúng cá voi ở huyện Lý Sơn đã trở thành sản phẩm du lịch mới lạ thu hút du khách.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Đánh giá này dựa trên dữ liệu đặt chỗ và tìm kiếm tại 800 thành phố du lịch của 120 quốc gia, trên trang web của Guruwwalk trong thời gian 1 năm.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến cả dân tộc Mỹ, khối lượng trước tác Mỹ về đề tài này rất lớn.
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Baoquocte.vn. Triển lãm 'Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam' có sự tham gia của nhiều địa phương, để cả nước cùng hướng về Điện Biên.
Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Một hang động có nước ngầm chảy bên trong và nhiều thạch nhũ tự nhiên rất đẹp được phát hiện trong quá trình khai thác đá ở Hà Trung, Thanh Hóa.
Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Gần 3.000 hiện vật có niên đại trước thế kỷ XV đang được trưng bày tại Bảo tàng MRAH (Bỉ) là bộ sưu tập cổ vật Việt Nam lớn nhất ở nước ngoài.
Phiên bản di động