Sự kiện quốc tế nổi bật tuần 27/9-3/10: Đức, Nhật Bản đi tìm lãnh đạo mới; Pháp-Algeria vướng vào căng thẳng ngoại giao

Ly Lê
Bầu cử Đức, bầu cử đảng LDP cầm quyền Nhật Bản, quan hệ Iran-Israel, căng thẳng ngoại giao Pháp-Algeria... là những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua:

Ứng cử viên Thủ tướng Đức của đảng SDF Olaf Scholz. (Nguồn: Reuters)
Ứng cử viên Thủ tướng Đức của đảng SDF Olaf Scholz. (Nguồn: Reuters)

Bầu cử Đức: Đảng SPD dành chiến thắng nhưng mọi thứ chưa ngã ngũ

Ngày 28/9, sau khi tất cả số phiếu đã được kiểm, kết quả là Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) đã giành chiến thắng tại cuộc bầu cử Quốc hội liên bang khoá 20. Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm, SPD đã trở lại là chính đảng mạnh nhất ở Đức.

Theo đó, đảng Dân chủ Xã hội (SPD) giành chiến thắng tại cuộc bầu cử Quốc hội liên bang khóa 20 với 25,7% số phiếu ủng hộ, đánh bại đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel (24,1% số phiếu ủng hộ).

Xếp thứ ba là đảng Xanh được 14,8%, kế đến là đảng Dân chủ tự do (FDP) 11,5%, đảng Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD) 10,3% và đảng Cánh tả 4,9%.

Tuy nhiên, theo tính toán của Cơ quan bầu cử liên bang Đức (Bundeswahlleiter), SPD sẽ có ít nhất 206 ghế tại Quốc hội liên bang (Bundestag). CDU/CSU xếp thứ hai sẽ giành được 196 ghế. Với số ghế thiểu số như vậy, chưa có đảng nào có thể tự thành lập chính phủ.

Do đó, kịch bản chắc chắn xảy ra và cũng giống như các năm trước là các đảng giành được nhiều ghế nhất trong Bundestag sẽ tìm kiếm sự ủng hộ từ các đảng nhỏ hơn. Nói cách khác, quyền quyết định lập chính phủ mới và tìm người kế nhiệm bà Merkel hiện nay đang nằm trong tay các đảng nhỏ.

Tân Chủ tịch đảng LDP Kishida Fumio. (Nguồn: Bloomberg)
Tân Chủ tịch đảng LDP Kishida Fumio. (Nguồn: Bloomberg)

Đảng LDP cầm quyền Nhật Bản có tân lãnh đạo

Ngày 29/9, cựu Ngoại trưởng Kishida Fumio đã xuất sắc vượt qua ba ứng cử viên khác trong cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) để trở thành lãnh đạo mới của đảng cầm quyền ở Nhật Bản.

Ông Kishida, người sẽ giữ chức Chủ tịch LDP cho đến cuối tháng 9/2024, gần như chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản vì liên minh cầm quyền đang chiếm đa số ghế tại Hạ viện.

Sau khi chính thức đắc cử ông Kishida đã lên kế hoạch cải tổ nhân sự trong Đảng cũng như Nội các tương lai của Nhật Bản.

Báo chí Nhật Bản cho biết, tân Chủ tịch LDP đã có ý định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban điều tra thuế Akira Amari (72 tuổi) làm Tổng thư ký Đảng, và ông Koichi Hagiuda - Bộ trưởng Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Nhật Bản cùng một số đảng viên khác vào thành phần Nội các.

Bên cạnh đó, ông Suzuki Shunichi sẽ thay thể vị trí Bộ trưởng Tài chính hiện tại của người em rể mình Aso Taro.

Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi cũng được kỳ vọng sẽ được tiếp tục tại vị, trong khi ông Matsuno Hirokazu - người từng đảm nhiệm chức Bộ trưởng Giáo dục dưới thời Thủ tướng Abe - có thể sẽ trở thành Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản.

Theo lịch trình, ông Kishida Fumio sẽ được bầu làm Thủ tướng mới trong một phiên họp bất thường của Quốc hội trong ngày 4/10 và sau đó sẽ chính thức ra mắt nội các mới.

Hình ảnh cựu Tổng thống Mikheil Saakashvili bị còng tay áp giải đến nhà tù tại thị trấn Rustavi hôm 1/10 (Nguồn: AP).
Hình ảnh cựu Tổng thống Mikheil Saakashvili bị còng tay áp giải đến nhà tù tại thị trấn Rustavi hôm 1/10 (Nguồn: AP).

Cựu Tổng thống lưu vong Gruzia bị bắt giữ sau khi trở về nước

Trong họp báo tại thủ đô Tbilisi ngày 1/10, Thủ tướng Gruzia Irakli Garibashvili cho biết, "cưu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili đã bị bắt hôm nay và đưa tới nhà tù".

Như vậy, sau 8 năm sống lưu vong, vị cựu Tổng thống đang phải hứng chịu bản án 6 năm tù giam vắng mặt đã bị nước này bắt giữ.

Ông Saakashvili lên nắm quyền vào năm 2004 sau một cuộc nổi dậy phi bạo lực và hiện vẫn đứng sau bộ máy chỉ huy các hoạt động của đảng Phong trào Quốc gia Thống nhất.

Trong tin nhắn video đăng trên Facebook vào sáng 1/10, ông Saakashvili tuyên bố đã trở lại Gruzia và đang ở thành phố phía tây Batumi. Vị cựu lãnh đạo này cũng kêu gọi những người ủng hộ bỏ phiếu cho đảng Phong trào Quốc gia Thống nhất (UNM) của ông, hoặc cho bất kỳ đảng nhỏ nào phản đối đảng Giấc mơ Georgia đang cầm quyền.

Trước đó, vào năm 2018, ông Saakashvili đã bị kết án vắng mặt 6 năm tù giam vì tội lạm dụng chức vụ. Tuy nhiên, ông phủ nhận các cáo buộc và nói vụ án mang động cơ chính trị.

Vụ bắt giữ này được cho là sẽ dẫn đến căng thẳng ngoại giao với Ukraine, bởi ông Saakashvilli hiện đang giữ quốc tịch nước này, vốn được cấp vào năm 2015 nhờ những đóng góp của ông cho quá trình tư vấn cũng như đưa ra các đề xuất và kiến nghị để thực hiện công cuộc cải cách kinh tế - chính trị ở Ukraine.

Ông đã bị Gruzia tước quốc tịch vào năm 2015 do luật chống hai quốc tịch của nước này vào thời điểm đó.

Xe xếp hàng chờ bơm xăng tại thủ đô London - Anh hôm 27-9. (Nguồn: Reuters)
Xe xếp hàng chờ bơm xăng tại thủ đô London hôm 27/9. (Nguồn: Reuters)

Anh đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng

Bất chấp việc chính phủ Anh khẳng định không thiếu xăng dầu cung cấp cho người dân, cuộc khủng hoảng năng lượng tại quốc gia này đã kéo dài được hơn 1 tuần, bắt đầu từ ngày 26/9.

Tình trạng thiếu hụt tồi tệ nhất dường như đang diễn ra tại London, ở miền Đông Nam và một số thành phố khác của Anh. Trong khi đó, các vụ ẩu đả cũng đã xảy ra khi các tài xế chen lấn để mua xăng.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Y tế Anh David Wrigley đã kêu gọi chính phủ nên có các hành động khẩn cấp để lực lượng nhân viên y tế được ưu tiên mua xăng, bởi nhóm đối tượng này không thể đợi 2-3 giờ trong khi có rất nhiều bệnh nhân cần được điều trị.

Trong khi đó, chính phủ Anh thừa nhận, việc thiếu tài xế xe bồn chở nhiên liệu và nhu cầu đi lại tăng cao sau đại dịch Covid-19 là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay.

Ngày 27/9, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo quân đội nước này cũng đang được đặt trong tình trạng sẵn sàng với 150 binh sĩ túc trực để giúp phân phối nhiên liệu theo kế hoạch dự phòng được chính phủ gọi là Chiến dịch Escalin.

Đây là kế hoạch được lập ra từ nhiều năm trước nhằm chuẩn bị cho viễn cảnh “Brexit không có thỏa thuận” và phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu.

Ngoại trưởng Israel Yair Lapid và Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif al Zayani khai trương Đại sứ quán Israel tại Manama, ngày 30/9/2021. (Nguồn: GPO)
Ngoại trưởng Israel Yair Lapid và Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif al Zayani khai trương Đại sứ quán Israel tại Manama, ngày 30/9/2021. (Nguồn: GPO)

Ngoại trưởng Israel thăm chính thức Bahrain, Iran phản ứng gay gắt

Ngày 30/9, ngoại trưởng Israel Yair Lapid đã tới Bahrain trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức đầu tiên của một bộ trưởng nội các Israel tới vùng Vịnh này. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Israel, chuyến thăm trên của ông Yair Lapid được thực hiện theo lời mời của người đồng cấp bên phía Bahrain.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Ngoại giao Israel Yair Lapid đã cùng người đồng cấp cấp Bahrain Abdullatif al Zayani khai trương Đại sứ quán Israel tại Manama. Đồng thời, hai bên đã ký kết một loạt các thỏa thuận song phương, trong đó bao gồm thoả thuận hợp tác giữa các bệnh viện và các công ty điện nước, cam kết thúc đẩy các hợp tác về kinh tế và công nghệ.

Bahrain cùng với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Morocco là những nước Arab đầu tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel theo Hiệp định Abraham.

Ngày 2/10, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian đã lên tiếng chỉ trích chuyến công du này của người đồng cấp Israel.

Ông Abdollahian cho rằng việc chính phủ Bahrain hoan nghênh nhà ngoại giao hàng đầu Israel là "sự phản bội rõ ràng đối với sự nghiệp của người dân Palestine bị áp bức".

Nhà ngoại giao Iran cho rằng, sự hiện diện của Israel tại khu vực sẽ gây "mất an ninh cho Bahrain và toàn khu vực".

Ngày 2/10, Algeria đã triệu hồi đại sứ nước này tại Pháp về nước để thẩm vấn.
Ngày 2/10, Algeria đã triệu hồi đại sứ nước này tại Pháp về nước để thẩm vấn.

Pháp hạn chế cấp thị thực cho công dân 3 nước Bắc Phi

Quan hệ ngoại giao giữa Pháp và 3 nước Bắc Phi, bao gồm Algeria, Morocco và Tunisia đang trở nên căng thẳng sau khi Paris thực hiện hành động cắt giảm mạnh số lượng thị thực cấp cho công dân các nước này.

Nguyên nhân dẫn đến hành động trên của Paris là do 3 nước Bắc Phi kể trên đã từ chối cung cấp thủ tục lãnh sự cũng như không nhận lại những công dân đã di cư tới Pháp.

Theo người phát ngôn chính phủ Pháp Gabriel Attal, đây là "quyết định quyết liệt chưa từng có tiền lệ nhưng là điều cần thiết”.

Ngay sau đó, ngày 29/9, Bộ Ngoại giao Algeria đã triệu tập Đại sứ Pháp tại Algeria để phản đối quyết định của Paris. Morocco cũng cho rằng quyết định của Pháp là “phi lý”, trong khi chính phủ Tunisia vẫn chưa đưa ra phản ứng chính thức nào.

Vấn đề này đã khiến quan hệ Pháp-Algeria bị ảnh hưởng. Cụ thể, ngày 2/10, Algeria đã triệu hồi đại sứ nước này tại Pháp để tham vấn.

Ukraine đã lên án thỏa thuận của Gazprom với Hungary như một thứ 'vũ khí' Nga sử dụng trước Ukraine. (Nguồn: Energy Post)
Ukraine lên án thỏa thuận của Gazprom với Hungary. (Nguồn: Energy Post)

Ukraine phản đối thỏa thuận cung cấp khí đốt giữa Hungary và Nga

Ngày 27/9, tập đoàn xuất khẩu khí đốt độc quyền của Nga Gazprom đã ký kết một thỏa thuận mới về việc cung cấp khí đốt dài hạn với ban điều hành của tập đoàn năng lượng Hungary MVM tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hungary.

Theo đó, phía Nga sẽ cung cấp nguồn khí đốt cho Hungary trong vòng 15 năm tới. Dù các thông tin chi tiết vẫn chưa được cung cấp thêm, Budapest đã từng khẳng định sẽ chấp nhận mọi yêu cầu của Moscow để thỏa thuận có hiệu lực từ ngày 1/10.

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết, dựa trên mức giá đã thống nhất theo thỏa thuận, Gazprom sẽ chuyển cho nước này 4,5 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hàng năm, thông qua hai đối tác trung chuyển của tập đoàn này là Serbia và Áo.

Ukraine đã lên tiếng cho rằng thỏa thuận này là một “quyết định hoàn toàn phi lý về chính trị, kinh tế” cũng như gây tổn hại cho quan hệ giữa Kiev và Budapest.

Bộ Ngoại giao Ukraine cũng thông báo sẽ nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) "liên quan việc đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận khí đốt mới giữa Hungary-Nga theo luật pháp châu Âu trong lĩnh vực năng lượng".

Hungary cho rằng đây là hành động can thiệp vào nội bộ của nước này và quyết định triệu hồi Đại sứ tại Ukraine về nước trong hôm 28/9. Cùng ngày, phía Kiev cũng đã đáp trả với động thái tương tự.

Trong ngày 1/10, cùng thời điểm các đường ống dẫn khí đốt được khởi động, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã khẳng định ông sẽ chỉ chịu trách nhiệm về việc đảm bảo nguồn cung khí đốt sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của các cử tri trong nước và không thể xem xét tới quan điểm của Kiev.

Tổng thống lâm thời Guinea Mamadi Doumbouya
Tổng thống lâm thời Guinea Mamadi Doumbouya.

Lãnh đạo cuộc đảo chính tại Guinea trở thành tổng thống lâm thời

Ngày 1/10, ông Mamadi Doumbouya, vị tướng chỉ huy lực lượng đảo chính lật đổ cựu Tổng thống Guinea Alpha Conde đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời nước này, với nhiệm vụ giám sát quá trình chuyển tiếp quyền lực từ giới quân sự trở lại chính quyền dân sự.

Trong bài phát biểu cùng ngày tại cung điện Mohamed V nhân kỷ niệm quốc khánh Cộng hòa Guinea, ông Doumbouya tuyên bố nhiệm vụ chính của chính phủ lâm thời sẽ bao gồm việc soạn thảo lại hiến pháp, đấu tranh chống tham nhũng, cải cách hệ thống bầu cử và tổ chức các cuộc bầu cử “tự do, công bằng và minh bạch”.

Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định sẽ “trung thành bảo vệ chủ quyền quốc gia” và “phát huy các giá trị dân chủ, đảm bảo độc lập và toàn vẹn lãnh thổ”

Nhà lãnh đạo lâm thời đưa ra cam kết rằng ông và các thành viên của chính quyền quân sự sẽ không tham gia tranh cử tại các cuộc bầu cử này.

Hiện tại, người đứng đầu chính quyền quân sự cũng chưa ấn định chính xác thời gian diễn ra các cuộc bầu cử. Tuy nhiên, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) có yêu cầu phe quân sự phải tổ chức chúng chậm nhất trong vòng 6 tháng tới, cũng như nhanh chóng trả tự do cho ông Conde.

Tin thế giới 1/10: Ukraine cáo buộc Nga có ‘vũ khí mới'; Iran nói chiến tranh với Israel đã bắt đầu; Triều Tiên lại bắn tên lửa

Tin thế giới 1/10: Ukraine cáo buộc Nga có ‘vũ khí mới'; Iran nói chiến tranh với Israel đã bắt đầu; Triều Tiên lại bắn tên lửa

Căng thẳng Nga-Ukraine, Dòng chảy phương Bắc 2, Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa, quan hệ Iran-Israel... là những sự kiện quốc tế nổi ...

Tin thế giới 30/9: Nga-Mỹ, Mỹ-Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác qua đối thoại; Pháp tiếp tục 'nói xấu' AUKUS ; Triều Tiên tiếp tục cáo buộc Mỹ ‘thù địch’

Tin thế giới 30/9: Nga-Mỹ, Mỹ-Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác qua đối thoại; Pháp tiếp tục 'nói xấu' AUKUS ; Triều Tiên tiếp tục cáo buộc Mỹ ‘thù địch’

Nga-Mỹ tiến hành đối thoại chiến lược, Mỹ-Trung Quốc duy trì liên lạc quốc phòng, Pháp nói AUKUS mang quan điểm ‘đối đầu’... là những ...

Đọc thêm

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động